Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT
1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình
2.4 Phân tích định lượng về thực trạng quản trị xung đột tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội
2.4.1 Thống kê mô tả
Việc sử dụng thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
Ý nghĩa các mức như sau:
1.00 – 1.80: Rất không đồng ý 1.81 – 2.60: Không đồng ý 2.61 – 3.40: Trung bình…
21
37 97 50
Các xung đột chủ yếu nơi làm việc
Xung đột nội tâm
Xung đột giữa các cá nhân
Xung đột giữa cá nhân với nhóm
Xung đột giữa các nhóm
3.41 – 4.20: Đồng ý 4.21 – 5.00: Rất đồng ý a, Nguyên nhân xảy ra xung đột
Để trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của xung đột, 11 biến được mô tả trong bảng hỏi được đánh giá như sau:
Bảng 4. Nguyên nhân của xung đột Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
NN1 205 1 5 3.18 1.094
NN2 205 1 5 3.20 1.021
NN3 205 1 5 3.08 1.102
NN4 205 1 5 3.40 .993
NN5 205 1 5 3.47 .916
NN6 205 1 5 3.01 .995
NN7 205 1 5 3.34 .959
NN8 205 1 5 3.32 .871
NN9 205 1 5 3.29 1.062
NN10 205 1 5 2.90 1.002
NN11 205 1 5 2.98 1.093
Valid N (listwise) 205
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Nhìn chung, các biến quan sát đều có giá trị minimum là 1, tức là đều xuất hiện ý kiến “rất không đồng ý” về sự xuất hiện của chúng là nguyên nhân gây ra xung đột trong tổ chức. Ngược lại, cũng có ý kiến “rất đồng ý", với maximum là 5, cho vấn đề được hỏi. Điều này thể hiện sự đa dạng trong suy nghĩ và nhận thức của các đối tượng được hỏi.
Bảng 1 cho thấy các nguyên nhân chính của xung đột trong một tổ chức. Chúng được xếp theo thứ tự độ lớn của giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của chúng. Trong số các nguyên nhân xếp hạng hàng đầu đầu tiên là NN5 (Nhận thức khác nhau) có giá trị trung bình cao nhất là 3,47. NN7 (Mục tiêu khác nhau) với trung bình 3,34;
NN3 (Hiệu suất công việc kém) với trung bình 3,08; NN4 (Những hiểu lầm tiêu cực)
có độ lệch chuẩn là 0,993; NN9 ( Bất hợp lý về lương, thưởng) có giá trị trung bình là 3,29 và độ lệch chuẩn là 1,062; NN6 (Cá tính khác nhau) được chấp nhận với trung bình 3,01; NN11 (Khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới), NN2 (Cơ cấu tổ chức hạn chế) và NN1 (Vấn đề về truyền thông, liên lạc và giao tiếp) có độ lệch chuẩn lần lượt là 1,093 ; 1,021 và 1,094. NN10 (Nội quy tổ chức hạn chế) có độ lệch chuẩn là 1,002 và trung bình 2,90 được coi như một nguyên nhân của xung đột.
Trong 11 biến được trình bày, có biến NN10 (Nội quy tổ chức chưa chặt chẽ) và NN11 (Khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới) có giá trị trung bình nhỏ hơn 2,61, cho thấy mức độ không đồng tình trong việc chấp nhận 2 nguyên nhân này là nguyên nhân của xung đột. 13 biến đều được chấp nhận là nguyên nhân có thể có của xung đột trong Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội.
b, Ảnh hưởng của xung đột
Bảng 5. Ảnh hưởng của xung đột Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
AH1 205 1 5 3.31 .975
AH2 205 1 5 3.36 .988
AH3 205 1 5 3.24 1.027
AH4 205 2 5 3.43 .852
AH5 205 1 5 3.07 .983
AH6 205 1 5 3.30 .895
AH7 205 1 5 2.76 .965
AH8 205 1 5 3.26 .983
Valid N (listwise) 205
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Bảng số 2 cho thấy những ảnh hưởng chính của xung đột. Theo nhóm ý kiến, AH4 (Thiếu phương hướng) với mức trung bình 3.43 là yếu tố chính bị chi phối ảnh hưởng bởi các xung đột, AH1 (Tinh thần thấp) có giá trị trung bình là 3,36; AH6 (Cạnh tranh không lành mạnh) có độ lệch chuẩn là 0,895 và trung bình 3,30. AH2 (Giảm chất lượng công việc) và AH8 (Phân chia bè phái) có giá trị trung bình là 3,36 và 3,26; độ lệch chuẩn lần lượt là 0,988 và 0.983. AH3 (Năng suất làm việc giảm),
AH5 (Thiệt hại về kinh tế), lần lượt là 3,24 và 3,07. AH3 (Năng suất làm việc giảm) có độ lệch chuẩn cao nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến xung đột là 1,027. AH7 (Không vâng lời) có giá trị trung bình là 2,76 và độ lệch chuẩn là 0,965. Tất cả các mục được hỏi trong bảng câu hỏi được chấp nhận là tác động của xung đột trong một tổ chức và chúng góp phần riêng rẽ và tập trung vào năng suất của tổ chức với cường độ và các biến thể khác nhau.
c, Giải quyết xung đột
Bảng 6. Giải quyết xung đột Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
GQ1 205 2 5 4.00 .795
GQ2 205 2 5 3.90 .858
GQ3 205 2 5 3.94 .838
GQ4 205 1 5 3.83 .903
GQ5 205 1 5 2.65 1.262
GQ6 205 1 5 2.44 1.173
Valid N (listwise) 205
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả)
Trong 205 ý kiến đánh giá về phương pháp giải quyết xung đột trong tổ chức, 6 phương pháp đưa ra được đánh giá theo các mức độ có giá trị trung bình và độ lệch chuẩn khác nhau. Cách thức GQ1 (Cải thiện giao tiếp) được lựa chọn với ý kiến đồng ý cao nhất, giá trị trung bình 4,00 và độ lệch chuẩn 0,795. Có thể thấy vấn đề giao tiếp rất được quan tâm trong tổ chức. Các phương pháp khác GQ2 (Đối thoại trực tiếp), GQ3( Hợp tác) và GQ4(Thỏa hiệp) có giá trị trung bình lần lượt là 3,90; 3,94 và 3,83. Phương pháp AH6 (Áp đặt, cưỡng chế) không được chấp nhân vì có giá trị trung bình 2,44<2,61.
Với giá trị trung bình cao 4,00 và độ lệch chuẩn thấp 0,95, những người được hỏi cho rằng cách thức giải quyết AH1 (Cải thiện giao tiếp) là cách kỹ thuật giải quyết xung đột tốt nhất để cải thiện xung đột tại nội bộ ABBANK.