CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM
1.5. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các
Khái niệm về chất lượng thẩm định tài chính DAĐT a. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao
Đối với thẩm định DAĐT thì công tác này sẽ được Ban lãnh đạo các Chi nhánh Ngân hàng lấy làm căn cứ để ra quyết định cho vay cuối cùng. Mà chất lượng được đánh giá cao hay thấp phải đứng trên quan điểm của người sử dụng. Vì vậy Ban lãnh đạo Ngân hàng chính là người đánh giá công tác thẩm định này.
Tóm lại: Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho mức độ hài lòng của Ban lãnh đạo Ngân hàng . Nếu thẩm định là có chất lượng thì phải đáp ứng được yêu cầu của Ban lãnh đạo, giúp Ban lãnh đạo ra các quyết định cho vay mang lại nhiều lợi ích nhất cho Ngân hàng và hạn chế tối đa được các rủi ro.
b. Khái niệm chất lượng thẩm định tài chính DAĐT
Mục tiêu thẩm định của các NHTM là đưa ra một số kết luận chính xác và khách quan về tính khả thi của dự án đầu tư làm cơ sở để Ngân hàng quyết định cho vay hay không, tránh những rủi ro cho Ngân hàng khi tiến hành cho vay, đồng thời cũng không bỏ qua các dự án có khả năng sinh lời đem lại thu nhập cho Ngân hàng.
Việc thẩm định tài chính dự án được Ngân hàng coi là chất lượng khi kết quả thẩm định đó giúp Ngân hàng có quyết định đúng đắn về việc có nên cho vay hay không, nếu có thì cho vay bao nhiêu , thời gian và lãi suất như thế nào…Ngược lại, chất lượng thẩm định sẽ bị coi là kém nếu việc thẩm định dẫn đến quyết định sai lầm của Ngân hàng như cho vay một dự án kém hiệu quả dẫn đến thua lỗ, khó khăn khi thu hồi nợ gốc hoặc quyết định từ chối cho vay một dự án rất hiệu quả khiến Ngân hàng mất đi một cơ hội kinh doanh tốt, mất đi một mối quan hệ với doanh nghiệp và làm giảm uy tín của Ngân hàng.
Dưới góc độ Ngân hàng thì chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc xem xét dự án đó có đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như quy trình thẩm định có khoa học và toàn diện không, thời gian thẩm định nhanh hay chậm, chi phí thẩm định cao hay thấp, việc lựa chọn phương pháp thẩm định có phù hợp với dự án không.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM
a. Các chỉ tiêu định tính
Là các chỉ tiêu không thể tính toán cũng như xác định một cách chính xác được xong lại mang một ý nghĩa hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Thứ nhất là sự phù hợp của các dự đoán so với thực tế khi dự án được thực hiện. Có thể đánh giá sự phù hợp trên các phương diện:
+ Số vốn thực tế đã bỏ ra so với tổng vốn đầu tư dự tính + Khả năng tiêu thụ sản phẩm do dự án sản xuất ra + Giá bán dự tính so với giá bán thực tế
+ Chi phí dự tính so với chi phí thực tế
+ Kế hoạch trả nợ Ngân hàng có đúng thời hạn
Nếu các dự tính của Ngân hàng mà sát với thực tế thì có nghĩa là công tác thẩm định dự án có chất lượng, quyết định cho vay của Ngân hàng là chính xác, có khả năng thu hồi được cả vốn và lãi.
- Thứ hai là sự phù hợp của hoạt động thẩm định với hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư có mối liên hệ mật thiết với hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng. Hoạt động thẩm định dự án phải phù hợp với định hướng hoạt động chung của Ngân hàng và đặc biệt phải phù hợp với định hướng cho vay trung và dài hạn. Đồng thời hoạt động thẩm định dự án cũng phải hỗ trợ tích cực các hoạt động khác của Ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu như tăng trưởng dư nợ, thay đổi cơ cấu dư nợ.
- Thứ ba là chất lượng báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định là văn bản tổng kết toàn bộ kết quả cuối cùng của quá trình thẩm định dự án. Báo cáo thẩm định là căn cứ để Ngân hàng ra quyết định cho vay. Báo cáo thẩm định có chất lượng tốt phải đạt yêu cầu trình bày khoa học, đầy đủ, chính xác, khách quan, sát với thực tế dự án đi vào hoạt động.
Báo cáo thẩm định tốt giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về hiệu quả tài chính của dự án, phải thể hiện được các quyết định và chứng minh được tính hợp lý của quyết định tài trợ dự án.
Thẩm định tài chính dự án là căn cứ quan trọng nhất để Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không. Điều đó có ý nghĩa là các dự án mà được Ngân hàng tài trợ vốn
là các dự án Ngân hàng thẩm định là có hiệu quả. Vì vậy, các dự án đã được xét duyệt cho vay mà hoạt động tốt theo đúng dự kiến chứng tỏ Ngân hàng đã ra quyết định cho vay đúng đắn hay là chất lượng thẩm định tài chính dự án là tốt. Ngược lại, nếu dự án mà Ngân hàng cho vay hoạt động không hiệu quả thì sẽ thể hiện sự yếu kém trong chất lượng thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng.
- Thứ tư là chất lượng của quyết định cho vay. Vì mục tiêu cuối cùng của thẩm định tài chính dự án là để Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay một cách hợp lý nên chất lượng các quyết định cho vay cũng phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án. Chất lượng của quyết định cho vay thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động của các dự án mà Ngân hàng tài trợ và kết quả của hoạt động cho vay dự án đó.
b. Các chỉ tiêu định lượng
* Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế
Tỷ lệ dự án triển khai thành công = Số dự án triển khai thành công Tổng số dự án được phê duyệt cho vay Chỉ tiêu này cho phép Ngân hàng có thể thấy được hiệu quả của mình trong công tác thẩm định tốt nhất, nó chỉ ra rằng trong số những dự án được phê duyệt thì có bao nhiêu dự án được triển khai thành công. Tỷ số cao này càng chứng tỏ chất lượng thẩm định càng cao và ngược lại, tỷ số này càng thấp chứng tỏ công tác thẩm định không hiệu quả. Tuy nhiên, tuỳ vào tính chất mỗi dự án mà có những đối chiếu đánh giá về mức độ triển khai thành công là khác nhau, vì vậy khi tiến hành thẩm định cẩn phải lưu ý về chỉ tiêu này để chất lượng thẩm định là tốt nhất và công tác cho vay là hiệu quả nhất.
* Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, độ nhạy, tổng nguồn vốn, điều chỉnh kế hoạch trả nợ… so với các dự án ban đầu khi được phê duyệt. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ chất lượng thẩm định kém do chưa nhận ra các chỉ tiêu không hợp lý để dự đoán chính xác cho dự án và thay đổi các chỉ tiêu này trước khi dự án được thực hiện.
Để đánh giá một cách toàn diện về chất lượng thẩm định cần phải thực hiện đánh giá hiệu quả của dự án trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án từ trước, trong và sau quá trình thẩm định dự án và quyết định cho vay. Thể hiện sau khi thanh lý toàn bộ dự án
xem nó có được thực hiện một cách hiệu quả không? Chỉ khi dự án đưa vào hoạt động bình thường và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì khi đó mới có thể khẳng định là chất lượng thẩm định cũng cao
* Chỉ tiêu về dư nợ và cơ cấu dư nợ cho vay DAĐT Tỷ lệ dự nợ DAĐT = Dư nợ DAĐT
Tổng dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của các khoản cho vay DAĐT trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ trong hoạt động cho vay DAĐT còn kém phát triển hay số lượng dự án tốt mà ngân hàng tìm kiếm để có thể đầu tư là ít, chứng tỏ chất lượng ở lĩnh vực này là chưa cao.
* Chỉ tiêu nợ quá hạn DAĐT
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn DAĐT Tổng dư nợ cho vay DAĐT
Tỷ lệ này mà cao chứng tỏ có quá nhiều khoản vay đã quá hạn trong số những khoản vay được Ngân hàng giải ngân hay đồng thời phản ánh chất lượng công tác thẩm định là kém khi mà không loại bỏ được các dự án xấu kém hiệu quả và có thể làm tổn hại đến vốn đầu tư của Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = Số dư nợ quá hạn khó đòi 𝐷𝐴Đ𝑇 Tổng dư nợ cho vay DAĐT
Cũng giống như chỉ tiêu trên, chỉ tiêu này cao chứng tỏ chất lượng công tác tẩm định của Ngân hàng là thấp.
Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ DAĐT quá hạn Tổng số khách hàng có dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh nếu ngân hàng có số khách hang có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao, chứng tỏ chất lượng công tác thẩm định là thấp.
* Nợ xấu cho vay DAĐT:
Nợ xấu chính là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà xuất hiện khả năng không thu hồi lại. Các khoản nợ này phát sinh là do Ngân hàng thẩm định thiếu chính xác, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc cố ý không trả nợ…Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét rủi ro tín dụng
của Ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.
Tuy nhiên, ta có thể tóm lược lại nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có thời hạn cơ cấu lại hơn 90 ngày hoặc các khoản nợ vẫn còn trong thời hạn cam kết nhưng khách hang bị mất khả năng thanh toán hoặc Ngân hàng có những bằng chứng xác thực chứng minh được mức rủi ro tăng cao cho khoản tín dụng hoặc các khoản thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay được thanh toán đầy đủ.
* Chỉ tiêu vòng quay của vốn cho vay DAĐT
Vòng quay vốn cho vay DAĐT = Doanh số thu nợ từ DAĐT Tổng dư nợ cho vay DAĐT bình quân
Chỉ tiêu đánh giá tốc độ quay vòng vốn của Ngân hàng trong một thời kỳ. Vòng quay càng lớn chứng tỏ nguồn vốn cho vay DAĐT của Ngân hàng được luân chuyển nhanh, công tác tổ chức quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng là tốt, chất lượng cho vay DAĐT là cao, không có sự ứ đọng vốn.
* Chỉ tiêu về lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận từ cho vay DAĐT Tổng dư nợ cho vay DAĐT
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của cho vay DAĐT. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng thẩm định càng tốt.
Tỷ lệ lợi nhuận cho vay DAĐT = Lợi nhuận từ cho vay DAĐT Tổng lợi nhuận từ tín dụng
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ quan trọng của hoạt động cho vay DAĐT trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng có một nguồn lợi nhuận rất lớn từ hoạt động cho vay DAĐT.
Tóm lại, để đánh giá một cách toàn diện về chất lượng thẩm định cần phải thực hiện đánh giá hiệu quả của dự án trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án từ trước, trong và sau quá trình thẩm định dự án và quyết định cho vay. Thể hiện sau khi thanh lý toàn bộ dự án xem nó có được thực hiện một cách hiệu quả không? Chỉ khi dự án đưa vào
hoạt động bình thường và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì khi đó mới có thể khẳng định là chất lượng thẩm định cũng cao.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM
Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM cần thiết phải nhận thức và quan tâm đầy đủ đến các nhân tố ảnh hưởng. Các nhân tố này bao gồm:
a. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc về phía Ngân hàng mà Ngân hàng có thể chủ động kiểm soát và điều chỉnh được, bao gồm:
* Cán bộ thẩm định
Có thể nói thẩm định tài chính DAĐT là một công việc rất phức tạp và cũng rất nhạy cảm, không thể chỉ dựa vào những công thức và biểu mẫu sẵn có. Nó đòi hỏi CBTĐ không những phải nắm vững kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn mà còn phải có những hiểu biết tổng hợp về khoa học – kinh tế - xã hội. Trong quá trình công tác, CBTĐ phải thường xuyên cập nhật thông tin về tất cả các lĩnh vực và tích luỹ kinh nghiệm để nâng cao trình độ, năng lực của mình. Có như vậy thì họ mới có thể đánh giá dự án một cách toàn diện và chính xác.
Công tác thẩm định tài chính DAĐT ở một chừng mực nhất định vẫn sẽ mang tính chủ quan của CBTĐ. Vì vậy, phẩm chất đạo đức là yếu tố vô cùng quan trọng không thể thiếu đối với những CBTĐ. Nếu một CBTĐ có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn, kiến thức rộng và hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực nhưng lại thiếu đi phẩm chất đạo đức, thì, cuối cùng kết quả thẩm định cũng sẽ bị bóp méo, sai lệch để đạt được những mục đích không chính đáng. Điều này dễ đưa Ngân hàng đến những rủi ro, những khoản nợ xấu và xấu nhất là nguy cơ mất vốn, làm giảm lợi nhuận và uy tin của Ngân hàng.
Từ những phân tích trên ta có thể thấy CBTĐ đóng một vai trò rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng thẩm định tài chính DAĐT.
* Nguồn thông tin phục vụ TĐ
Thông tin chính là nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình tác nghiệp của CBTĐ.
Do đó, số lượng cũng như chất lượng và tính kip thời của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định. Nếu thông tin không chính xác thì mọi quá trình thẩm định từ đầu đến cuối không có ý nghĩa cho dù chúng ta sử dụng các phương pháp hiện đại như thế nào. Nếu thông tin thiếu, không đầy đủ dẫn đến chất lượng thẩm định không tốt hoặc không thẩm định được nhất là những thông tin không cân xứng có thể dẫn tới sự lựa chọn đối nghịch, gây rủi ro cho Ngân hàng. Do đó, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn có liên quan đến dự án là rất cần thiết. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc thu thập các thông tin về khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định không phải là vấn đề khó khăn mà phải làm sao để các nguồn thông tin thu thập được phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và kịp thơi. Việc thu thập thông tin ở đâu, với số lượng bao nhiêu phải được cân nhắc tính toán thận trọng trước khi tiến hành phân tích đánh giá dự án. Thông tin mà Ngân hàng có thể thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau:
- Thông tin từ chính KH vay vốn: bất kỳ khách hàng nào xin vay vốn cũng có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của Ngân hàng, đó là dự án xin vay vốn, các báo cáo tài chính và các tài liệu cần thiết khác. Nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng lại khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi các khách hàng muốn được vay vốn bao giờ cùng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này CBTĐ thường phải sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin.
- Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền: vì trước khi trình dự án để xin vay vốn Ngân hàng thì các dự án này đã qua bước thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt. Đây cũng là một cơ sở để CBTĐ yên tâm hơn về tính khả thi của dự án.
- Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm phòng ngừa rủi ro cũng là nguồn đáng tin cậy nhưng nguồn thông tin này chưa được cập nhật thường xuyên và đa dạng.
- Thông tin từ đối tác của Khách hàng vay vốn, từ các Ngân hàng đã từng hợp tác với khách hàng.
* Tổ chức công tác thẩm định