CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Phân tích kết quả nghiên cứu chính thức
4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Về tính khoa học trong công tác tổ chức quản lý
Việc tách biệt bộ phận thẩm định với bộ phận tín dụng đã có những mặt tích cực nhất định, xong vẫn có một số mặt hạn chế. Hai bộ phận này có vai trò tham mưu, trợ giúp Ban lãnh đạo ra quyết định cho vay và theo dõi quá trình thực hiện, nhưng cách thức tiến hành công việc là khác nhau. Phòng thẩm định sẽ tiếp nhận hồ sơ xin vay từ phòng tín dụng nếu số tiền xin vay hoặc thời gian vay lớn hơn hạn mức quy định, như vậy phòng thẩm định chỉ tiến hành đánh giá thẩm định khách hàng dựa trên hồ sơ khách hàng cung cấp mà không được tiếp cận trực tiếp với khách hàng, dẫn đến những hạn chế trong quan sát và nhận định của CBTĐ về khách hàng. Ngoài ra mặt hạn chế còn thể hiện ở việc các nhận định được đưa ra là ngược chiều từ hai bộ phận tín dụng và thẩm định, một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn này là việc phòng tín dụng được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ và theo dõi đự án nên sẽ có cách nhịn nhận vấn đề và nhận định sát với khách hàng hơn.
* Về kỹ thuật thẩm định
Các CBTĐ có thể áp dụng linh hoạt các chỉ tiêu này nhưng còn rất sơ sài. Các chỉ tiêu áp dụng chủ yếu là NPV, IRR, PI, PP mà phổ biến nhất vẫn chỉ là dùng NPV, IRR.
Việc áp dụng tính toán các chỉ tiêu như vậy là chưa toàn diện, nhiều trường hợp sẽ dẫn đến các quyết định cho vay là sai lầm. Ngoài ra, kỹ thuật thẩm định của TPBank còn có
mặt hạn chế về lãi suất chiết khấu. Trên thực tế rất khó có thể xác định chính xác mức lãi suất chiết khấu này, để đơn giản hơn thì đối với những dự án được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay Ngân hàng thì CBTĐ sẽ chọn mức lãi suất chiết khấu đúng bằng lãi suất vay, đối với những dự án được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau thì lãi suất chiết khấu được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền. Và tất nhiên việc đơn giản hoá cách xác định tỷ lệ chiết khấu như vậy sẽ có những bất cập, một trong số đó là nhiều trường hợp dùng phương pháp bình quân gia quyền dẫn đến lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất Ngân hàng, kết quả như vậy là không hợp lý.
* Về nội dung thẩm định
Nhiều chi nhánh có báo cáo kết quả thẩm định còn sơ sài, nhiều lúc còn là sao chép một số nội dung kết quả từ chính dự án của khách hàng. Ngoài ra còn có cả một số truòng hợp số liệu tính toán trong công tác thẩm định không thống nhất. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng là việc đánh giá sai khách hàng, ảnh hưởng đến các quyết định cho vay cũng như những công việc xử lý nợ vay về sau. Đa số các dự án đều do Hội sở tái thẩm định, nhiều nội dung phải thực hiện thẩm định lại từ đầu hoặc yêu cầu chi nhánh phải thẩm định bổ sung, dẫn đến tiến độ công việc bị ngắt quãng. Bên cạnh đó, phương pháp thẩm định cũng như cách tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án chưa chính xác trong nhiều trường hợp, chưa nhất quán trong toàn hệ thống dẫn đến kết luận của các chi nhánh là khác nhau, do đó các quyết định cho vay cũng nhau nhau. Có nhiều trường hợp cùng một DAĐT thì chi nhánh này từ chối cho vay nhưng chi nhánh khác lại đồng ý cho vay, dẫn đến sự chồng chéo mâu thuẫn trong hoạt động của cả hệ thống TPBank.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
Nội dung và quy trình thẩm định còn nhiều thiếu xót và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Quy trình xây dựng được áp dụng cho mọi loại dự án, chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng loại dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các quy định về nội dung trong quy trình còn sơ sài, nhiều CBTĐ dù là có thâm niên hay chưa có kinh nghiệm cũng không có đủ căn cứ để tham chiếu, bị lúng túng trong quá trình thẩm định. Thậm
chí có nhiều trường hợp, Ngân hàng không căn cứ và hiệu quả tài chính dự án đem lại mà căn cứ vào thời gian trả nợ, mối quan hệ của doanh nghiệp với Ngân hàng cũng như thế mạnh của người bảo lãnh để tiến hành ra quyết định cho vay.
Vấn đề cũng tồn tại ở CBTĐ. Khi mà cường độ làm việc là rất cao, bình quân một CBTĐ phụ trách thẩm định dư án ở mức 50 – 100 tỷ đồng dư nợ mỗi tháng, áp lực về thời gian, đảm bảo tiến độ công việc cũng là rất lớn, vì vậy mà CBTĐ phải rút ngắn lại, chắt lọc các nội dung và phương pháp thẩm định phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho mỗi dự án, công tác thu thập nguồn thông tin từ khách hàng, ban ngành hữu quan cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó còn là vấn đề ở trình độ của CBTĐ, vì việc thực hiện thẩm định dự án cần rất nhiều kiến thức chuyên môn kỹ thuật ngành nghề của dự án đó, mà CBTĐ chủ yếu chỉ có kiến thức về lĩnh vực kinh tế, gây ra rất nhiều hạn chế trong việc đánh giá các mặt của một DAĐT. Thực tế cũng đang tồn tại những vi phạm về mặt đạo đức của các CBTĐ, dùng phương thức lách luật, lợi dụng những nhiễm điểm hở của pháp luật để cấu kết với khách hàng tiến hành những hành vi sai trái, gây những thiệt hại cho Ngân hàng.
Phương tiện hỗ trợ thẩm định còn chưa thực sự là đầy đủ, hiện đại. Có rất nhiều những phần mềm, công cụ hỗ trợ nghiệp vụ mà chưa được TPBank đưa vào áp dụng, có thể kể đến như là phần mềm phân tích thống kê, phan tích tài chính, phương pháp đường găng CPM, phương pháp biểu đồ GRANT,...Việc áp dụng các phương tiện và phương pháp cổ điển như hiện nay: tính toán các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR, PI, PP,...bằng EXCEL sẽ rất đến các kết quả chỉ mang tính chất tham khảo mà chưa đủ độ tin cậy và đảm bảo, đồng thời còn làm tốn khá nhiều thời gian.
* Nguyên nhân khách quan
Hệ thống chính sách, pháp luật của nước ta còn thiếu đồng bộ, nhiều bất cập. Các quy định còn nằm phân tán ở nhiều văn bản pháp luật như luật đầu tư, luật dân sư,...gây khó khăn cho các cán bộ Ngân hàng trong việc tra cứu tìm kiếm thông tin và thực hiện.
Một nguyên nhân khác đó là việc chưa có cơ quan, tổ chức nghiên cứu thống kê nào mà đưa ra được hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối với từng ngành nghề, làm cơ sở cho việc tham chiếu, so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của dự án thẩm định.
Việc chưa có quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc cũng gây nên tình trạng rất khó
đánh giá tính trung thực và chính xác của các hoạt động, tình hình tài chính, khả năng thanh toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Bất cập cũng đang tồn tại ở năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Khả năng phân tích, dự báo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường còn yếu kém, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn không có khả năng lập dự án, thường phải thuê tư vấn. Bên cạnh đó, việc trình hồ sơ tài liệu xin vay vốn lên Ngân hàng còn thiếu chuyên nghiệp, cung cấp thiếu các thông tin, tài liệu, khiến cho tiến độ công tác thẩm định bị chậm lại. Hơn nữa là còn có các tiêu cực, gian lận trong việc lập các BCTC, không chấp hành nghiêm túc các văn bản pháp luật kế toán và thống kê, đẫn đến CBTĐ sẽ có những đánh giá sai lệch về tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp.
Nền kinh tế trong và ngoài nước luôn có nhiều biến động mà rất khó có thể dự đoán được. Hệ thống Ngân hàng, thị trường chứng khoán tại Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện dẫn đến việc xác định lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất. Điều này gây ra khó khăn cho việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DAĐT.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 này đã đi vào đánh giá cụ thể mức độ mức độ ảnh hưởng của 7 nhân tố tác động tới chất lượng thẩm định tài chính DAĐT thông qua phân tích hồi quy tuyến tính, từ đó thấy được các mặt tích cực cũng như hạn chế của các nhân tố này. Và em sẽ căn cứ vào đó để đưa ra các kiến nghị và giải pháp từ cả bên trong lẫn bên ngoài Ngân hàng, tập trung chủ yếu vào các nhân tốt này để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định tài chính DAĐT.