CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại TPBank
2.2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư
Chất lượng thẩm định tài chính DAĐT được xem xét qua các chỉ tiêu định lượng:
- Tỷ lệ dự án triển khai thành công trên thực tế và tỷ lệ dự án từ chối cho vay
Bảng 2.2. Tỷ lệ dự án triển khai thành công giai đoạn 2013 – 2016
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
1. Tổng số dự án được phê duyệt cho vay 86 108 182 221
2. Số dự án triển khai thành công 82 103 174 212
3. Tỷ lệ dự án triển khai thành công (4/2) 95.35% 95.37% 95.6% 95.93%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của TPBank 2013 – 2016)
Các dự án đi vào triển khai sẽ có độ trễ từ 1-3 năm, vì hạn chế về thời gian cũng như số liệu như vậy nên em đã nghiên cứu chỉ tiêu tỷ lệ dự án triển khai thành công ở giai đoạn 2013 – 2016. Qua số liệu phân tích, ta thấy rằng số dự án triển khai thành công là ở mức cao, đều trên 95% trong cả giai đoạn và có xu hướng tăng dần. Tỷ lệ này cao như vậy chứng tỏ chất lượng thẩm định là tốt.
- Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu
Bảng 2.3. Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1. Số dự án được phê duyệt 182 221 309 423
2. Số dự án phải điều chỉnh lại 39 43 66 85
3. Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại 21.43% 19.46% 21.36% 20.99%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của TPBank 2015 – 2018)
Nhìn chung, tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại là tương đối cao, luôn quanh mức 20% trong cả giai đoạn. Năm 2016 đạt mức tỷ lệ thấp nhất là 19.46%, trong khi năm 2015 đạt mức tỷ lệ cao nhất là 21.43%. Qua thống kê phân tích thì các dự án tại TPBank phải điều chỉnh lại chủ yếu là các chỉ tiêu về kỳ hạn trả gốc lãi, thời hạn vay, tổng nguồn vốn,…Ngoài ra việc các dự án phải điều chỉnh chủ yếu là từ nguyên nhân khách quan.
Như vậy cho thấy chất lượng công tác thẩm định vẫn đảm bảo,và đem lại hiệu quả cao trong HĐKD, khi mà gắn với chỉ tiêu số dự án triển khai thành công luôn đạt ở mức cao, trên 95%.
- Tỷ lệ dư nợ DAĐT và tỷ lệ nợ quá hạn DAĐT
Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2015 – 2018
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1. Tỷ lệ dư nợ DAĐT (%) 29.82% 30.05 % 34.31% 40.88%
2. Tỷ lệ nợ quá hạn DAĐT (%) 6.59% 6.45% 7.87% 8.43%
3. Tỷ lệ nợ xấu DAĐT nhóm 3,4,5 0.48% 0.42% 0.55% 0.52%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của TPBank 2015 – 2018)
Nhìn vào tỷ lệ dư nợ DAĐT giai đoạn 2015 – 2018 ta thấy rằng nó tăng liên tục qua 4 năm và tăng trưởng với tốc độ mạnh ở 2 năm 2017, 2018 , cho thấy tỷ trọng cho vay DAĐT ngày càng cao. Ở năm 2018 tỷ trọng cho vay DAĐT lên tới mức gần 41%, đây là một tỷ lệ tương đối lớn cho một mảng hoạt động. Như vậy có thể thấy việc TPBank đang rất chú trọng đến lĩnh vực này, qua đó cũng thể hiện phần nào chất lượng công tác thẩm định là đảm bảo, lấy đó làm căn cứ đưa ra nhiều hơn các quyết định cho vay.
Nhìn vào tỷ lệ dư nợ quá hạn DAĐT, ta thấy các mức tỷ lệ này là khá thấp, đều dưới 10% nhưng có xu hướng tăng dần qua 4 năm, mức tỷ lệ tính đến năm 2016 là 6.59%
và đến năm 2018 là 8.43%.. Mức tỷ lệ nợ xấu nhóm 3, 4, 5 cũng ở các mức rất thấp, dưới 1% và nhìn chung là tăng trong cả giai đoạn. Ta biết rằng hoạt động trong các lĩnh vực trung dài hạn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn ngắn hạn, đặc biệt trong hoạt động tín dụng vì thời gian càng dài càng có nhiều biến động không lường trước được. Khi mà TPBank có mức tăng trưởng cho vay DAĐT lớn như vậy thì tốc độ tăng của tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu là hợp lý, thậm chí là tốt vì mức tăng là không nhiều, khá thấp so với mức tăng của cho vay DAĐT. Cũng qua đó thấy rằng TPBank đã rất chú trọng vào công tác xử lý phòng ngừa nợ xấu. Hai chỉ tiêu này cũng đã cho thấy được hiệu quả thẩm định DAĐT nói chung và thẩm định tài chính DAĐT nói riêng là tương đối tốt.
- Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn và tỷ suất lợi nhuận
Bảng 2.5. Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2015- 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
1. Lợi nhuận từ cho vay DAĐT 168 225 495 813
2. Dư nợ cho vay DAĐT 8.421 14.016 21.961 32.074
3. Lợi nhuận tín dụng 387 522 887 1.425
4. Tỷ suất lợi nhuận (1/2) 1.99% 1.61% 2.25% 2.53%
5. Tỷ lệ lợi nhuận DAĐT(1/3) 43.41% 43.10% 55.81% 57.05%
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp của TPBank 2015 – 2018)
Dư nợ cho vay DAĐT tăng mạnh so từ năm 2015 cho đến năm 2018 vì vậy dẫn đến lợi nhuận có được tăng rất đáng kể. Mức cho vay DAĐT năm 2018 tăng gần 4 lần so với năm 2015, cũng một phần chứng tỏ công tác chọn lọc phê duyệt có chất lượng tốt khi các dự án mang lại rất nhiều hiệu quả. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đã thể hiện được hiệu quả công tác cho vay DAĐT, hầu như đều ở trên mức 2%, cao nhất là năm 2018 với 2.53% và thấp nhất là năm 2016 với 1.61%. Tỷ suất lợi nhuận năm 2016 giảm so với năm 2015 vì tốc độ tăng của dư nợ cho vay DAĐT lớn hớn tốc độ tăng của chỉ tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, để thấy rõ nhất hiệu quả công tác đầu tư thì chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận DAĐT đã thể hiện được đa phần, khi mà tỷ lệ lợi nhuận năm 2016 đạt mức 57.05%, các năm còn lại cũng ở mức tương đối lớn với năm thấp nhất vẫn là 43.10% tại năm 2016.
Lợi nhuận từ cho vay DAĐT chiếm tỷ trọng gần 60% lợi nhuận từ cả mảng tín dụng, đây là mức tỷ trọng có thể nói là rất cao.
Và như vậy, thông qua hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận DAĐT có thể đánh giá được chất lượng thẩm định DAĐT và chất lượng thẩm định tài chính DAĐT nói riêng tại TPBank. Các chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng công tác thẩm định là càng cao. Như đã tổng hợp phân tích, hai chỉ tiêu này đã tăng trong suốt giai đoạn 2015 – 2018, đây là dấu hiệu tích cực phản ánh hiệu quả công tác tín dụng, trong đó có thẩm định tín dụng của TPBank.