CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Theo như thông tin được công bố trên trang web của Ngân hàng TMCP Tiên Phong, gọi tắt là TPBank: TPBank được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng. TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trương cùng tiềm lực tài chính của các cổ đồng chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte. Ltd.,Singapore.
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/ 7, Savy - ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank... TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo Al và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay...Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
TPBank cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài như Tổ chức Tài chính quốc tế IFC và Quỹ đầu tư Phần Lan PYN Elite Fund. Năm 2018, TPBank đã niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên Sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, tương ứng với giá trị vốn hoá khi chào sàn đạt gần 17.760 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động ổn định và bền vững của Ngân hàng.
Sự phát triển và thành công của TPBank trong thời gian qua đã được nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế cũng liên tục đánh giá cao TPBank với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam...Năm 2018, Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s liên tục nâng mức xếp hạng tín nghiệm của TPBank lên mức B1 với triển vọng ổn định. TPBank cũng được Tạp chí The Asian Banker bình chọn nằm trong Top 10 Ngân hàng mạnh nhất Việt Nam, Top 500 Ngân hàng mạnh nhất Châu Á. Đặc biệt, tháng 11/2018, TPBank đã vinh dự nhận được Huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Tính đến nay - tháng 04/2019, TPBank đã mở rộng mạng lưới khắp cả nước với gần 100 máy LiveBank, có mặt tại 19 tỉnh thành trên cả nước.
2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức và quản lý
Ngân hàng TMCP Tiên Phong có bộ máy tổ chức thống nhất , gồm một Hội sở chính tại 57 Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, một văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, có hơn 35 chi nhánh và 40 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Toàn bộ mạng lười của TPBank hoạt động dưới sự điều hành chỉ đạo của Hội sở, nhưng cũng hết sức phát huy tính tự chủ của mỗi chi nhánh trong khuôn khổ và cơ chế nhất định.
TPBank là một ngân hàng trẻ, năng động hàng đầu Việt Nam với thế mạnh công nghệ số, đi đầu xu hướng. Tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2018 là 5.488 người.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của TPBank
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
TPBank là một ngân hàng trẻ nhưng có những định hướng phát triển rất táo bạo, sáng tạo và cũng rất hiệu quả. Khi mà từ 2012 trở về trước đó, TPBank hoạt động với rất nhiều khó khăn: nợ xấu cao, bộ máy hoạt động kém hiệu quả, gặp khó khăn về thanh khoàn, nguy cơ mất vốn điều lệ,... Mốc đánh dấu sự đổi mới, phát triển của TPBank chính là năm 2013, lúc này Nhà nước đang thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống các TCTD. Và việc mạnh dạn chọn phương án tự tái cơ cấu chứ không theo con đường sáp nhập, hợp nhất thì TPBank đã thật sự chuyển mình, vượt lên khó khăn. Thể hiện qua việc hiệu quả hoạt động không ngừng được nâng cao, kết quả hoạt động ấn tượng với mức lợi nhuận tăng trưởng nhanh chóng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, hệ thống mạng lưới hoạt động chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ được cải thiện, thu hút thêm nhiều khách hàng.
Bảng 2.1. Các chỉ số tài chính cơ bản
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Mức tăng trưởng (%)
16/15 17/16 18/17 Tổng tài sản 76.221 105.782 124.119 136.179 38.78% 17.33% 9.72%
Nguồn vốn huy động 39.505 55.082 73.780 84.853 39.43% 33.95% 15.01%
Dư nợ tín dụng 28.240 46.643 64.007 78.458 65.17% 37.23% 22.58%
Lợi nhuận trước thuế 625,663 706,554 1205,711 2.257,780 12.93% 70.65% 87.26%
Vốn điều lệ 5.550 5.842 5.842 8.566 5.26% 0% 46.63%
Vốn chủ sở hữu 4.799 5.682 6.677 10.622 18.40% 17.51% 59.08%
ROA 0.74% 0.53% 0.84% 1.37% -0.21% 58.49% 63.01%
ROE 11.71% 9.95% 15.59% 20.874% -1.76% 56.68% 33.89%
Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ TD
0.66% 0.7% 1.08% 1.10% 0.04% 0.38% 0.02%
Tỷ lệ trả cổ tức 0% 0% 28.11% 0% 0% 28.11% -28.11%
Tỷ lệ an toàn vốn 12.13% 9.3% 9.02% 10.24% -2.83% -0.28% 1.22%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank 2015-2018)
Nhìn vào chỉ tiêu tổng tài sản giai đoạn 2015-2018, có thể chỉ tiêu này vẫn tăng nhưng tốc độ giảm dần, năm 2016 so với năm 2015 đạt gần 39% trong khi năm 2018 so với năm 2017 chỉ đạt 9.72%. Nhìn vào giá trị tổng tài sản thống kê thì năm 2018 gấp sấp sỉ 2 lần năm 2015. Nguồn vốn huy động của TPBank cũng có mức tăng trưởng giảm dần qua 4 năm, nhưng xét về mức tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn là trên 20%, đây là con số khá ấn tượng. Diễn biến cũng tương tự với chỉ tiêu dư nợ tín dụng, khi mà tốc độ tăng trưởng mạnh nhất là qua 2 năm 2016 và 2015 đạt 65.17%, sấp sỉ 3 lần mức tăng trưởng 2 năm 2018 và 2017. Lúc này sau khoảng 6 năm thực hiện tái cơ cấu thì các hoạt động của Ngân hàng phát triển ở mức ổn định hơn, không còn tăng trưởng nóng như những năm đầu giai đoạn tái cơ cấu. Nhưng xét về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thì không vậy, chỉ tiêu này có tốc độ tăng trưởng chóng mặt qua các năm khi mà năm 2018 tăng trưởng hơn 80% so với 2017, xét về giá trị thì năm 2018 tương đương 3.6 lần năm 2017, thật sự là một kết quả ấn tượng. Sau đợt kêu gọi vốn thành công năm 2016, từ mức vốn điều lệ 5.550 tỷ đồng lên 5.842 tỷ đồng nhờ sự góp vốn của cổ đông IFC (International Finance Corporation), duy trì trong 2 năm 2016 và 2017 thì đến năm 2018 vốn điều lệ đã tăng lên 8.566 nhờ việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu. TPbank là một trong số ít Ngân hàng được Nhà nước chấp thuận tăng 2 lần vốn điều lệ trong năm, cho thấy sự tin tưởng của Nhà nước vào uy tín và chất lượng hoạt động của TPBank. Tình hình hoạt động tốt như vậy nên 2 chỉ sô ROA và ROE tăng trưởng cũng rất ấn tưởng trong cả giai đoạn dù bị chững lại một chút vào năm 2016, kết thúc năm 2018 thì ROA đạt 1.37% và ROE đạt 20.87%, đều gấp tương đương 2 lần so ở năm 2015. Lợi nhuận cao cũng sẽ đi kèm rủi ro cao nhưng với TPBank, mặc dù tỷ lệ nợ xấu có tăng qua các năm những vẫn được kiểm soát ở mức rất tốt, quanh mức 1%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đặt ra năm 2018 là 2%. Một chỉ số đáng chú ý khác là tỷ lệ chi trả cổ tức. Vì năm 2012 TPBank đã chào bán 225 triệu cổ phần với giá thấp hơn mệnh giá. Tính đến cuối năm 2016 thì phần thặng dư vốn còn âm 239 tỷ đồng. Kết thúc năm 2017, TPBank đã đạt được nhiều thành tựu, trong số đó là bù đắp được phần thặng dư vốn thâm hụt và phần lợi nhuận chưa phân phối được tăng lên đáng kể, đó cũng là nguyên nhân mà TPBank quyết định chia cổ tức và chia thưởng tỷ lệ lớn 28.11% cho
các cổ đông sau nhiều năm tái cơ cấu. Đến năm 2018, TPBank quyết định sẽ dung toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối để đầu tư,mở rộng hoạt động kinh doanh, đó là lý do năm này có mức chi trả cổ tức là 0%. Cuối cùng là tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tỷ lệ này dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở trên mức cho phép là 9%, và chỉ số này đã được cải thiện vào năm 2018 ở mức 10.24%. Song hành với việc phát triển nhanh chóng như vậy thì luôn đi cùng rủi ro, nhưng thông qua chỉ số tỷ lệ nợ xấu và lợi nhuận có được thì có thể thấy được TPBank vẫn đang kiểm soát được tốt tình hình hoạt động của mình, đảm bảo được các nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đặt ra cũng như thực hiện nghiêm túc những quy định, chỉ đạo của NHNN.