Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phòng ngừa rủi ro trong cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG CHO VAY CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phòng ngừa rủi ro trong cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Nhân tố chủ quan

- Thứ nhất, cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng đƣợc coi như là xương sống cho hoạt động phòng ngừa tổn thất cho NH. Cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng chặt chẽ, khoa học và hợp lý sẽ giúp cho các cán bộ tuân thủ đúng quy trình, phân công nhiệm vụ, chuyên môn rõ ràng cho từng người, không bị chồng chéo các bộ phận chức năng. Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng hoạt động tốt sẽ giúp cho quá trình kiểm soát trước, trong và sau cho vay được thực hiện liên tục, tạo tiền đề cho sự thịnh vƣợng của NH. Ngƣợc lại, nếu cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng và bộ máy quản trị rủi ro tín dụng không hợp lý kéo theo việc NH xây dựng chính sách và định hướng cho vay thiếu công bằng sẽ gây nên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay.

- Thứ hai, chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của ngân hàng

Quy trình tín dụng cụ thể, khoa học, thống nhất là cơ sở để kiểm soát việc thực hiện công việc của các cán bộ, giúp cho toàn NH hoạt động chuẩn nhƣ nhau trong những nghiệp vụ giống nhau. Nó cũng là điều kiện tốt để kiểm soát rủi ro, là cơ sở để nhân viên tuân thủ.

Chính sách tín dụng phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, của pháp luật, của ngân hàng, phù hợp với tình hình nhân sự, phù hợp với lợi ích của khách hàng là điều kiện quan trọng để hạn chế mọi rủi ro xảy ra. Những sai sót trong hoạt động cho vay mà đặc biệt trong việc định giá, thẩm định TSBĐ, phần lớn cũng đến từ những quy định không rõ ràng và kiểm soát không chặt chẽ của NH.

- Thứ ba, hệ thống thông tin và xử lý thông tin trong quá trình quản trị rủi ro Thông tin đƣợc hỗ trợ kịp thời sẽ giúp cho các bộ phận tiếp nhận đƣợc nhanh chóng và xử lý những rủi ro. Nếu một NH có hệ thống thông tin chậm, thì trong thời gian đó có thể xảy ra những tổn thất lớn do không đƣợc thông tin kịp thời. Ví dụ, khi phát hiện vấn đề lớn trong những khoản vay của khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro nếu không xử lý kịp thời, sẽ dẫn đến khách hàng tẩu tán tài sản, hoặc trốn nợ, hoặc không đánh giá đƣợc đầy đủ tình hình khách hàng do thông tin không kịp thời.

- Thứ tƣ, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ

Trang thiết bị hiện đại sẽ tạo điều kiện cán bộ tra cứu, tìm hiểu thông tin

nhanh hơn từ đó ra quyết định nhanh, kịp thời. Ngày nay, công nghệ đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát rủi ro trong NH. Một hệ thống công nghệ cao, bảo mật tốt sẽ góp phần hạn chế những tổn thất lớn cho các NH.

- Thứ năm, trình độ, năng lực quản lý, năng lực tài chính và ý thức của khách hàng

Trình độ, năng lực quản lý của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phương án kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH. Năng lực tài chính của khách hàng cũng ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay vì trong trường hợp hiệu quả vay vốn thấp chỉ đủ thanh toán một phần nghĩa vụ trả nợ thì năng lực tài chính của khách hàng sẽ là nguồn thu nợ thứ hai. Ý thức của khách hàng kém ví dụ nhƣ nếu khách hàng có hành vi lừa đảo, gian lận ngân hàng khi cung cấp thông tin không chính xác, giả mạo giấy tờ thì việc phòng ngừa rủi ro sẽ gặp khó khăn, và ngƣợc lại, nếu thông tin minh bạch thì việc phòng ngừa rủi ro trong cho vay có TSBĐ là BĐS sẽ có những quản lý phù hợp.

- Thứ sáu, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trực tiếp cho vay, các cán bộ liên quan đến quy trình cho vay cũng nhƣ các cấp quản lý ngân hàng.

- Thứ bảy, các vấn đề tất yếu trong hoạt động cho vay liên quan đến ngân hàng, cụ thể là không kiểm soát đƣợc rủi ro về tỷ giá, lãi suất, giảm giá trị TSBĐ.

1.2.3.2. Nhân tố khách quan

- Thứ nhất, môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất lớn đến phòng ngừa rủi ro cho vay có TSBĐ là BĐS bởi vì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật không hướng dẫn đầy đủ dẫn đến thi hành sai gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác nếu môi trường pháp lý chưa theo kịp với tình hình thực tế, dẫn tới khách hàng gian lận gây khó khăn cho hoạt động quản lý rủi ro của NH, nhất là trong lĩnh vực BĐS, thông tin từ trên xuống không đồng bộ dẫn tới việc định giá sai về tài sản, đánh giá tài sản không phù hợp với quy định, không đầy đủ dẫn tới những “lỗ hổng” khi xảy ra tranh chấp, ảnh hưởng tới rủi ro sẽ không được quản lý tốt, sẽ gây nên những tổn thất lớn cho NH.

- Thứ hai, các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Khi chính sách thay đổi quá nhanh trong khi hệ thống quản lý rủi ro chƣa thay đổi kịp, hoặc tài sản là BĐS đã thực hiện xong nghĩa vụ bảo đảm khoản vay, nhƣng có sự thay đổi về chính sách vĩ mô dẫn đến giá BĐS tăng/ giảm nhanh, thị trường biến động, những văn bản thỏa thuận giữa khách hàng và NH không còn phù hợp với quy định mới… cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến phòng ngừa rủi ro trong cho vay có TSBĐ là BĐS.

- Thứ ba, các biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suất…ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.

Những biến động bất thường gây nên những xáo trộn trong nền kinh tế, mọi hoạt động đều thay đổi theo thị trường, giá BĐS thay đổi đột biến, khi mà những yếu tố trên vƣợt ra khỏi tầm kiểm soát của NH thì việc phòng ngừa rủi ro của NH sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử lý tình hình, thay đổi cho phù hợp.

- Thứ tƣ, hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung cấp không chính xác, trung thực.

Đây là yếu tố mang tính trách nhiệm nghề nghiệp, khi các cơ quan là trung tâm thông tin đƣa thông tin sai lệch, dẫn tới toàn hệ thống NH cũng tiếp nhận không chính xác, dẫn tới phòng ngừa rủi ro không đánh giá đƣợc chính xác mức độ rủi ro nhƣ thế nào. Khi rủi ro xảy ra việc quản lý sẽ rất khó thực hiện.

- Thứ năm, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác quản trị rủi ro Trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác quản trị quyết định chất lƣợng kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay. Các cán bộ có trình độ cao và kinh nghiệm biết phân tích và đánh giá đúng tình hình, thực hiện đúng theo quy trình và có khả năng tiên đoán, lường trước được những rủi ro có thể xảy ra từ đó đóng góp ý kiến xây dựng bộ máy quản trị rủi ro cho NH. Trong lĩnh vực cho vay thế chấp BĐS, TSBĐ là BĐS đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị trường BĐS, hiểu và đánh giá đúng tài sản, khách hàng. Nếu trình độ non kém, các cán bộ sẽ không lường trước được những sai sót nhỏ trong quy trình cũng gây nên những hậu quả nghiêm trọng sau này. Cán bộ giỏi góp phần nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của NHTM và ngƣợc lại cán bộ yếu kém sẽ gây ra những tổn thất lớn cho NH.

- Thứ sáu, thiên tai địch họa: Đây là một yếu tố bất khả kháng thường rất khó dự đoán trước.

Khi thiên tai xảy ra, hậu quả của nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. Chiến tranh, nội chiến, xung đột vũ trang, đình công, biểu tình... cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro trong cho vay nói chung và cho vay có TSBĐ là BĐS nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công tác phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay có TSBĐ là BĐS đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Để nâng cao chất lƣợng nguồn vốn cho vay và đảm bảo an toàn nguồn vốn cho NH đòi hỏi NHTM phải thực hiện công tác này một cách hiệu quả. Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay có TSBĐ là BĐS của NHTM. Đây chính là cơ sở lý luận để phát triển chương 2 với nội dung “Thực trạng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản tại Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay có tài sản bảo đảm là bất động sản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam chi nhánh Hà Nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)