CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT
2.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam sau ngày hợp nhất
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PVcomBank sau ngày hợp nhất
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự PVcomBank) Sau hợp nhất, PVcomBank kế thừa toàn bộ bộ máy của hai tổ chức cũ, bao gồm các công ty con, chi nhánh và các phòng giao dịch. Sau khi đƣợc tƣ vấn chiến lƣợc mô hình tổ chức có nhiều thay đổi và hiện nay đã chính thức hoàn thiện mô hình tổ chức nhƣ trên. Tại Hội sở, hình thành 13 Khối, 1 văn phòng và 1 trung tâm để quản lý theo ngành dọc mọi hoạt động trong ngân hàng.
NH đã vận dụng những ƣu điểm của các tổ chức cũ, tiếp tục duy trì những đặc trƣng riêng của công ty tài chính đó là duy trì Khối Đầu tƣ để quản trị danh mục đầu tƣ của NH cho đến khi chuyển giao cho các công ty con của PVcomBank và bước đầu đi vào hoạt động theo mô hình vận hành thông thường của một NHTM.
Mô hình mới đã đảm bảo cho hoạt động của PVcomBank từ khi hợp nhất cho tới nay và đang tiếp tục đƣợc hoàn thiện để tinh giản bộ máy cho hiệu quả hơn.
2.1.3. Sự hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội
2.1.3.1. Sự hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
PVcomBank - CN Hà Nội trước đây là CN Hà Nội của NH TMCP Western Bank, sau khi sát nhập cùng với PVFC từ tháng 10/2013 thì đổi tên thành Ngân hàng PVcomBank - CN Hà Nội, có trụ sở đặt tại số 1A, phường Láng Hạ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Là một trong 5 chi nhánh đa năng trên địa bàn Hà Nội, nằm tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, thuộc địa bàn quận Ba Đình - nơi tập trung nhiều cơ quan đầu não của các Bộ và doanh nghiệp lớn nên CN Hà Nội có những lợi thế to lớn, khách hàng phong phú, phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, mọi thông tin về đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước CN cập nhật rất nhanh chóng để triển khai chiến lƣợc kinh doanh rất kịp thời.
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
Với mục tiêu hướng tới một NH hiện đại, mô hình tổ chức hoạt động thay đổi căn bản về cơ cấu nhằm hướng tới khách hàng, tinh giản, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Việc tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho PVcomBank - CN Hà Nội nâng cao đƣợc chất lƣợng hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nâng cao khả năng hạn chế rủi ro.
Cơ cấu tổ chức chi nhánh: Tại chi nhánh, ban điều hành sẽ gồm Giám đốc và Phó giám đốc phụ trách toàn bộ hoạt động của CN. Cơ cấu bao gồm các phòng ban:
- Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp - Phòng quan hệ khách hàng cá nhân - Phòng Dịch vụ khách hàng
- Phòng tài chính kế toán
- Các phòng giao dịch trực thuộc.
- Phòng/ Bộ phận cánh tay nối dài của Hội sở ( Khối vận hành, Khối văn phòng…) 2.1.3.3. Tình hình hoạt động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt
Nam – Chi nhánh Hà Nội trong thời gian qua
Quá trình đổi mới và phát triển của PVcomBank - CN Hà Nội gắn liền với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng PVcomBank. PVcomBank - CN Hà Nội đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vừa phát huy nghiệp vụ cơ bản của NH là các hoạt động tín dụng, thanh toán, đồng thời mở rộng sản phẩm mới trong kinh doanh nhƣ: Chiết khấu chứng từ, các nghiệp vụ bảo lãnh, chuyển tiền điện tử.
- Kết quả hoạt động kinh doanh tại PVcomBank - CN Hà Nội
Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank - CN Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2017 đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của PVcomBank - CN Hà Nội năm 2015-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh
2016/2015 2017/2016
Thu nhập 21,678 32,508 46,412 50% 43%
Chi phí 11,120 16,580 22,510 49% 36%
Lãi/Lỗ thuần 10,558 15,928 23,902 51% 50%
(Nguồn: Báo cáo thường niên PVcomBank - CN Hà Nội) Thu nhập và lợi nhuận của PVcomBank - CN Hà Nội tăng dần qua các năm.
Năm 2016 thu nhập đạt 32,508 triệu đồng tăng 50% so với năm 2015 và đến năm 2017 doanh thu đạt mức khá cao 46,412 triệu đồng tăng 43% so với năm 2016. Năm 2015 lợi nhuận của Chi nhánh là 10,558 triệu đồng thì đến năm 2016 lợi nhuận của CN tăng 15,928 triệu đồng tương đương tăng 51% so với năm 2015 và sang năm 2017 tăng lên 23,902 triệu đồng tương đương tăng 50% so với năm 2016. Có được sự tăng trưởng khá và ổn định trên là do sự cố gắng không ngừng nghỉ của CBNV chi nhánh, sự quan tâm, quyết tâm đổi mới và định hướng phát triển đúng đắn của ban lãnh đạo Ngân hàng.
- Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM. Do đó, hoạt động này đóng một vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của
NH. Các NHTM đều nỗ lực tìm kiếm và áp dụng các biện pháp huy động vốn hiệu quả. Trên địa bàn Hà Nội, các NHTM cạnh tranh gay gắt bằng việc đƣa ra các mức lãi suất với nhiều hình thức huy động hấp dẫn. PVcomBank - CN Hà Nội đã nỗ lực trong công tác huy động vốn bằng việc đẩy mạnh tiếp thị quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, cử cán bộ xuống địa bàn, thâm nhập vào các tổ chức để phân tích cho khách hàng thấy đƣợc những tiện ích khi đến giao dịch tại Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh còn áp dụng nhiều biện pháp gửi tiền vừa linh hoạt vừa hiệu quả, đơn giản hoá thủ tục gửi tiền... Nhờ vậy mà nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng tăng trưởng mạnh, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, vốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của PVcomBank - CN Hà Nội phát triển khá tốt và cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, có xu hướng tăng trưởng ổn định đảm bảo tăng trưởng toàn diện. Nguồn vốn huy động của PVcomBank - CN Hà Nội chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các cá nhân. Điều này cho thấy trong những năm qua nền kinh tế trong nước đang phát triển với tốc độ cao tạo được tâm lý tin tưởng của người dân.
Tình hình huy động vốn của PVcomBank - CN Hà Nội trong ba năm qua đƣợc thể hiện qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 nhƣ sau:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của PVcomBank – Chi nhánh Hà Nội năm 2015 - 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tăng/ Giảm
Tỷ lệ tăng/
giảm
Tăng/ giảm
Tỷ lệ tăng/
giảm Phân theo loại tiền
Nội tệ 1,054,550 93% 1,605,546 91% 2,238,252 94% 550,998 52% 632,706 39%
Ngoại tệ 78,156 7% 156,854 9% 151,052 6% 78,696 101% (5,802) -4%
Phân loại theo đối tượng khách hàng
Dân cƣ 511,984 45% 983,066 56% 1,465,646 61% 471,084 92% 482,580 49%
Tổ chức kinh tế 620,722 55% 779,334 44% 923,658 39% 158,610 26% 144,324 19%
Phân loại theo thời gian Tiền gửi không kỳ
hạn 103,076 9% 193,512 11% 302,342 13% 90,436 88% 108,832 56%
Tiền gửi CKH <
12 tháng 680,190 60% 1,075,946 61% 1,335,120 56% 395,756 58% 259,174 24%
Tiền gửi CKH ≥ 12
tháng 349,440 31% 492,944 28% 751,842 31% 143,504 41% 258,900 53%
Nguồn vốn 1,132,706 100% 1,762,400 100% 2,389,304 100% 629,694 56% 313,452 36%
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng PVcomBank – CN Hà Nội)
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của PVcomBank - CN Hà Nội phân theo kỳ hạn năm 2015– 2017
(Nguồn: Phòng dịch vụ khách hàng PVcomBank – CN Hà Nội) Tổng nguồn vốn huy động của PVcomBank - CN Hà Nội tăng trưởng qua các năm, năm 2015 tổng nguồn vốn huy động đạt 1,132,706 triệu đồng, đến năm 2016 đạt được 1,762,400 triệu đồng tăng hơn so với năm 2015 là 629,694 triệu đồng tương ứng tăng 56%, sang đến năm 2017 nguồn vốn huy động tăng mạnh đạt 2,389,304 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 36%. Có sự tăng trưởng mạnh này là do PVcomBank - CN Hà Nội đã chú trọng thực hiện tốt công tác huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm huy động, lãi suất huy động linh hoạt phù hợp với từng thị trường.
Xét sự biến động của nguồn vốn huy động theo loại tiền: Nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (khoảng hơn 90%), đây là nguồn vốn tài trợ chủ yếu cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nguồn vốn nội tệ có sự gia tăng mạnh qua các năm, năm 2016 đạt 1,605,546 triệu đồng tăng 52% so với năm 2015 và năm 2017 đạt 2,238,252 triệu đồng tăng 39% so với năm 2016. Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ lệ khá nhỏ thường chiếm dưới 9%.
Trong tổng số nguồn vốn huy động, thì tiền gửi của cá nhân có xu hướng tăng mạnh qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2015 tổng số tiền huy động từ cá nhân là 511,984 triệu đồng chiếm 45% tổng nguồn vốn huy động, sang đến năm 2016 tăng lên đến 983,066 triệu đồng tăng 92% so với năm 2015 và chiếm 56% tổng nguồn vốn huy động, năm 2017 nguồn vốn này tiếp tục tăng mạnh lên 1,465,646 triệu đồng tăng hơn so với năm 2016 là 49%, và chiếm 61% trong
tổng nguồn vốn huy động, điều đó chứng tỏ PVcomBank - CN Hà Nội đã thực hiện tốt công tác huy động vốn từ khu vực dân cư và cũng khẳng định thương hiệu, uy tín của PVcomBank ngày càng tăng. Tiền gửi từ các từ các tổ chức kinh tế liên tục tăng qua các năm, nguồn tiền này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố nhƣ: Khoản tiền của các tổ chức kinh tế có tạm thời nhàn rỗi trong khi chƣa có dự án mới, mối quan hệ của PVcomBank - CN Hà Nội với các đối tác, lãi suất huy động... Số dƣ tiền gửi có sự gia tăng tuy nhiên không tăng mạnh nhƣ tiền gửi từ khu vực dân cƣ.
Trong cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi, chiếm tỷ trọng cao nhất là khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Cụ thể năm 2015 nguồn vốn này đạt 680,190 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60%, năm 2016 đạt mức 1,075,946 triệu đồng chiếm 61% tổng nguồn vốn, tăng 58% so với năm 2015 và sang đến năm 2017 số lƣợng tiền gửi này tăng đạt 1,335,120 triệu đồng với tỷ trọng tương ứng là 56% và tăng 24% so với năm 2016. Bên cạnh đó, nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm một tỷ trọng cũng khá lớn thường khoảng hơn 28% và tăng dần qua các năm. Sự gia tăng của nguồn tiền này có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng. Khoản tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng cũng tăng đều qua các năm.
Nhìn chung, nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh. Cơ cấu vốn được dịch chuyển theo hướng tích cực, nguồn vốn huy động có kỳ hạn và kỳ hạn dài có xu hướng tăng tạo điều kiện cho Chi nhánh chủ động trong việc đầu tƣ tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn. Nguồn vốn huy động từ dân cƣ tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Lãi suất huy động linh hoạt, các kỳ hạn đưa ra phù hợp với nhu cầu người gửi tiền, phương thức trả lãi linh hoạt vừa đảm bảo khả năng cạnh tranh đồng thời được lãi suất đầu vào, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong công tác huy động vốn, chi nhánh đã luôn chú trọng đến công tác tiếp thị, có các chính sách ưu đãi đối với khách hàng như: Chương trình khuyến mại, tặng quà, tri ân, khuyến khích khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán nhƣ thẻ, thanh toán qua POS... tạo thói quen không sử dụng tiền mặt trong thanh toán, nâng cao năng lực cạnh tranh và hình ảnh vị thế của ngân hàng.
- Một số kết quả trong hoạt động cho vay vốn
Trong những năm gần đây, với lợi thế về nhiều mặt, PVcomBank - CN Hà Nội đã thu hút đƣợc khá nhiều khách hàng trên địa bàn. Chi nhánh đã chú trọng công tác marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhƣng vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất lƣợng giao dịch.
Trong hoạt động kinh doanh nói chung của NH, khi NH huy động nguồn vốn tăng lên thì khi đó NH sẽ tăng khả năng cho vay của NH đối với khách hàng. Tuy nhiên, nếu như NH không có kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH, vì đây là nguồn thu chủ yếu của NH để chi trả lãi cho khách hàng gửi tiền, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên và các hoạt động khác của NH.
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng của PVcomBank - CN Hà Nội năm 2015- 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016 Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng
Tăng/
Giảm
Tỷ lệ tăng/
giảm
Tăng/
giảm
Tỷ lệ tăng/
giảm Tổng dƣ nợ 734,390 100% 1,192,658 100% 1,954,100 100% 458,268 62% 761,442 64%
Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn 435,092 59% 768,254 64% 1,030,258 53% 333,162 77% 262,004 34%
Trung hạn 49,034 7% 99,708 8% 136,840 7% 50,674 103% 37,132 51%
Dài hạn 250,264 34% 324,696 27% 787,002 40% 74,432 30% 462,306 142%
Phân loại theo thành phần kinh tế
Tổ chức kinh tế 559,342 76% 875,354 73% 1,345,826 69% 316,012 56% 470,472 54%
Cá nhân 175,048 24% 317,304 27% 608,274 31% 142,256 81% 290,970 92%
(Nguồn: Báo cáo thường niên PVcomBank - CN Hà Nội)
+ Dƣ nợ
Bảng 2.4: Dƣ nợ tại PVcomBank - CN Hà Nội năm 2015- 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ
tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016 Tăng/
Giảm
Tỷ lệ tăng/
giảm
Tăng/
giảm
Tỷ lệ tăng/
giảm Tổng
dƣ nợ 734,390 1,192,658 1,954,100 458,268 62% 761,442 64%
(Nguồn: Báo cáo thường niên PVcomBank - CN Hà Nội) Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của PVcomBank - CN Hà Nội
năm 2015– 2017
(Nguồn: Báo cáo thường niên PVcomBank - CN Hà Nội) Tổng dƣ nợ phản ảnh đƣợc quy mô tín dụng, khả năng thu hút khách hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh. Nhìn vào biểu đồ, ta nhận thấy tổng dư nợ tín dụng của CN có tỷ lệ tăng khá mạnh qua các năm, bình quân tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 63%/năm. Năm 2016 tổng dƣ nợ tín dụng đạt 1,192,658 triệu đồng tăng 62% so với năm 2015. Năm 2017 tổng dư nợ tiếp tục tăng trưởng 64% so với năm 2016 đạt mức 1,954,100 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của PVcomBank - CN Hà Nội khá mạnh do cơ chế của Nhà nước mở rộng cho vay, NH PVcomBank nói chung và PVcomBank - CN Hà Nội nói riêng đã chú trọng công tác Marketing, phục vụ tốt khách
hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng, các thủ tục vay vốn thực hiện nhanh gọn.
Tuy nhiên, với tiềm lực hiện có, địa điểm hoạt động của CN ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội, ví trí đẹp nơi tập trung nhiều công ty, dân cƣ, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên khả đông đảo thì tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh còn chưa tương xứng với tiềm lực.
+ Phân loại nợ
Phân loại nợ theo kỳ hạn nợ
Bảng 2.5: Phân loại nợ theo kỳ hạn nợ tại PVcomBank – Chi nhánh Hà Nội năm 2015- 2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016 Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ
trọng Giá trị Tỷ trọng
Tăng/
Giảm
Tỷ lệ tăng/
giảm
Tăng/
giảm
Tỷ lệ tăng/
giảm Tổng dƣ
nợ 734,390 100% 1,192,658 100% 1,954,100 100% 458,268 62% 761,442 64%
Ngắn hạn 435,092 59% 768,254 64% 1,030,258 53% 333,162 77% 262,004 34%
Trung hạn 49,034 7% 99,708 8% 136,840 7% 50,674 103% 37,132 51%
Dài hạn 250,264 34% 324,696 27% 787,002 40% 74,432 30% 462,306 142%
(Nguồn: Báo cáo thường niên PVcomBank - CN Hà Nội) Biểu đồ 2.3: Phân loại nợ theo kỳ hạn nợ tại PVcomBank - CN Hà Nội
năm 2015-2017
(Nguồn: Báo cáo thường niên PVcomBank - CN Hà Nội)
Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng nhanh qua các năm nhưng có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng giảm trong cơ cấu tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2015 dƣ nợ tín dụng ngắn hạn là 435,092 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 59% trong tổng dƣ nợ tín dụng. Năm 2016 dƣ nợ tín dụng ngắn hạn là 768,254 triệu đồng tăng 77% so với năm 2015, chiếm tỷ trọng 64% trong tổng dƣ nợ tín dụng. Dƣ nợ ngắn hạn chủ yếu tập trung ở dƣ nợ của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, dƣ nợ năm 2016 tăng mạnh so với năm 2015 là do tăng của các khoản vay ngắn hạn phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2017, dƣ nợ tín dụng ngắn hạn tiếp tục tăng 262,004 triệu đồng, tăng 34% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn có phần giảm và chủ yếu là do gia tăng dư nợ tập trung ở một số khách hàng lớn.
Xác định tín dụng trung - dài hạn là hoạt động cần đƣợc quan tâm và phát huy trong tương lai, PVcomBank - CN Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lƣợng các hoạt động ngân hàng để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu tín dụng của khách hàng về các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn. Dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn tăng giảm qua các năm. Năm 2015 dƣ nợ tín dụng đạt 299,298 triệu đồng chủ yếu tập trung ở nguồn vốn dài hạn đạt 250,264 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,6%
trong tổng dƣ nợ trung dài hạn, đến năm 2016 dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn đã tăng lên 424,404 triệu đồng tăng 41,8% so với năm 2015. Năm 2016 tín dụng trung dài hạn tăng lên 923,842 triệu đồng tương đương tăng 118% so với năm 2016, tín dụng dài hạn chiếm tỷ trọng 85% trong dƣ nợ trung dài hạn. Ƣu điểm của các khoản tín dụng trung và dài hạn đó là thu nhập cao hơn so với tín dụng ngắn hạn, vì NH thường áp dụng mức lãi suất cao hơn đối với những khoản vay ngắn hạn. Nhưng thời hạn của khoản vay càng dài thì lại càng có nhiều khả năng và biến cố có thể xảy ra nằm ngoài khả năng dự tính của ngân hàng, vì thế các khoản vay trung dài hạn luôn có độ rủi ro cao hơn. Chi nhánh đã triển khai tích cực công tác tín dụng đầu tƣ, chủ động tìm kiếm các dự án khả thi, tiếp xúc và làm việc với các doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành hồ sơ để có thể ký hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, Chi nhánh cũng chú trọng phát triển dƣ nợ tín dụng cá nhân, phần lớn các khoản vay cá nhân tập trung chủ yếu vào tín dụng trung và dài hạn.