CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong cho vay có TSBĐ là BĐS có những hạn chế, những điểm yếu làm cho quá trình quản lý rủi ro trong cho vay tại Chi nhánh chƣa đạt đƣợc kết quả tốt, chƣa đảm bảo độ an toàn và hiệu quả kinh doanh của NH. Những hạn chế và nguyên nhân trong từng khâu cụ thể nhƣ sau:
2.3.2.1. Quy trình, quy định trong cho vay chưa chặt chẽ
Trong những năm qua, CN Hà Nội đã không ngừng đóng góp ý kiến để hoàn thiện và cải tiến các quy trình nghiệp vụ của PVcomBank, chú trọng việc đào tạo chuyên môn và nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro cho các cán bộ. Nhiều quy trình, quy định, hướng dẫn nội bộ đã được Chi nhánh tham gia ý kiến xây dựng và hoàn thiện nhằm phòng ngừa và kiểm soát rủi ro chặt chẽ và hiệu quả hơn.
PVcomBank đã xây dựng quy định nghiệp vụ cho vay và quy trình cấp tín dụng, tuy nhiên việc thực hiện quy trình này còn tồn tại vấn đề nhƣ sau: Đối với
khách hàng doanh nghiệp thì khách hàng phải có kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ theo hệ thống “ Xây dựng tín dụng nội bộ” của PVcomBank từ hạng BB trở lên. Tuy nhiên, rõ ràng là không một NH Việt Nam nào có kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng tín dụng nội bộ. Đa số các NH chỉ sao chép và điều chỉnh một số chỉ tiêu để áp dụng tại NH mình mà không giải thích đƣợc cơ sở xây dựng và tính khoa học của quy trình này. Nhiều chỉ tiêu định tính đƣợc đƣa vào bảng xếp hạng tín dụng với độ rộng thang điểm rất cao, từ đó, việc xếp hạng tín dụng khách hàng từ rủi ro cao thành rủi ro trung bình để cho vay là một “thủ thuật” đơn giản, gây rủi ro rất lớn cho NH.
Nguyên nhân:
Hiện tại, quy trình tín dụng của PVcomBank do từng khối ngành dọc ban hành, chưa thống nhất chung nên còn rườm rà, các quy định trong quy chế, quy trình và quy định của từng sản phẩm còn chồng chéo nhau, phức tạp, đa nghĩa khiến cho CBTD khó khăn khi tiếp cận. Do đó, việc xây dựng quy trình chung chặt chẽ, ổn định và thống nhất phù hợp với điều kiện kinh doanh mới phải cần thời gian để hoàn thiện và bổ sung.
2.3.2.2. Nguồn nhân lực chất lượng không cao
Mặc dù có quy trình, quy định hướng dẫn cụ thể chức năng, quyền hạn của mỗi bộ phận bên cạnh việc đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ nhƣng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay có TSBĐ là BĐS vẫn có những khó khăn vướng mắc cho Chi nhánh vì vẫn còn tồn tại nhiều cán bộ năng lực chuyên môn lẫn năng lực đạo đức không đạt yêu cầu vẫn đƣợc tiếp tục làm việc, trình độ xét duyệt khoản vay của cán bộ đôi khi vì hiểu biết chƣa sâu nên cách làm việc chưa rõ ràng, không lường trước được những việc mình làm sẽ gây ra những rủi ro lớn cho NH. Ví dụ nhƣ một số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, năng lực, chƣa nắm vững các quy định pháp luật, định mức xây dựng, đơn giá vật liệu, dòng tiền…
nên không đủ khả năng thẩm định các dự án BĐS có mức đầu tƣ lớn, một số cán bộ khác thì chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn BĐS, chỉ học qua tài liệu dẫn đến việc định giá tài sản không đúng với giá trị thị trường.
Trong quản lý rủi ro về tính tuân thủ quy trình, quy định cũng có nhiều trường hợp cán bộ bao che cho nhau, mặc dù biết sai sót nhưng không xử lý, kỷ luật
không nghiêm ngặt khiến cho hoạt động cho vay có TSBĐ là BĐS của NH vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và chƣa khắc phục đƣợc.
Nguyên nhân:
- Sau khi sáp nhập, đã có sự điều chuyển của nhiều cán bộ có năng lực đi đảm nhiệm vị trí quản lý ở các Chi nhánh khác, đội ngũ cán bộ còn lại có tuổi đời trẻ và chƣa đủ kinh nghiệm trong công tác.
- Đội ngũ cán bộ mới tuyển vào theo nhu cầu công việc đòi hỏi nhiều thời gian đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và phải đƣợc sắp xếp vào các vị trí hợp lý.
- Sự cạnh tranh của các NHTM về chế độ lương, thưởng cao nhằm lôi kéo những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trình độ dẫn tới sự “chảy máu chất xám” tại Chi nhánh trong thời gian qua.
2.3.2.3. Hạ tầng thông tin tín dụng chưa đầy đủ, kịp thời
Trong quá trình thu thập và xử lý thông tin, Chi nhánh vẫn còn nhiều tồn tại nhƣ thiếu thông tin khách hàng, thông tin còn sai lệch, thông tin đến muộn, chƣa đánh giá đƣợc độ tin cậy của thông tin, xử lý thông tin nhận đƣợc còn chậm trễ, chậm báo cáo kết quả xử lý thông tin lên các cấp quản lý chi nhánh...
Ví dụ nhƣ về rủi ro thông tin sai lệch liên quan đến TSBĐ là BĐS, Chi nhánh xảy ra một số trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, lập hồ sơ giả, công chứng giả, đã có TSBĐ là BĐS đã thế chấp tại NH khác nhƣng thông tin trên CIC chƣa kịp cập nhật dẫn tới CBTD vẫn thực hiện hồ sơ cho khách hàng vay vốn. Về rủi ro thiếu thông tin khách hàng, Chi nhánh xảy ra một số trường hợp khách hàng cá nhân hay hộ gia đình không ghi thống nhất đầy đủ tên, địa chỉ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi cƣ trú và đối với khách hàng doanh nghiệp thì không ghi thống nhất đầy đủ số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ chi nhánh.
Nguyên nhân:
- Hệ thống thông tin tín dụng còn sơ sài: Do hệ thống công nghệ lõi corebanking của NH trước đây còn yếu kém và vừa được chuyển đổi sang hệ thống T24 còn chưa hoàn thiện nên việc lưu trữ thông tin khách hàng trong hệ thống còn yếu kém, khó theo dõi, không đầy đủ.
- Cán bộ Ngân hàng chỉ dựa vào nguồn thông tin chính là thông tin do khách
hàng cung cấp mà không sát sao trong việc kiểm tra và tìm kiếm thông tin từ các nguồn khác.
- Việc thu thập và xử lý thông tin sau cho vay đƣợc cán bộ quản lý khách hàng thực hiện theo định kỳ, còn mang tính chất đối phó, bị động, thiếu liên tục, phụ thuộc theo yêu cầu của cấp trên.
- Các cấp quản lý thiếu sát sao trong kiểm tra quá trình thu thập và xử lý thông tin của cán bộ cấp dưới.
2.3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát tín dụng còn yếu nhiều mặt
Do việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý trước cho vay còn bị buông lỏng nên gây khó khăn cho việc thu hồi nợ vì kéo theo các rủi ro liên quan đến việc thiếu chứng từ, giả mạo chứng từ trong quá trình cho vay. Kiểm tra giám sát sau cho vay còn thiếu kịp thời, thiếu chi tiết. Ngoài ra, chất lƣợng của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chƣa cao.
Nguyên nhân:
- Khâu hoàn thiện hồ sơ sau khi duyệt vay, kiểm soát chứng từ trong quá trình giải ngân do nhiều phòng ban cùng thực hiện. Cán bộ liên quan thiếu trách nhiệm và chuyên môn không lường hết được các rủi ro tiềm tàng nên đã buông lỏng kiểm soát sau vay.
- Tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh hiện nay do thiếu nhân sự có trình độ chuyên môn cao, với khối lƣợng công việc gia tăng vào những thời điểm đầu năm thì việc phát hiện những sai sót trong quy trình cho vay của CBTD để chỉnh sửa còn chƣa kịp thời.
- Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát tín dụng còn thực hiện không thường xuyên, triệt để, nên vẫn để tình trạng các món vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
2.3.2.5. Công tác thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư còn thiếu tính thuyết phục
Trước khi thực hiện cấp tín dụng, CBTD sẽ tiến hành thẩm định thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó làm cơ sở để ra quyết định có cấp tín dụng hay không.
Hiện nay, mặc dù Chi nhánh đã có sự phân định rõ ràng trong công việc cho từng CBTD: CBTD doanh nghiệp riêng, CBTD phụ trách cá nhân riêng, tái thẩm định tín
dụng, thẩm định TSBĐ tách bộ phận riêng, bộ phận quản lý sau cho vay riêng....
Tuy nhiên tính chủ động trong công việc của từng cán bộ chƣa thực sự đạt kỳ vọng mà NH đề ra. Công tác thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư chưa phát hiện hoặc phát hiện đƣợc các rủi ro nhƣng xem nhẹ rủi ro, không có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro dẫn đến nợ quá hạn.
Thêm vào đó, Chi nhánh còn quá tin tưởng vào TSBĐ để cho vay mà chưa chú trọng vào hiệu quả của phương án vay vốn, dự án đầu tư trong dài hạn để đánh giá cũng dẫn tới rủi ro phát sinh. Ví dụ như trường hợp, khách hàng vay có TSBĐ lớn nhƣng dự án kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ khiến Chi nhánh phải phát mại tài sản để thu hồi nợ nhƣng khi bán TSBĐ này lại gặp phải vấn đề về giấy tờ sở hữu tài sản, về giá cả của tài sản.
Nguyên nhân:
- Trình độ nghiệp vụ CBTD còn nhiều yếu kém do chủ yếu là đội ngũ cán bộ trẻ tuy đƣợc đào tạo có bài bản, kiến thức chuyên môn tốt song vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc các yêu cầu đối với một CBTD chuyên nghiệp.
- Vì còn tồn tại tư tưởng cho vay dựa trên TSBĐ hơn coi trọng hiệu quả của phương án vay vốn, dự án đầu tư nên điều kiện cho vay lỏng lẻo và công tác kiểm soát còn thiếu chặt chẽ trong nội bộ Chi nhánh.
- Số lƣợng CBTD tuyển mới khá nhiều, chính điều này dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác tín dụng, điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng.
2.3.2.6. Hoạt động phân tán rủi ro trong cho vay chưa hiệu quả
- Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng: Chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả vì thực tế phần lớn dƣ nợ của Chi nhánh tập trung ở nhóm khách hàng lớn là các doanh nghiệp, công ty con thuộc Tập đoàn PVN, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp và các doanh nghiệp có sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng... Thêm vào đó là do danh mục cho vay của Chi nhánh còn chưa đa dạng, trùng lắp với các NH đi trước và chưa có tính hấp dẫn.
- Cho vay đồng tài trợ: Việc cho vay đồng tài trợ mang lại hiệu quả thấp vì khi thực hiện mang lại nhiều bất cập liên quan đến việc thỏa hiệp giữa các NH về
quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết.
- Bảo hiểm tín dụng: Chi nhánh chƣa áp dụng các hình thức bảo hiểm tín dụng vào thực tế quá trình cho vay.
Nguyên nhân:
- PVcomBank đã có chính sách đa dạng hóa danh mục đầu tƣ tín dụng tuy nhiên lại chưa có định hướng kinh doanh rõ nét, chưa xác định được thị trường mục tiêu nên hoạt động đầu tƣ tín dụng rất dàn trải, khó kiểm soát, danh mục cho vay chƣa đƣợc đa dạng vì chƣa tạo ra đƣợc các gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu từng đối tƣợng khách hàng.
- Việc tìm kiếm các dự án đồng tài trợ trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn vì chƣa có sự thỏa hiệp rõ ràng giữa các NH đồng tài trợ về quyền lợi và trách nhiệm.
- Chi nhánh chƣa sử dụng nhiều các biện pháp nhằm chuyển giao rủi ro nhƣ mua bảo hiểm tín dụng, mua bán nợ, sử dụng các nghiệp vụ phái sinh vào thực tế cho vay vì các biện pháp này làm gia tăng chi phí cho NH, giảm hiệu quả kinh doanh hoặc tăng chi phí đi vay của khách hàng vay vốn làm giảm tính cạnh tranh của NH.
2.3.2.7. Thiếu an toàn trong bảo đảm tiền vay
- Giá trị tài sản biến động mạnh ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm nghĩa vụ nợ của khách hàng. Ví dụ nhƣ BĐS ở vùng có biến động giá mạnh, ban đầu cán bộ ngân hàng định giá theo giá thị trường nhưng sau đó giá đất xuống dốc dẫn đến giá trị BĐS không bảo đảm đƣợc nghĩa vụ thế chấp khoản vay.
- Phát sinh rủi ro trong quá trình xử lý TSBĐ do tính pháp lý của tài sản thấp, thủ tục pháp lý thực hiện chƣa chặt chẽ, tính thanh khoản TSBĐ thấp... Ví dụ nhƣ hồ sơ pháp lý BĐS có nhiều thông tin sai lệch, không phù hợp với thực tế: Số liệu bị chỉnh sửa, thiếu thông số kỹ thuật, thông tin trên trích lục bản đồ khồng đồng nhất với thông tin trên phần thửa đất, thiếu thông tin về thời hạn sử dụng đất dẫn tới ngân hàng nhận TSBĐ là BĐS khi BĐS gần sắp hết thời hạn sử dụng… Hoặc xảy ra nhiều trường hợp khách hàng chỉ nhận TSBĐ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhƣng không thực hiện thủ tục Đăng ký thế chấp, dẫn tới khách hàng bán TSBĐ
nhƣng Chi nhánh đã không kiểm soát đƣợc.
- Hết hạn bảo hiểm TSBĐ khi khách hàng chƣa hoàn tất nghĩa vụ nợ của mình.
Nguyên nhân:
- Do giá trị TSBĐ là BĐS phụ thuộc vào biến động của thị trường BĐS mà cán bộ định giá không lường trước được biến động của giá cả tài sản trong thời gian vay vốn. Mặt khác, BĐS đƣợc định giá lại một lần trong năm chƣa phản ánh đƣợc mức độ bảo đảm khoản vay do một năm đó giá BĐS cũng biến động nhiều lần, điều này gây khó khăn trong việc xây dựng chính sách về định giá BĐS.
- Ngân hàng vẫn nhận TSBĐ có tính thanh khoản thấp, chủ tài sản là người già, trẻ nhỏ...
- Việc kiểm soát quá trình hoàn thiện hồ sơ tài sản còn lỏng lẻo, không đúng quy trình liên quan.
- Việc theo dõi thời hạn tái tục bảo hiểm tài sản do cán bộ quản lý khách hàng thực hiện và không có sự kiểm tra giám sát thường xuyên của các cấp quản lý.
2.3.2.8. Chưa coi trọng công tác quản trị rủi ro trong cho vay - Công tác quản trị rủi ro trong cho vay còn mang tính thủ tục.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chƣa phát huy hiệu quả, đánh giá chƣa chính xác năng lực khách hàng.
Nguyên nhân:
- Ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc hệ thống quản trị rủi ro bài bản và hiệu quả.
- Phương pháp xếp hạng nội bộ chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu định lượng, không được đánh giá và cập nhật một cách thường xuyên.
2.3.2.9. Việc trích lập và sử dụng dự phòng chưa đúng, đủ và kịp thời
Theo báo cáo kiểm toán, Chi nhánh vẫn chƣa trích lập dự phòng đầy đủ hay những khoản nợ quá hạn chƣa đƣợc chuyển đúng nhóm nợ.
Nguyên nhân:
- Việc phân loại nợ theo quy định hiện hành chƣa thực sự hợp lý nhất là đối với phân loại theo thời gian quá hạn.
- Thủ tục thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro phải theo quy định
của pháp luật và theo trình tự còn phức tạp nên dẫn đến chậm trễ.
- Chi nhánh còn có cả nợ xấu thuộc nhóm 5, đây là loại nợ có khả năng mất vốn và phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
2.3.2.10. Công tác xử lý nợ còn chậm trễ, chưa đảm bảo tính khách quan, minh bạch.
Thời gian xử lý nợ kéo dài lâu trong vài tháng hoặc vài năm trong khi Chi nhánh vẫn phải chịu chi phí trả lãi tiền gửi đầy đủ và đúng hạn cho khách hàng. Các khoản thu hồi nợ chậm chễ với lãi suất cho vay ít biến động, chƣa điều chỉnh kịp thời với sự thay đổi của lãi suất huy động bởi vì lãi suất huy động luôn thay đổi linh hoạt theo thị trường, có thời điểm trong một tháng lãi suất thay đổi hai hoặc ba lần trong khi đó lãi suất cho vay chỉ điều chỉnh sáu tháng một lần đã gây ra tổn thất cho Chi nhánh.
Bên cạnh đó, công tác xử lý trong một vài trường hợp còn thiếu khách quan, minh bạch, chƣa kết hợp làm việc với cơ quan chức năng để thu hồi nợ đƣợc nhanh chóng đã làm bỏ lỡ thời cơ thu hồi nợ và chậm trễ trong việc xác định trách nhiệm của các bên liên quan.
Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan do chu kỳ nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố bên ngoài thị trường, ví dụ như thời gian qua kinh tế rơi vào thời kỳ khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình gặp khó khăn trong kinh doanh nên chậm thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.
- Nguyên nhân chủ quan là do Chi nhánh thiếu kinh nghiệm trong xử lý nợ phải cần đến ý kiến tƣ vấn của Hội sở hoặc đối với khoản nợ có giá trị lớn hay khoản nợ có nhiều TSBĐ phức tạp CN cũng không thể tự giải quyết đƣợc.
- Một số vấn đề còn bị xử lý thiếu khách quan, chậm trễ, chỉ đƣợc công khai một phần vì do quyền lợi và danh tiếng của NH cũng nhƣ các bên liên quan.
- Chi nhánh còn bị động trong việc tiếp xúc và hợp tác với các cấp chính quyền địa phương trong các vấn đề xử lý và thu hồi nợ vay.