So sánh hiệu quả củ a2 phương pháp cộng hợp

Một phần của tài liệu so sánh hiệu suất cộng hợp độc tố cá nóc (tetrodotoxin) với toxoid tetanus bằng hai phương pháp formaldehyde và fluorosulfonyl benzoic acid (Trang 40 - 43)

Bảng 3.3: So sánh kết quả thí nghiệm của 2 phương pháp cộng hợp bằng Formaldehyde và Fluorosulfonyl benzoic acid

Hiệu suấtcộng hợp (%) A B C

Cộng hợp bằng phương pháp Formaldehyde Lô 1

5.09 % 3.26 % 3.15 %

Cộng hợp bằng phương pháp Fluorosulfonyl

benzoic acid Lô 2 7.44% 5.02% 5.56%

Từ kết quả được trình bày ở trong bảng 3.3 chúng tôi thấy rằng ở cả ba lần làm thí nghiệm thì quá trình cộng hợp TTX với protein mang TT thông qua Formaldehyde đều cho hiệu suất cộng hợp là thấp hơn so với phương pháp dùng Fluorosulfonyl benzoic acid. Cụ thể trong lô thí nghiệm 1A và 2A (sử dụng nguồn nguyên liệu là TTX của Nhật lô 7455 có độ sạch 99,8%) hiệu suất cộng hợp theo con đường Formaldehyde cho kết quả là 5,09%, trong khi đó hiệu suất cộng hợp theo con đ ường Fluorosulfonyl benzoic acid đ ạt được 7,44%. Tương tự đối với lô thí nghiệm 1B, 1C và 2B, 2C (sử dụng nguyên liệu đầu là TTX tinh chế ở phòng nghiên cứu Viện vacxin có độ sạch từ 80-85%) ở phương pháp Formaldehyde cho hiệu suất cộng hợp là 3,26% và 3,15% thì ở phương pháp Fluorosulfonyl benzoic acid cho hiệu suất 5,02% và 5,56%. Như vậy hiệu suất cộng hợp bằng phương pháp Fluorosulfonyl benzoic acid cao hơn từ 1,5 đến 1,8 lần so với phương pháp cộng hợp dùng Formaldehyde. Đồng thời cũng cho thấy rõ trong cả 2 phương pháp hiệu suất cộng hợp tỷ lệ thuận với độ sạch của độc tố đưa vào cộng hợp.

3.83 5.91 0 2 4 6 8 Hiệu suất cộng hợp trung bình (%) TTX-Formal-TT TTX-Sulfo-TT

Hình 3.5: Biểu đồ so sánh hiệu suất cộng hợp trung bình của hai phương pháp cộng hợp bằng Formaldehyde và Fluorosulfonyl benzoic acid

Qua kết quả của hình 3.5 thấy rằng hiệu suất cộng hợp trung bình của 3 lô thí nghiệm thực hiện bằng phương pháp cộng hợp TTX với protein mang TT thông qua Fluorosulfonyl benzoic acid đ ạt 5,91%. Trong khi đó hiệu suất trung bình cộng hợp của 3 lô thí nghiệm bằng ph ương pháp cộng hợp thông qua Formaldehyde là 3,83%. Hiệu suất cộng hợp trung bình thông qua Fluorosulfonyl benzoic acid lớn hơn hiệu suất cộng hợp trung bình thông qua Formaldehyde là 1,54 lần. Nhưng so với kết quả nghiên cứu củaQin – Hui Xu, cộng hợp TTX với KLH qua con đường formaldehyde cho hiệu suất là 15% thì cả 2 kết quả của chúng tôi làm được còn rất thấp.

Qua kết quả này chúng tôi thấy rằng phương pháp cộng hợp TTX với protein mang TT thông qua Fluorosulfonyl benzoic acid là phương pháp mà bước đầu cộng hợp có hiệu quả h ơn phương pháp cộng hợp thông qua đ ường formaldehyde do đó có thể áp dụng để điều chế kháng nguyên nhân tạo TTX-TT sử dụng cho nghiên cứu miễn dịch sản xuất kháng thể kháng độc tốcá Nóc.

Chương 4

Một phần của tài liệu so sánh hiệu suất cộng hợp độc tố cá nóc (tetrodotoxin) với toxoid tetanus bằng hai phương pháp formaldehyde và fluorosulfonyl benzoic acid (Trang 40 - 43)