Sự biến đổi về tâm lý

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu sự cần thiết của công tác tư vấn học đường hiện nay ở một số trường cấp 2-3 tại Tp. HCM (Trang 28 - 33)

a) Đặc điểm nhận thức: cùng với sự phát triển vé mặt cơ thể, hoạt động trí tuệ

của lứa tuổi thiếu niên cũng có những thay đổi đáng kể mà trước hết là vẻ:

“Trương Bich (À(guuệt Trang 23

2khảm Vi WGi Dang Outing 2: Ce lở lý lugn

- Trí nhớ: có những biến đổi cơ bản so với tuổi nhi đồng. Tinh chủ định và tính có hệ thống tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ cũng khác hẳn dẫn đến hiệu

suất ghi nhớ được nâng cao. Các em biết chọn cách nhớ phù hợp với từng bài,

từng môn học đặc biệt khả năng ghi nhớ trừu tượng tăng lên rất nhiều.

- Tư duy của các em phát triển nhanh đặc biệt là tư duy trừu tượng. Khả năng

vận dụng những thao tác tư duy linh hoạt và khá nhuẩn nhuyễn (nhất là vào cuối

tuổi thiếu niên). Ở học sinh cấp 2 bắt đầu xuất hiện khả năng suy luận một cách

có giả thuyết, dua trên những tiền dé chung. Các em không còn dé dàng công

nhận mọi cái như tuổi nhi đổng mà biết để ra những thắc mắc và muốn được giải

đáp.

- Ngôn ngữ: vốn từ tăng nhanh đặc biệt là vốn từ khoa học. Các em biết điều khiển sao cho ngôn ngữ hay, bay bổng. Tuy nhiên cách dùng ngữ pháp vẫn còn

có nhiều thiếu sót, sai chính tả.

b) Đặc điểm uê nhân cách:

b1- Xuất hiện sự xung đột thậm chí dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ

giữa thiếu niên và người lớn:

Chính những thay đổi mạnh mẽ về cơ thể đã làm cho các em suy nghĩ rằng:

"mình không còn là trẻ con nữa", Các em thường hay “phóng đại” các năng lực của mình, thường đánh giá cao hơn khả năng hiện có của bản thân. Xu hướng muốn được làm người lớn, được tôn trọng và được đối xử như người lớn đã thôi thúc các em có những hành động, ngôn ngữ, cung cách ứng xử, trang phục, giống người lớn mà không hé biết chọn lọc (bất chước cái tốt lẫn cái xấu): uống rượu,

hút thuốc lá, cá độ, ...tò mò muốn tìm hiểu cuộc sống của người lớn nhất là quan

hệ nam ~ nữ,

Tuy nhiên các em vẫn còn phụ thuộc nhiều vào gia đình và bản thân vẫn có nhiều hành vi, lời nói của trẻ con nên nhìn chung người lớn vẫn coi các em là

“con nit”, Từ đó xảy ra mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và trẻ em trong giao tiếp và ứng xử, thậm chí dẫn đến những đụng độ - xung đột ở lứa tuổi này,

TFritong Bich Hguyet Trang 24

Phin Wi Wi Dang Olutoug 2: (2# sở lý luận

Sự tốn tại những xu thế đối lập này và sự phản đối lẫn nhau sẽ sinh ra những va chạm và khi thái độ của người lớn chưa thay đổi thì tính phủ định có hệ thống của thiếu niên càng trở nên bền vững hơn. Chúng sẽ xa lánh người lớn, tin rằng người

lớn không đúng vì rằng người lớn không hiểu và không thể hiểu được chúng.

Điều này có ảnh hưởng không tốt trong việc giáo dục các em vì người lớn sẽ không còn khả năng ảnh hưởng đến các em trong thời kỳ quan trọng của sự hình

thành nhân cách. Vì vậy để khắc phục tình trạng này, người lớn mà trước hết là cha mẹ cẩn hiểu được những thay đổi cơ bản ở lứa tuổi này. Chúng ta không nên tỏ thái độ bất lực trước lứa tuổi này mà cẩn có phương pháp tác động, giáo dục đúng đắn, khoa học. Việc tỏ ra tôn trọng, tạo diéu kiện để cho thiếu niên chiếm

một vị trí bên cạnh mình, tôn trọng sự độc lập, ý thức vươn lên làm người lớn của

các em là hết sức cắn thiết. Từ đó có quan hệ bạn bè, bình đẳng, hợp tác với tư cách là người đi trước có kinh nghiệm hơn để hướng dẫn các em. Có như vậy thì

những mâu thuẫn, những khó khăn ở lứa tuổi thiếu niên mới được giải quyết và trả lại sự cân bằng về tâm lý, sinh lý để các em phát triển bình thường, lành

mạnh. “Một đặc điểm quan trọng trong nhân cách của các em thiếu niên muốn

vươn lên thành người lớn. Các em đòi hỏi người lớn phải tôn trọng và thừa nhận

tính người lớn của mình. Nếu không đạt được diéu này các em sé phan kháng quyết

liệt, lúc này người lớn sẽ không còn uy tín đối với các em nữa. Đó là sự khẳng hoảng giữa thiếu niên và người lớn. Do đó chúng ta phải biết xây dựng mối quan hệ bạn bè, trong đó hai bên biết giúp đỡ và tin tưởng nhau. Nhờ đó sẽ tạo nên một sự hợp tác tốt dep cho phép người lớn dat thiếu niên vào vị trí mới, vị trí của người

giúp việc và người ban.” °.

b2 - Xúc cảm ~ tình cảm: do sự hoạt động mạnh mẽ của các hệ cơ quan trong cơ

thể như tim đập nhanh, huyết áp cao, sự mất cân bằng của hệ thần kinh trung

ương (hưng phấn mạnh hơn ức chế) nên các em dé nóng nảy vô cớ, không làm

“Trươớg Bich ((guuệt San, 25

Phan Vi (ệtội Dang uương 2: Co sộ lý luận

chủ được bản than, hay gây gổ, hiếu động đôi khi uể oải, khi thi hổi hộp khi thì la

hét ẩm i, lúc quá hăng say lúc quá chán nản bi dat...

% Tâm trạng của các em thay đối nhanh chóng, thất thường đôi khi có nhiều

mâu thuẫn. Vì thế các em có lúc tỏ ra ngoan ngoãn, yêu thương mọi người nhưng

có lúc lại rất hư, vô cớ bắt nạt, trêu chọc và khiêu khích mọi người. Tính dễ bị kích động, sôi nổi, bổng bột là đặc điểm cẩn lưu ý ở tuổi thiếu niên. Các em

thường dễ bị kích thích, lôi kéo vào các nhóm bạn không tốt, tham gia vào những

hoạt động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những hành vì thiếu suy nghĩ. Việc quan tâm, cách ứng xử khéo léo của cha mẹ, thay cô và những người khác là diéu quan trọng và hết sức cần thiết.

+ Sự biến đổi của tuổi dậy thì còn làm cho quan hệ giữa các em trai em gái thay đổi một cách căn bản. Các em trở nên quan tâm đến nhau, có nguyện vọng muốn được bạn khác giới yêu thích. Vì vậy việc quan tâm đến vóc dáng, đến

những yếu tố gây sự hấp dẫn đối với bạn khác phái ở các em là điều dé hiểu. Các em gái thường xuyên soi gương hơn, chăm sóc hình dạng cơ thể, cách ăn mặc...

đối với các em trai thì việc tạo phong cách riêng cho mình là điều quan trọng.

Chính vì thế các em dé dàng tỏ ra không hài lòng thậm chí tự ti, mặc cảm với sự phát triển không cân đối của cơ thể hoặc đối với những khiếm khuyết nhỏ.

% Ở lứa tuổi thiếu niên, tình bạn cùng giới và khác giới chiếm một vị trí khá

quan trọng trong đời sống tình cảm của các em, Nhu cau cẩn có bạn tâm tình và

thông cảm là một nhu cau đặc trưng và nổi bật ở tuổi thiếu niên. Tình bạn ở tuổi thiếu niên khá sâu sắc (không chỉ chia sẻ về học tập mà các em có thể tâm sự,

chia sẻ mọi buồn vui trong gia đình hay trong học tập.... mà không phải lúc nào

cũng dé dàng để tâm sự với người lớn) và còn có sự lựa chọn, có những quy định riêng trong mối quan hệ bạn bè: chân thành, keo sơn gắn bó, luôn giúp đỡ bạn

thậm chí là có su bao che, giấu diém với những khuyết điểm của bạn.

Trái ngược với những tình bạn tốt đẹp, đôi khi các em kết bạn dựa trên

những hình thức bé ngoài, a dua theo bạn bè để từ đó chơi bời. Ví dụ: hút thuốc,

Futong Bich HAguypt Trang 26

ám Ve WGi Dang Chutong 2: Ca sở lý luậm

uống rượu bia, chạy theo mốt lố lang, cờ bạc, thậm chí là hút chích các chất ma túy v.v,. vì vậy các bậc cha mẹ và gia đình cẩn quan tâm đến chế độ sinh hoạt

cũng như là việc kết bạn của con cái để có những biện pháp can thiệp kịp thời,

khéo léo.

s* Những rung cảm, cảm xúc giới tính bắt đầu xuất hiện ở các em thiếu niên. Tình cảm này sé tạo ra những tâm trạng buổn rấu, nhớ nhung làm ảnh hưởng đến học tập của các em, ngược lại nó gây cho các em tâm trạng phấn chấn, vui vẻ. Đó chính là những xúc cảm ban đầu rất kín đáo, tế nhị. hợp quy luật ở tuổi thiếu niên. Đôi khi đó chỉ là mến nhau chứ chưa phát triển thành tình yêu như người lớn vẫn nghĩ. Vì vậy moi can thiệp thô bạo của cha mẹ, thdy cô sé là sự

xúc phạm lớn lao gây tổn hại nặng nể cho các em về tâm lý và thường dẫn đến những hậu quả nặng nề mà người lớn không thể nào lường trước được!

b3- Cùng với những thay đổi về xúc cảm — tình cảm, phẩm chất ý chí của học sinh thiếu niên có những thay đổi và mang màu sắc mới. Các em thường

xây dựng cho mình những mẫu hình lý tưởng của riêng mình. Việc cố gắng bat

chước người mẫu lý tưởng là điểu xảy ra phổ biến ở lứa tuổi này. Đó có thể là những ca sĩ nổi tiếng, dién viên điện ảnh hoặc người mẫu thời trang hay những

danh nhân vi đại nào đó. Sự phấn đấu vươn lên theo mẫu hình lý tưởng giúp các em hình thành những phẩm chất ý chí như sức mạnh, sự can đảm, dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, tinh thần vượt khó khăn để đạt được mục đích. Chính vì thế

mà đặc trưng của tuổi thiếu niên là tinh than thích phiêu lưu mạo hiểm, liễu lĩnh.

Các em trai, sức mạnh của người đàn ông thực thụ thường là một phẩm chất quan trong. Các em thích đấu tranh, thích đọ sức thậm chi gây gổ nhằm chứng minh sức mạnh ưu thế của mình. Việc lựa chọn cho mình một số môn thể thao nào đó cũng quan trọng đối với các em. Nhìn chung tuổi thiếu niên luôn tìm kiếm những kinh nghiệm mới, lạ lim, ít thuận tiện để từ đó chính phục và làm kinh nghiệm

cho bản thân.

Tritong Bich ((guuệt Trang 27

(Lá Wei Wi Dang lung 2: Od sé tý (luận

Các em cũng là người có tinh than trách nhiệm cao. Sẽ là niềm sung sướng.

vinh dự cho các em khi được người lớn giao phó những trọng trách quan trọng nào đó trong lớp, trong trường...

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu sự cần thiết của công tác tư vấn học đường hiện nay ở một số trường cấp 2-3 tại Tp. HCM (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)