Tâm lý lứa tuổi đầu thanh niên ( cấp 3 )

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu sự cần thiết của công tác tư vấn học đường hiện nay ở một số trường cấp 2-3 tại Tp. HCM (Trang 33 - 37)

2.1. Thể chất: Nếu như ở lứa tuổi thiếu niên cơ thể các em đang có những biến đổi lớn, đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong sự phát triển thì đến giai đoạn đầu thanh niên, thể chất của các em đã đi vào ổn định, hoàn chỉnh.

2.2. Một số đặc điểm về nhân cách:

“ Bước sang tuổi đầu thanh niên, vị thế của các em đã khác trước nhiều.

Trong gia đình, các em phải đảm nhận một số công việc nhất định do người lớn

giao phó. Ở nhà trường, hoạt động học tập của các em cũng phức tạp hơn: nội

dung học tập phong phú, khá trừu tượng và phức tạp. Nhiệm vụ học tập nang nể, căng thẳng, phương pháp giảng dạy, hình thức giảng dạy của các thay cô khác hẳn so với trước. Do vậy đòi hỏi học sinh cấp 3 phải đầu tư nhiều sức lực cho việc học, phải vận dụng trí lực, sáng tạo nhiều hơn. Ngoài ra, các em cũng tham gia

một số những hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa ở trường học: hoạt động

Doan, sinh hoạt thể thao, văn hóa — văn nghệ... diéu này có tác động tích cực đến sự phát triển nhân cách của các em.

+ Ở lứa tuổi đầu thanh niên, khả năng tự ý thức phát triển mạnh mẽ do vậy

các em hay tự đánh giá về hình ảnh cơ thể của bản thân một cách tỉ mỉ, nghiêm khắc. Các em thường không hài lòng về chiểu cao (quá cao hay quá thấp), vóc

đáng cơ thể (quá ốm hay quá mập) hoặc những khiếm khuyết nào đó trên cơ thể,

đặc biệt là khuôn mặt. Điều đó dẫn đến sự tự ti, mặc cảm luôn dày vò không ít

những cậu bé, cô bé. Các em cũng hay nhận xét, đánh giá vé những phẩm chất

giới tính của minh và cố gắng phấn đấu để trở thành những người đàn ông thực thu, trở thành những thiếu nữ dịu dàng theo tiêu chuẩn phái đẹp.

Tntong Bich °(guuệt Trang 28

Phan i: Hei Dang Outong 2: Co vở ly luận

Để khẳng định và tự đánh giá minh, các em cũng thường hay tự nguyện

nhận những nhiệm vụ khó khăn, cố gắng hoàn thành nó. Các em thường hăng hái

nhiệt tình tham gia mọi công việc. Tuy nhiên các em có nhược điểm là dé bi

quan, chán nắn nếu gặp khó khăn. Các em thường hay đánh đồng về sự cố chấp, bướng bỉnh, ngang tàng là gan dạ, dũng cảm. Vì vậy các em nhất là em trai hay

chứng tỏ mình là anh hùng rơm bằng cách: đua xe, hút thuốc, đánh lộn để chứng tỏ bản lĩnh dan ông...do đó các em dé bị kẻ xấu lợi dụng làm những việc xấu mà chưa ý thức hết được.

Một biểu hiện khác của sự tự đánh giá đó là các em thường ngắm so sánh

mình với những người xung quanh. Đối chiếu ý kiến của mình với ý kiến của người lớn, nhất là những người mà các em ngưỡng mộ, tin tưởng. Viết nhật ký là

một hình thức tự phan tỉnh, suy sét bản thân hoặc để tâm sự những buồn vui trong

cuộc sống của các em. Nhu cấu tự tu đưỡng, rèn luyện bản thân rất cao, các em

luôn nghiêm khắc với bản thân mình. Do đó việc sưu tập những câu châm ngôn cũng thường thấy ở một số học sinh cấp 3.

% Song song với sự phát triển của tự ý thức, tự đánh giá, tinh tự trọng ở đầu tuổi thanh niên cũng phát triển mạnh. Các em muốn được mọi người tôn trọng và đối xử với các em như người lớn. Các em rất muốn được học tập, được cống hiến cho xã hội. Mỗi em đều xây dựng cho mình những tiêu chuẩn riêng, những lý tưởng riêng. Đối với học sinh ở lứa tuổi dau thanh niên, mọi thứ đều rất tuyệt vời,

mọi cơ hội - con đường thành đạt luôn ở phía trước.

Tuổi thanh niên là lứa tuổi đang phát triển về tài năng, mọi sức sáng tạo nhưng các em thường hay kiêu ngạo, nông nổi, ít chịu học hỏi đến nơi đến chốn.

Các em thường thích những hoạt động sôi nổi, mới lạ: thích văn học. nghệ thuật, ca nhạc, thể thao, thời trang... Ngoài ra các em cũng rất quan tâm đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và trong nước và đây cũng là những chủ để mà các em thường trao đổi, tranh luận sôi nổi.

Trtong Bich (À(guuệt Trang 29

Phin Ui Wi Dang Cương 2: Cot sé tý luận

+ Về xúc cảm — tình cảm: Các loại tinh cảm đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ đều phát triển mạnh. Nhìn chung tình cảm của các em đều dựa trên cơ sở nhận thức tương đối sâu sắc. Tình bạn ở lứa tuổi đầu thanh niên được xây dựng trên cơ sở có cùng chung lý tưởng, sở thích, hứng thú... tình bạn của các em sâu sắc, có cơ sở và bến chặt. Sự ích kỷ, tham lam, thiếu trung thực, giả dối trong mối quan hệ ban bè sẽ không được các em chấp nhận. Đối với các em tình bạn là thiêng liêng cao

quý vì bạn bè không chỉ giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn mà còn là người các em

có thể tâm sự mọi buồn vui, thắc mắc trong cuộc sống, trong học tập, nơi gia đình

và các mối quan hệ khác. Bởi lẽ các em cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng đắn, nghiêm túc những suy nghĩ và hành động của các em. Do đó các

em khó lòng bộc bạch với cha mẹ ở nhà và thầy cô giáo ở trường, nhưng lại tin cậy, tâm sự, lắng nghe lời khuyên của bạn bè.

Một loại tình cảm rất đặc biệt cũng xuất hiện ở lứa tuổi này đó là tình yêu -

tình yêu của tuổi học trò với biết bao nhiêu ngỡ ngàng, đẩy lãng mạn và thiếu kinh nghiệm, thiếu sáng suốt. Tình cảm này thường xuất phát từ tình bạn, từ

thông cảm đối với hòan cảnh của nhau, từ sự hòa hợp của cả hai tâm hồn. Bước

vào tình yêu, các em có biết bao điều thắc mắc, trăn trở với hàng loạt những câu

hỏi đặt ra vé: cách ứng xử trong tình yêu? Làm thế nào để xác định đó có phải là tình yêu không? Làm thế nào để giữ được tình yêu? v.v..

4 Cuối lứa tuổi này, các em học sinh phổ thông còn có những băn khoăn

suy nghĩ để lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình. Có thể nói đây, là

giai đoạn rất khó khăn cho các em cũng như là gia đình trong việc chọn nghề, Thông thường các em chưa xác định khả năng của mình, các em thường thắc mắc: không biết vào trường nào? Ngành đó có phù hợp với mình không? Nếu thi

rớt sẽ làm gì? Những thắc mắc về kỳ thi tuyển sinh... chính vì vậy mà các em học tập rất căng thẳng, phải chịu áp lực từ nhiều phía. Việc lựa chọn nghề nghiệp của

các em bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: do cha mẹ chọn trường, bạn bè rủ ré, lời khuyên của thầy cô giáo, các phương tiện thông tin đại chúng, ...mà ít quan tâm

Tatong Bich Aguye Frany 30

2Á6uLẩm Vi (Xfộ¿ Dang Ohutong 2: Ca sé ty luậm

đến nang lực cũng như là hứng thú cá nhân và sự phân công lao động trong xã

hội.

&} Từ sự trình bày và phân tích những đặc đểm về tâm sinh lý của hai lứa tuổi

trên, ta có thể rút ra những đặc tính chung nhất của tuổi thanh thiếu niên như sau:

+ Đây là lứa tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý.

+ Chiều cao tăng đột ngột.

+ Tuyến sinh duc hoạt động mạnh.

+ Có tính tò mò, muốn khám phá.

+ Trí tưởng tượng phong phú, diễn tả vụng về.

+ Trong các em có nhiều mâu thuẫn, mặc cảm và dé bị tổn thương.

+ Các em cũng dễ bị xúc động, dễ kích động.

+ Thích những chuyện phiêu lưu mạo hiểm.

+ Nhu cầu tự khẳng định, thích làm người lớn là điểu dé thấy nơi thanh thiếu niên.

+ Các em thích được quan tâm, được tôn trọng.

+ Có nhiều ước mơ hoài bão nhưng thiếu thực tế, các em cũng có những mẫu người lý tưởng, những thần tượng của riêng mình.

+ Nhạy bén với cái mới hay đua đòi, thích bất chước theo người mình thích.

+ Đây là lứa tuổi dễ kết bạn, thích giao lưu.

+ Muốn hấp dẫn người khác phái, có thôi thúc tình dục, tò mò và đôi khi muốn thử...

+ Bắt đầu nghĩ đến nghẻ nghiệp, tương lai đặc biệt là ở cuối cấp 3.

+ Sự tiếp thu cái mới của các em thiếu chọn lọc.

> Tóm lại: Tuổi thanh thiếu niên chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng có nhiều thay đổi nhất trong cuộc đời của một con người. Trẻ trong giai đoạn này

đang có những biến chuyển theo những chiều hướng khác nhau và tương đối phức

tạp. Với đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này, các em không dé dàng trò chuyên, trao

Tntong Bick Hguypt Trang 31

Phin Ui: (Jfộ¿ Dung Ohitong 2: Cat lở lý luận

đối với cha me, thay cô giáo mà thường tìm đến bạn bè (những người cũng thiếu

hiểu biết và kinh nghiệm) để tâm sự.

Chúng ta ai cũng đã từng trải qua giai đoạn này và thấu hiểu những khó khăn mà các em đang gặp phải. Vì vậy nếu không giúp đỡ những khó khăn, tình trạng

của các em có thể trở nên trầm trọng hơn bởi các em tự mình không thể giải quyết được. Ngay cả có những em không ý thức được sự nghiêm trọng và nguy hiểm của tình trạng hay hành vi của mình thì vai trò của công tác tư vấn học đường là hết sức cần thiết. Như vậy nếu chúng ta không trang bị những gì các em cẩn để vào đời ngay từ bây giờ, có lẽ các em sẽ không còn có cơ may nào khác

hoặc chúng sẽ vào đời bằng sự nghèo nàn, què quặc của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Tâm lý giáo dục: Bước đầu tìm hiểu sự cần thiết của công tác tư vấn học đường hiện nay ở một số trường cấp 2-3 tại Tp. HCM (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)