CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1. Quan niệm về chất lƣợng thẩm định tài chính doanh nghiệp trong hoạt động của ngân hàng thương mại

Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại, tuy nhiên chất lƣợng cũng là một khái niệm gây nhiều

tranh cãi. Chất lƣợng nói chung đƣợc hiểu là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tƣợng tạo cho thực thể, đối tƣợng đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Vì thế mà chất lượng dường như là một khái niệm rất khó hiểu và không thể quản lý, nó chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau.

Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, định nghĩa: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan".

Theo từ điển thuật ngữ học kinh tế học (NXB từ điển bách khoa Hà Nội – 2001) thì “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một hàng hoá hay dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của người mua. Vật liệu, kiểu dáng và kỹ thuật chế biến… là những đặc điểm quan trọng của chất lượng ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng mua sản phẩm đó”.

Đứng trên quan điểm ngân hàng thì có thể hiểu “Chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là tập hợp các đặc tính của thẩm định đáp ứng được các yêu cầu và mục đích của ngân hàng, đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng”.

1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Chất lượng là một khái niệm gây nhiều tranh luận và việc đo lường, đánh giá chất lƣợng cũng là một vấn đề không hề đơn giản. Thẩm định tài chính doanh nghiệp đƣợc coi là chất lƣợng tốt khi các nhận xét, đánh giá của CBTD/CBTĐ đƣa ra là chính xác, khách quan với thời gian và chi phí hợp lý;

kết quả thẩm định giúp ngân hàng đƣa ra quyết định đúng đắn nhất trong hoạt động tín dụng vừa nhằm mục đích tăng thu nhập vừa đảm bảo tính an toàn.

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng thẩm định tài chính doanh nghiệp nhưng dưới góc độ ngân hàng thì có một số chỉ tiêu sau:

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định tính

Mức độ chính xác của kết quả thẩm định: Chất lƣợng thẩm định tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở mức độ chính xác của kết quả thẩm định. Ngân hàng có đánh giá chính xác, toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp hay không? Các đánh giá đó đều ảnh hưởng đến việc ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Tính chính xác ở đây còn thể hiện ở việc ngân hàng có lựa chọn đƣợc doanh nghiệp tốt để cho vay, những doanh nghiệp có thể hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng.

Mức độ chính xác của kết quả thẩm định thể hiện rõ qua sự chính xác trong việc phân loại khách hàng: xác định đƣợc mức độ tốt xấu của đối tƣợng cho vay với từng mức cụ thể, chẳng hạn: rất tốt, tốt, trung bình, xấu.

Việc phân loại này càng chính xác và sát thực tế càng cho thấy chất lƣợng thẩm định của chi nhánh tốt.

Sự hài lòng của khách hàng: Trong hoạt động tín dụng, khách hàng vay vốn tại ngân hàng mong muốn việc thẩm định và xét duyệt tín dụng đƣợc diễn ra nhanh chóng. Đồng thời không có hiện tƣợng cán bộ thẩm định đòi hỏi lợi ích từ phía khách hàng. Tuy nhiên chỉ tiêu này khó có thể thực hiện được trong những trường hợp khách hàng có tình hình tài chính kém, dẫn đến ngân hàng phải ra quyết định không cấp tín dụng.

Để đánh giá đƣợc sự hài lòng của khách hàng, ta tiến hành khảo sát, xây dựng bảng hỏi về một số chỉ tiêu cụ thể ở các khía cạnh về chất lƣợng cung cấp sản phẩm, chất lương phục vụ như: cơ sở vật chất, các hình thức cấp tín dụng, thời gian phân tích thẩm định, mức lãi suất, thái độ, ứng xử, năng lực của nhân viên tại Chi nhánh, trình độ xử lý thông tin, ... thông qua các đánh giá tốt, trung bình, chƣa tốt.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng

Thời gian thẩm định tài chính doanh nghiệp: Kết quả thẩm định dù có chính xác đến đâu mà thời gian thẩm định kéo dài thì cũng không đƣợc coi là có chất lƣợng. Nếu thời gian thẩm định kéo dài sẽ gây tốn kém cho ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Quan trọng hơn, do thời gian thẩm định bị kéo dài làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng, mất cơ hội cho vay đối với những khách hàng tốt và giảm uy tín của ngân hàng.

Chi phí thẩm định tài chính doanh nghiệp: Cán bộ thẩm định khi thực hiện công việc của mình phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí bỏ ra cho công tác thẩm định. Kết quả thẩm định tốt mà chi phí cho nó quá lớn thì cũng không đảm bảo đƣợc chất lƣợng thẩm đinh. Nếu ngân hàng không đảm bảo thời gian thẩm định và chi phí lớn sẽ làm mất cơ hội đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời gây tốn kém và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với khách hàng doanh nghiệp: Mặc dù một khách hàng hoặc một khoản vay quá hạn có nhiều nguyên nhân bao gồm cả nguyên nhân khách quan như môi trường kinh tế vĩ mô, thiên tai, hỏa hạn... và nguyên nhân chủ quan nhƣ kết quả thẩm định không chính xác của ngân hàng. Song về cơ bản có thể nói tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu là chỉ tiêu định lƣợng quan trọng nhất thể hiện chất lƣợng thẩm định khách hàng nói chung và chất lƣợng thẩm định tài chính KHDN của ngân hàng nói riêng.

Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng thẩm định tài chính KHDN:

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHDN = Dƣ nợ KHDN quá hạn/Tổng dƣ nợ KHDN Tỷ lệ NQH đối với KHDN/tổng dƣ nợ=Dƣ nợ KHDN quá hạn/tổng dƣ nợ.

Tỷ lệ nợ xấu đối với KHDN = Dƣ nợ KHDN bị nợ xấu/Tổng dƣ nợ KHDN Tỷ lệ NX đối với KHDN/tổng dƣ nợ = Dƣ nợ KHDN bị nợ xấu/Tổng dƣ nợ Thông qua các khoản nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ các khoản nợ quá hạn, nợ xấu đối với doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ khách hàng nói chung

có thể đánh giá đƣợc mức độ an toàn của các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn quá lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự an toàn trong hoạt động ngân hàng. Cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cao làm gia tăng chi phí thu hồi, xử lý nợ; tăng chi phí trích lập dự phòng tức là tăng chi phí cho ngân hàng, làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời tỷ lệ này cao cũng cho thấy nguy cơ ngân hàng mất vốn cao. Ngân hàng có mức nợ quá hạn lớn và tỷ lệ nợ quá hạn cao đối với KHDN một phần nói lên rằng chất lƣợng thẩm định của doanh nghiệp thấp và ngƣợc lại.

Nợ tại các tổ chức tín dụng có thể phân ra thành các nhóm nợ nhƣ sau:

- Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.

- Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.

- Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại .

- Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn: bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, Các khoản nợ đã cơ

cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại.

Theo đó, các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ thuộc nhóm 2 đến nhóm 5, nợ xấu là các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Đối với ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của KHDN là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng thẩm định tài chính KHDN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)