Kinh nghiệm thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO

1.4.1. Kinh nghiệm thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp

Thẩm định khách hàng là một bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ, nếu công tác thẩm định tốt sẽ hạn chế đƣợc rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Mục đích của việc thẩm định khách hàng là đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng.

Việc quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro, nếu nội dung thẩm định không chi tiết, đầy đủ, việc đánh giá phân tích khách hàng không khách quan và chính xác, từ đó dẫn đến các quyết định sai lệch của cấp Lãnh đạo phê duyệt đối với khách hàng và gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Nội dung của thẩm định khách hàng gồm: Thẩm định về từ cách của khách hàng; Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh; Thẩm định về tính hình tài chính; Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh...

Mục đích của việc phân tích tình hình tài chính khách hàng tại một số ngân hàng thương mại là xem xét khả năng thực tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá đƣợc khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho

Ngân hàng hay không. Tình hình tài chính phải đƣợc xem xét một cách tỷ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng các NHTM thường lưu ý đến các chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Đây là chỉ số rất quan trọng đối với ngân hàng khi xem xét cho khách hàng vay vốn, nó cho ta biết khả năng trả nợ của khách hàng đối với các khoản nợ đến hạn.

Mức độ độc lập về tài chính: Cho chúng ta thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp khi không có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Nếu mức độ độc lập tài chính cao thì doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp chỉ hoạt động bằng vốn tự có thì sẽ bị hạn chế rất nhiều đến khả năng mở rộng kinh doanh và lợi nhuận.

Phân tích sự biến động về tài sản và nguồn vốn:

Trong quá trình hoạt động, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ liên tục biến động cả về qui mô và cơ cấu.

Thông thường, khi tổng tài sản tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh và kết quả là doanh thu, lợi nhuận cũng tăng theo.

Trường hợp tổng tài sản tăng nhưng doanh thu không tăng phải tìm hiểu nguyên nhân có thể do TSCĐ mới đƣa vào hoạt động hoặc doanh thu không tăng nhƣng lợi nhuận tăng có thể do quản lý về tài chính tốt hơn, giảm chi phí.... Những trường hợp tổng tài sản tăng mà doanh thu, lợi nhuận không tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang bị giảm sút giảm phải tìm hiểu nguyên nhân và xu hướng thay đổi kèm theo các giải pháp.

Các khoản nợ ngân hàng:

Qua việc xem xét các khoản nợ của doanh nghiệp với các ngân hàng khác (nếu có) phần nào thể hiện đƣợc uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng,

đồng thời đây là cơ sở để cân đối khả năng trả nợ khi tính toán thời gian vay.

Khi xem xét các khoản nợ này đặc biệt quan tâm đến các khoản nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ quá hạn (nếu có) và phải tìm hiểu, giải trình rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Các khoản phải thu, phải trả:

* Điều quan trọng khi xem xét các khoản phải thu là phải đánh giá khả năng thu hồi, đánh giá về mức độ uy tín của các bạn hàng và đặc biệt lưu ý đến các khoản nợ đọng kéo dài và các khoản dự phòng không thu đƣợc.

* Xét về mặt lợi ích thì doanh nghiệp không phải trả lãi cho nguồn vốn này nhƣng nếu các khoản phải trả quá lớn thì có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có các khoản nợ dây dƣa kéo dài thì cần xem xét lại uy tín.

Cân đối các khoản phải thu với các khoản phải trả cho ta thấy doanh nghiệp là đối tượng bị chiếm dụng vốn hay là người đi chiếm dụng. Đây là một cơ sở để tính nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho

Cần xem xét tình hình biến động xuất - nhập và tồn kho cả nguyên liệu và hàng hoá của Công ty. Các số liệu này phản ánh chi tiết và chính xác tình hình kinh doanh của khách hàng, nó cho ta thấy mặt hàng nào nhập nhiều, mặt hàng nào nhập ít, mặt hàng nào dễ bán, mặt hàng nào khó bán, lƣợng tồn kho là bao nhiêu và đặc biệt cần tìm hiểu trong số hàng tồn kho có bao nhiêu là hàng ế chậm luân chuyển, bao nhiêu hàng kém chất lƣợng.

Chu kỳ kinh doanh:

Việc xác định chu kỳ kinh doanh của Công ty giúp cho việc xác định đƣợc thời hạn vay trung bình cho các khoản vay ngắn hạn.

Thông qua chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh sẽ đánh giá đƣợc mức độ quay vòng vốn, thời gian dự trữ hàng trung bình, khả năng và thời gian thu hồi

đƣợc các khoản phải thu. Nếu chu kỳ kinh doanh càng ngắn chứng tỏ Công ty sử dụng vốn tốt, không để tồn kho và uy tín cao. Thường chu kỳ kinh doanh của Thương mại là < 3 tháng; Sản xuất khoảng 6 - 9 tháng và Xây dựng có thể kéo dài 9 - 12 tháng. Trường hợp chu kỳ kinh doanh của khách hàng dài hơn mức trung bình, phải tìm hiểu và trình bày đƣợc nguyên nhân thể hiện đặc thù của khách hàng và phải mang tính chủ động.

Tuỳ theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp ta sẽ chú trọng phân tích yếu tố này hay yếu tố khác. Ngoài các khía cạnh trên có thể phân tích bổ sung các khía cạnh khác (nhƣ chi phí, tài sản cố định....) để có thể đánh giá một cách chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ dự báo xu hướng biến động.

Tại Ngân hàng TECKCOMBANK

- Về nguồn số liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp:

Techcombank thu thập đƣợc số liệu nhƣ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh… Bên cạnh đó, còn có kế hoạch phương án kinh doanh của kỳ tiếp theo. Đó là nguồn tài liệu cơ bản để ngân hàng tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp, để xem xét xem có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không. Nguồn thông tin mà ngân hàng thu thập đƣợc là khá đầy đủ cho một quá trình phân tích tài chính, đảm bảo việc phân tích tài chính có hiệu quả cao.

- Về hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích tài chính:

Techcombank đã sử dụng hệ thống các chỉ tiêu trong phân tích tài chính doanh nghiệp tương đối đầy đủ, thể hiện ở việc ngân hàng đã phân tích theo các nhóm tỷ số nhƣ: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, khả năng hoạt động, khả năng cân đối vốn, ...nhóm tỷ số về khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn là mục chỉ số về hiệu quả quản lý nợ, nhóm tỷ số về khả năng sinh lời là mục đánh giá hiệu quả hoạt động, nhóm tỷ số về khả năng hoạt động là mục chỉ số về hiệu quả quản lý tài sản, điều này góp phần rất lớn

trong công tác phân tích báo cáo tài chính, thẩm định dự án của ngân hàng.

- Công nghệ hiện đại đã đƣợc áp dụng trong công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Hệ thống máy tính đã đƣợc trang bị với số lƣợng nhất định, đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ. Các máy tính đƣợc nối mạng nội bộ trong chi nhánh để các cán bộ phòng ban khác nhau có thể dễ dàng tìm kiếm, sử dụng thông tin nội bộ, góp phần tăng hiệu quả làm việc nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian làm việc với độ chính xác cao. Nhờ sử dụng phần mềm cài đặt trên máy, cán bộ tín dụng có thể nhanh chóng tính toán các chỉ số một cách chính xác, không phải tính toán thủ công với những công thức công kềnh, mất nhiều thời gian mà kết quả lại có thể nhầm lẫn, ảnh hưởng tới quyết định cho vay.

- Đã xây dựng đƣợc mô hình chấm điểm tín dụng và đánh giá doanh nghiệp vay vốn: Hiện nay, Techcombank đã có bảng chấm điểm tín dụng và đánh giá doanh nghiệp. Mô hình này đƣợc sử dụng đã đem lại nhiều kết quả hữu ích, phục vụ rất tốt trong việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Dựa vào đó, ngân hàng tập trung phân tích một số chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất tình hình tài chính, đánh giá thêm các chỉ tiêu về phi tài chính và nhân trọng số xác định điểm tổng hợp, trên cơ sở đó xếp hạng doanh nghiệp, từ đó áp dụng mức lãi suất phù hợp.

Tại Ngân hàng VIETINBANK

- Việc phân tích tài chính doanh nghiệp đã đƣợc tiến hành theo một quy trình cụ thể, rõ ràng, logic và đƣợc thực hiện rất chi tiết, mạch lạc, cụ thể.

Thời gian và chi phí phân tích đƣợc ban quản lý đƣa ra quy định hợp lý đối với doanh nghiệp vay vốn mà vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Nội dung phân tích bao hàm cả phân tích định lƣợng nhƣ các chỉ số tài chính cần thiết đến phân tích mang tính chất định tính mà cán bộ tín dụng phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như phân tích ngành hàng, phân tích thị trường, phân

tích mạng lưới phân phối.

- Nội dung phân tích đƣợc bao quát đên tất cả các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ Bảng cân đối kế toán đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Ngân hàng không phân tích hết các chỉ tiêu mà chỉ tập trung vào các chỉ tiêu đặc trƣng và cần thiết đối với từng ngành hàng sản xuất kinh doanh vừa đạt hiệu quả cao, vừa tiết kiệm thời gian phân tích.

- Nguồn thông tin mà cán bộ tín dụng thu thập là khá đầy đủ, phong phú và toàn diện. Để tiến hành cho công tác phân tích tài chính, cán bộ tín dụng đã tiến hành kiểm tra, xác minh tính chính xác của bộ hồ sơ khách hàng.

Đây là những nguồn thông tin đƣợc đánh giá là toàn diện, đáng tin cậy phục vụ hữu ích cho quá trình phân tích. Để có thể hiểu biết đầy đủ về hướng đầu tƣ và ngành nghề kinh doanh của công ty, cán bộ tín dụng đã tham khảo nhiều thông tin chuyên ngành, từ các chuyên gia tƣ vấn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)