CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính doanh nghiệp của ngân hàng, mỗi nhân tố có tác động mạnh yếu khác nhau theo những chiều hướng khác nhau. Có thể chia thành hai nhóm nhân tố chính nhƣ sau: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố con người: Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm định là người trực tiếp thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp, vì vậy trình độ và tƣ cách đạo đức của cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lƣợng thẩm định. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng ý nghĩa của thẩm định nói chung và thẩm định tài chính KHDN nói riêng thì họ mới tạo những điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định cũng nhƣ tôn trọng ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định.

Một cán bộ có trình độ chuyên môn và thái độ làm việc, đánh giá khách quan đối với đối tƣợng thẩm định mới có thể đánh giá sát thực nhất tình hình tài chính của khách hàng và từ đó giúp ngân hàng sàng lọc đƣợc những khách hàng xứng đáng đƣợc cấp tín dụng. Công tác thẩm định khách hàng nói chung và thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp nói riêng đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ, kỹ năng nhất định về tài chính và nhiều khía cạnh liên quan. Tuy nhiên có kiến thức và trình độ chƣa đủ, cán bộ thẩm định cần phải

có ý thức và thái độ khách quan, cẩn trọng trong công việc. Chẳng hạn việc thẩm định khách hàng mà chỉ tiến hành qua hồ sơ, không trực tiếp thực tế tình hình khách hàng có thể dẫn đến nhìn nhận không xác thực về tình hình khách hàng và đƣa ra quyết định cấp tín dụng sai lầm.

Công việc thẩm định mang tính quyêt định trong việc ngân hàng có đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng hay không, do đó cán bộ thẩm định có thể sẽ rơi vào những trường hợp bị lợi ích cá nhân chi phối, nhận lợi ích từ phía khách hàng để từ đó đánh giá không sát thực, thậm chí là sai lệch tình hình thực tế của khách hàng để cho vay hoặc những trường hợp CBTĐ đòi hỏi lợi ích từ khách hàng. Trường hợp cán bộ thẩm định không khách quan trong khi thực hiện các bước thẩm định sẽ dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng, những thiệt hại to lớn cho ngân hàng.

Thông tin và chất lượng thông tin: Thông tin đầu vào của thẩm định có đƣợc từ khách hàng cung cấp, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Nhà nước, thông tin do CBTĐ trực tiếp thu thập… nếu các thông tin này không đƣợc thu thập đầy đủ hoặc không đáng tin cậy thì cán bộ thực hiện thẩm định sẽ không thể đánh giá chính xác, toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp dẫn đến quyết định cấp tín dụng không phù hợp. Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thì tính kịp thời của các nguồn thông tin thu thập được có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định, sự chậm trễ của thông tin làm ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Ngoài ra, từ việc có đƣợc các nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời thì việc lựa chọn xem phương pháp xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin đó nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

Tóm lại yếu tố thông tin là một nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định vì vậy mà NHTM cần phải chú ý đến yếu tố này đảm bảo chất lƣợng cho công tác thẩm địnhách hàng với ngân hàng, nhất là khách hàng

truyền thống.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị, công nghệ: Đây là nhân tô ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính KHDN.

Nếu điều kiện làm việc tốt, trang thiết bị, máy tính hiện đại với các phần mềm xử lý và lưu trữ dự liệu... thì việc thu thập thông tin và xử lý thông tin sẽ được tiến hành nhanh chóng và chính xác, từ đó ra kết quả thẩm định nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng, kịp thời giữ chân những khách hàng tốt và quan trọng hơn là nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Tính khoa học và hợp lý của quy trình, quy định thẩm định tài chính doanh nghiệp: Quy trình thẩm định khoa học và không chồng chéo sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí thẩm định, đồng thời giảm sự phiền nhiễu không cần thiết cho khách hàng. Chẳng hạn quy định về thu thập hồ sơ của ngân hàng chỉ cần đảm bảo những hồ sơ, thông tin cần thiết nhất cho công tác thẩm định.

Quy định, quy trình thẩm định của ngân hàng: là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng hướng dẫn CBTĐ thực hiện công việc thẩm định một cách khách quan, khoa học và đầy đủ. Để các cán bộ thực hiện tốt công tác thẩm định, ngân hàng phải xây dựng quy trình thẩm định khoa học, hợp lý, chi tiết và có hướng dẫn cụ thể để cán bộ thẩm định thuận tiện trong các bước thực hiện, giúp CBTD/CBTĐ định hướng được thông tin cần đánh giá; đồng thời, giúp cho CBTD/CBTĐ không bỏ sót thông tin, đánh giá toàn diện trên các mặt và tránh lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, cán bộ thực hiện công tác thẩm định phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình thẩm định mới đảm bảo đƣợc chất lƣợng công việc.

Cơ chế giám sát công tác thẩm định: Để đảm bảo cán bộ thẩm định thực hiện tốt công việc của mình và tuân thủ quy trình, quy định do ngân hàng đề ra, ngân hàng phải xây dựng cơ chế giám sát thích hợp, đồng thời có chế

tài đối với những trường hợp cố tình làm sai quy định hoặc nghiêm trọng hơn là lợi dụng vị trí, chức vụ để vụ lợi. Bộ phận giám sát ở các NHTM có thể bao gồm lãnh đạo bộ phận thẩm định; lãnh đạo ngân hàng; bộ phận thanh tra, kiểm toán nội bộ. Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát tốt thì sẽ hạn chế và khắc phục kịp thời những sai sót trong quá trình thực hiện công tác thẩm định.

Nhờ vậy mà chất lƣợng của công tác thẩm định sẽ đƣợc nâng cao hơn.

Sự phối hợp giữa các bộ phân tín dụng trong ngân hàng: bao gồm sự tương tác, hỗ trợ của lãnh đạo tới bộ phận thẩm định và sự tương tác với các bộ phận liên quan cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thẩm định khách hàng. Sự tương tác, phối hợp này vừa có tác dụng kiểm tra, giám sát lẫn nhau vừa có tác dụng cung cấp bổ sung những thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp: Chất lƣợng thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào sự trung thực khi cung cấp thông tin của khách hàng. Báo cáo tài chính và các thông tin về mục đích sử dụng vốn... do khách hàng cung cấp nếu không chính xác sẽ dẫn đến việc phản ánh sai lệch về tình hình tài chính của khách hàng và những quyết định cấp tín dụng không phù hợp. Đặc biệt có trường hợp khách hàng che dấu những bất cập trong tình hình tài chính của mình nên đã cung cấp những số liệu đã đƣợc “xử lý” để lừa đảo ngân hàng, nếu CBTĐ không đánh giá chính xác đƣợc tình hình tài chính doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến đánh giá sai lầm và gây thiệt hại cho ngân hàng.

Thực tế doanh nghiệp nào đi vay cũng sẽ cố gắng tìm cách đƣa ra số liệu chứng minh tình hình tài chính là lành mạnh nhất. Kể cả các số liệu đã đƣợc kiểm toán đôi khi trên thực tế cũng chƣa đƣợc sát sao. Vì vậy, CBTĐ dựa vào trình độ và kinh nghiệm để đánh giá độ tin cậy của thông tin tài chính do doanh nghiệp cung cấp, đồng thời xác minh thông tin bằng nhiều phương

pháp nhƣ thực tế khách hàng, thu thập thông tin từ các cơ quan thuế, từ bạn hàng hay chủ nợ của doanh nghiệp… Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích với mục đích vay mà cán bộ thẩm định đã phân tích, thẩm định; thậm chí là sử dụng vốn vay với mục đích mạo hiểm hơn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại: Hiện nay các NHTM có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc phát triển khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Sự cạnh tranh này buộc các ngân hàng giảm các thủ tục, giảm các yêu cầu về thu thập hồ sơ, giảm thời gian thẩm định, xử lý hồ sơ và điều này làm cho công tác thẩm định tài chính của ngân hàng không thực sự đầy đủ và chính xác.

Môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý và các điều kiện tự nhiên khác: Bất cứ sự thay đổi nào trong môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý hay điều kiện tự nhiên đều có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động cho vay. Do vậy, CBTD/CBTĐ cần phải đánh giá được ảnh hưởng của sự biến động của các nhân tố trên tới tình hình tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tương lai để đề xuất phương án cấp tín dụng phù hợp.

Môi trường pháp lý: Cả ngân hàng và doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi trường pháp lý nhất định. Đó là một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh của ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu nhƣ hệ thống văn bản pháp luật chồng chéo, không toàn diện, không đồng bộ có thể dẫn đến hiện tƣợng không minh bạch trong công bố thông tin… làm cho thông tin không phản ánh thực tế tình hình hoạt động doanh nghiệp. Và cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả thẩm định.

Môi trường kinh tế vĩ mô: Một nền kinh tế tăng trưởng ổn định cũng có nghĩa là những dự đoán của người thẩm định có khả năng sát với thực tế hơn.

Tương tự như vậy kết quả thẩm định tài chính của một doanh nghiệp phát triển ổn định thường chính xác hơn của một doanh nghiệp cùng ngành có nhiều biến động. Sự biến động của thị trường, sự biến động của các yếu tố đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp làm thay đổi các tính toán, ƣớc tính, dự đoán người thẩm định và ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)