Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG
1.3. Quản lý học sinh tại trường Trung cấp nghề theo hướng phối hợp giữa nhà trường và gia đình
1.3.4. Nội dung quản lý học sinh tại trường Trung cấp nghề theo hướng phối hợp giữa nhà trường và gia đình
Dựa trên tiếp cận các chức năng cơ bản của quản lý là chủ yếu, đề tài xác định các nội dung quản lý gồm Lập kế hoạch quản lý học sinh; Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý học sinh (xây dựng lực lượng, thu hút gia đình, cung cấp điều kiện vật chất và tài chính, ban hành văn bản), Chỉ đạo và giám sát triển khai kế hoạch quản lý học sinh, Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý học sinh, Tạo môi trường và động lực cho học sinh và thành viên tham gia quản lý học sinh, Kết quả quản lý học sinh. Cụ thể:
1.3.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý học sinh theo hướng phối hợp giữa Trường Trung cấp nghề và gia đình
Thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục hằng năm theo mục tiêu giáo dục toàn diện; chú trọng công tác quản lý và giáo dục đạo đức, văn hóa ứng xử, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng, giáo dục pháp luật và ý thức, trách nhiệm công dân cho học sinh; kết hợp hài hòa “dạy chữ”, “dạy người” và “dạy nghề”, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học.
Các nội dung xây dựng kế hoạch quản lý học sinh theo hướng phối hợp giữa Trường Trung cấp nghề và gia đình bao gồm:
(1) Nhà trường tiến hành khảo sát nhu cầu của học sinh và gia đình
30
(2) Nhà trường thường xuyên cập nhật thông tin từ khảo sát để quản lý học sinh.
(3) Kết quả khảo sát nhu cầu của học sinh sẽ được áp dụng để xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp.
(4) Trường sẽ dựa vào kết quả khảo sát để phân loại học sinh theo nhu cầu và năng lực học tập của từng em.
(5) Kết quả khảo sát sẽ được sử dụng để điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với đặc điểm của từng học sinh.
(6) Trường sẽ tận dụng kết quả khảo sát nhằm xác định các vấn đề tâm lý và cung cấp hỗ trợ kịp thời cho học sinh.
(7) Kết quả khảo sát nhu cầu sẽ giúp tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp với sở thích của học sinh.
(8) Nhà trường sẽ sử dụng kết quả khảo sát để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp cho học sinh một cách hiệu quả.
1.3.4.2. Xây dựng lực lượng tham gia bộ máy quản lý học sinh theo hướng phối hợp giữa Trường Trung cấp nghề và gia đình
Trách nhiệm của nhà trường
Nhà trường chịu trách nhiệm thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ, cùng với việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giảng dạy và đánh giá kết quả học tập trong khuôn khổ thẩm quyền.
Nhà trường sẽ tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động ngoài giờ học chính, cùng với các hoạt động xã hội và từ thiện, cũng như các chương trình vui chơi, giải trí, văn hóa và thể thao, đảm bảo tính an toàn, lành mạnh và thân thiện. Những hoạt động này phải phù hợp với độ tuổi và đặc điểm tâm lý của học sinh, nhằm phát triển kỹ năng sống, thực hành, nếp sống văn minh và ý thức kỷ luật.
Cuối cùng, việc hợp tác với Ban Đại diện cha mẹ học sinh rất cần thiết để trao đổi thông tin và cung cấp kiến thức, cũng như phương pháp giáo dục cho phụ huynh, nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác giáo dục.
1.3.4.3. Thu hút gia đình học sinh tham gia vào quản lý học sinh cùng trường Trung cấp nghề
31
Thực hiện sự hợp tác mật thiết với gia đình trong việc quản lý và giáo dục về đạo đức, lối sống cho học sinh. Phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể và đội ngũ giáo viên trong việc xây dựng nền nếp tự quản, giáo dục lý tưởng, hoài bão, ước mơ cho học sinh; thường xuyên giữ mối liên lạc với gia đình học sinh, nhất là nhóm học sinh yếu thế và chậm tiến bộ, để nắm bắt tâm tư tình cảm, theo dõi sát sao tình hình tư tưởng, diễn biến tâm lý và có biện pháp kịp thời giáo dục học sinh; định hướng học sinh nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử trên môi trường mạng xã hội; hướng dẫn các em tham gia các trang mạng xã hội bảo đảm quyền tự do cá nhân trong giới hạn cho phép, song không được vi phạm các quy định của pháp luật và quy tắc ứng xử học đường.
Gia định tham gia quản lý, giám sát lịch trình học tập, vui chơi giải trí, sinh hoạt của con em mình; thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu con em thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trước khi ra khỏi nhà. Quan sát và theo dõi sự phát triển tư tưởng cũng như quá trình học tập, rèn luyện của con em mình và các học sinh khác.
Các hoạt động khuyến khích gia đình học sinh tham gia vào công tác quản lý học sinh tại trường Trung cấp nghề bao gồm:
(1) Nhà trường tổ chức các buổi họp phụ huynh định kỳ để cập nhật thông tin về học sinh.
(2) Nhà trường thu hút sự tham gia từ phía gia đình học sinh vào các hoạt động ngoại khóa và sự kiện của trường
(3) Nhà trường có các kênh giao tiếp hiệu quả để liên lạc và trao đổi thông tin với phụ huynh.
(4) Nhà trường thường xuyên tiến hành khảo sát và ghi nhận phản hồi từ phụ huynh.
(5) Nhà trường cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch về các hoạt động và chi phí liên quan đến việc học tập và phát triển của học sinh.
(6) Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ và trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm để cập nhật tình hình học tập của học sinh.
(7) Nhà trường cung cấp các kênh thông tin trực tuyến để phụ huynh có thể dễ dàng theo dõi tiến độ học tập và các hoạt động của học sinh.
(8) Nhà trường thường xuyên cập nhật cho phụ huynh về các thay đổi trong
32
quy định, chính sách và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
1.3.4.4. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính của để hỗ trợ quản lý học sinh của trường Trung cấp nghề
Phát triển cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và bảo đảm môi trường học tập xanh, sạch, đẹp.
Lập kế hoạch và huy động tất cả nguồn lực từ cộng đồng nhằm nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng phục vụ cho quá trình dạy học.
Thông qua Ban Đại diện cha, mẹ học sinh đề xuất với nhà trường và chính quyền địa phương tạo điều kiện phát triển về quy mô trường lớp, đảm bảo về cơ sở vật chất; phối hợp với nhà trường, thực hiện các khoản thu từ học sinh theo quy định; thỏa thuận với nhà trường đối với các khoản thu dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục và tham gia thực hiện xã hội hóa giáo dục hỗ trợ nhà trường tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.Việc khai thác và đa dạng hóa nguồn lực để xây dựng cơ sở giáo dục theo hướng mở, tạo ra môi trường giáo dục tối ưu cho học sinh.
1.3.4.4. Ban hành văn bản quản lý học sinh theo hướng phối hợp giữa Trường Trung cấp nghề và gia đình
(1) Nhà trường đã ban hành các quy chế và nội quy quản lý học sinh với sự phối hợp của gia đình.
(2) Các văn bản quản lý học sinh đã được phổ biến rộng rãi và dễ dàng tiếp cận đối với phụ huynh.
(3) Nhà trường đã triển khai các biện pháp khen thưởng và kỷ luật dựa trên sự cộng tác với gia đình của học sinh.
(4) Nhà trường đã xây dựng các quy chế học sinh cụ thể và rõ ràng nhằm đảm bảo học sinh hiểu rõ các quy định.
(5) Nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh và giáo viên cùng phối hợp trong việc theo dõi tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.
(6) Các buổi họp phụ huynh đã được tổ chức đều đặn và có hiệu quả trong việc trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình.
(7) Nhà trường đã ban hành các văn bản về quy chế khen thưởng và kỷ luật học sinh một cách công bằng và minh bạch.
33
(8) Các chính sách và quy định của nhà trường được thông báo kịp thời đến phụ huynh và học sinh.
1.3.4.5. Chỉ đạo, giám sát triển khai kế hoạch quản lý học sinh theo hướng phối hợp giữa Trường Trung cấp nghề và gia đình
(1) Nhà trường đã có kế hoạch cụ thể để giám sát việc tuân thủ nội quy và quy chế của học sinh.
(2) Các hoạt động học tập của học sinh được giám sát chặt chẽ và liên tục.
(3) Nhà trường đã triển khai các biện pháp giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm của học sinh.
(4) Nhà trường đã tổ chức giám sát và hỗ trợ các hoạt động thể thao, văn nghệ của học sinh.
(5) Nhà trường đã xây dựng các quy chế khen thưởng và kỷ luật rõ ràng và minh bạch để giám sát hành vi của học sinh.
1.3.4.6. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý học sinh theo hướng phối hợp giữa Trường Trung cấp nghề và gia đình
(1) Nhà trường căn cứ vào kế hoạch quản lý học sinh đã ban hành để theo dõi, giám sát và đánh giá có hệ thống, đúng quy trình
(2) Nhà trường tổ chức các buổi họp để thảo luận về kết quả quản lý học sinh và các giải pháp, điều chỉnh trong quản lý học sinh theo hướng phối hợp với gia đình
(3) Nhà trường thu thập thông tin phản hồi từ các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cả học sinh, cũng như gia đình học sinh để thực hiện các điều chỉnh kịp thời và phù hợp trong công tác quản lý học sinh.
1.3.4.7. Tạo môi trường và động lực cho học sinh và thành viên tham gia quản lý học sinh theo hướng phối hợp giữa Trường Trung cấp nghề và gia đình
(1) Nhà trường đã xây dựng một môi trường học tập tích cực và thân thiện, khuyến khích sự tham gia của học sinh.
(2) Nhà trường đã khuyến khích sự tham gia và đóng góp ý kiến từ học sinh và phụ huynh.
(3) Mối liên kết giữa học sinh, giáo viên và phụ huynh trong công tác quản lý
34 học sinh được thiết lập một cách hiệu quả.
(4) Nhà trường đã thực hiện các biện pháp khen thưởng công bằng và minh bạch cho học sinh.
(5) Nhà trường cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý và hỗ trợ cho học sinh gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
(6) Các cuộc thi và sự kiện văn nghệ, thể thao được tổ chức để học sinh thể hiện năng khiếu và đam mê.
1.3.4.8. Kết quả quản lý học sinh theo hướng phối hợp giữa Trường Trung cấp nghề và gia đình
(1) Học sinh đã đạt thành tích học tập cao và có sự tiến bộ rõ rệt qua từng kỳ học.
(2) Học sinh có thái độ học tập tích cực và nghiêm túc.
(3) Học sinh đã phát triển tốt các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm và khả năng tự quản lý.
(4) Học sinh tuân thủ tốt các nội quy và quy định của nhà trường.
(5) Học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và phong trào của nhà trường.
(6) Học sinh và phụ huynh cảm thấy hài lòng với môi trường học tập cũng như các dịch vụ hỗ trợ của nhà trường.