Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG
2.3. Thực trạng học sinh Trường Trung cấp nghề Diên Khánh
2.3.4. Thực trạng hoạt động học các môn văn hoá của học sinh
Việc học các môn văn hóa đóng vai trò nền tảng trong quá trình giáo dục và phát triển toàn diện của học sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong các môn văn hóa vẫn đang gặp nhiều thách thức. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả học tập và những khó khăn mà học sinh đang đối mặt, chúng ta cần phân tích cụ thể các số liệu liên quan đến thái độ, hành vi trong lớp học, khả năng giải quyết vấn đề, và việc sử dụng công nghệ trong học tập. Những thông tin này sẽ giúp làm sáng tỏ bức tranh chung về hoạt động học các môn văn hóa của học sinh, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp để cải thiện chất lượng học tập.
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động học các môn văn hoá của học sinh Trường Trung cấp nghề Diên Khánh
TT Nội dung khảo sát
Đối tượng
khảo sát
Mức độ đạt được
ĐTB Mức Cao Trung
bình Thấp
Không bao
giờ SL SL SL SL I Thái độ và hành vi trong lớp học
66 TT Nội dung khảo sát
Đối tượng
khảo sát
Mức độ đạt được
ĐTB Mức Cao Trung
bình Thấp
Không bao
giờ SL SL SL SL
1 Trong giờ học phát biểu xây dựng bài
HS 34 53 12 1 2,2 Trung
bình
GV 4 14 2 0 2,1 Trung
bình
2 Có khả năng tham gia hoạt động nhóm
HS 46 47 6 1 2,38 Cao
GV 5 13 2 0 2,15 Trung
bình
3 Khả năng tập trung chú ý trong giờ học
HS 55 40 5 0 2,5 Cao
GV 7 10 3 0 2,2 Trung
bình II Khả năng giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn trong bài học
Có khả năng tra cứu thông tin trên Internet hoặc sách vở khi không hiểu một phần nào đó trong bài học
HS 52 39 9 0 2,43 Cao
GV 7 10 3 0 2,2 Trung
bình III Hành vi trong lớp học khi giáo viên giảng bài
1
Lắng nghe và ghi chú kỹ lưỡng
HS 60 36 4 0 2,56 Cao
GV 8 10 2 0 2,3 Trung
bình
2
Hào hứng và sẵn lòng hợp tác Khi giáo viên yêu cầu bạn làm việc nhóm
HS 46 42 10 2 2,32 Trung
bình
GV 8 8 4 0 2,2 Trung
bình IV Thái độ và hành vi học tập tự học
1 Bạn thường tự mình HS 43 38 14 5 2,19 Trung
67 TT Nội dung khảo sát
Đối tượng
khảo sát
Mức độ đạt được
ĐTB Mức Cao Trung
bình Thấp
Không bao
giờ SL SL SL SL nghiên cứu thêm về các
chủ đề ngoài giờ học
bình
GV 5 8 6 1 1,85 Trung
bình
2
Bạn thường tìm kiếm thêm tài liệu, sách vở hoặc tài nguyên trực tuyến để hỗ trợ việc học của mình
HS 41 44 13 2 2,24 Trung
bình
GV 7 5 8 0 1,95 Trung
bình
3
Bạn có thói quen sử dụng các công cụ và ứng dụng học tập trực tuyến để nâng cao kiến thức của mình
HS 43 43 13 1 2,28 Trung
bình
GV 8 8 4 0 2,2 Trung
bình V Sử dụng công nghệ trong học tập
1
Sử dụng ứng dụng học trực tuyến hoặc tài liệu điện tử để hỗ trợ việc học tập
HS 46 45 7 2 2,35 Cao
GV 7 10 3 0 2,2 Trung
bình
2
Tìm kiếm các tài liệu học tập trực tuyến như video giảng dạy, bài giảng trực tuyến, hoặc tài liệu học qua mạng
HS 47 38 14 1 2,31 Trung
bình
GV 7 10 3 0 2,2 Trung
bình VI Tham gia hoạt động ngoại khóa
1
Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như thể dục buổi sáng, câu lạc bộ, hoặc hội thảo
HS 37 52 7 4 2,22 Trung
bình
GV 7 10 3 0 2,2 Trung
bình 2 Tham gia vào các buổi HS 41 46 10 3 2,25 Trung
68 TT Nội dung khảo sát
Đối tượng
khảo sát
Mức độ đạt được
ĐTB Mức Cao Trung
bình Thấp
Không bao
giờ SL SL SL SL hướng dẫn về kỹ năng
sống và tự phát triển
bình
GV 8 10 2 0 2,3 Trung
bình
Điểm trung bình chung
HS 2,33 Trung
bình
GV 2,16 Trung
bình Từ kết quả khảo sát học sinh cho thấy, với số điểm đánh giá trung bình chung là 2,33, tương ứng với mức độ “Trung bình” điều này cho thấy học sinh có thái độ và hành vi học tập ổn định, với những điểm mạnh như khả năng tập trung chú ý trong giờ học, khả năng tự đặt mục tiêu, và sự hào hứng khi sử dụng công nghệ trong học tập. Tuy nhiên, học sinh cần cải thiện thêm trong các lĩnh vực như tự nghiên cứu ngoài giờ học và tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Tuy nhiên kết quả khảo sát đối với Giáo viên, với số điểm đánh giá trung bình chung là 2,16, tương ứng với mức độ “trung bình” nhưng thấp hơn so với đánh giá của học sinh, điều này có thể thấy giáo viên có xu hướng đánh giá học sinh ở mức thấp hơn, đặc biệt trong việc tự học và khả năng giao tiếp trong lớp. Sự chênh lệch này cho thấy giáo viên nhận thấy học sinh cần sự hỗ trợ thêm để phát triển thái độ và hành vi học tập hiệu quả hơn.
Sự chênh lệch trong đánh giá giữa học sinh và giáo viên chỉ ra rằng cần phải điều chỉnh các phương pháp giảng dạy và tăng cường hỗ trợ cho học sinh. Giáo viên nên tăng cường sự hướng dẫn và khuyến khích, đồng thời cải thiện các hoạt động hỗ trợ học tập và phát triển kỹ năng. Cần thiết kế các hoạt động học tập và ngoại khóa phù hợp hơn với nhu cầu và sở thích của học sinh, đồng thời tăng cường việc sử dụng công nghệ và tài nguyên học tập trực tuyến để nâng cao hiệu quả học tập. Đặc biệt, việc tạo ra các cơ hội để học sinh tự do thể hiện ý kiến và thảo luận cũng sẽ
69
giúp cải thiện sự tham gia và hứng thú của học sinh trong quá trình học tập.