CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn tại NHTM
1.3.2. Chỉ tiêu định lượng
1.3.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động
100%
i
i nv
Ttrg NV
= NV ×
∑
(1.1) Trong đó:
nvi
Ttrg : Tỷ trọng nguồn vốn huy động thứ i
NVi: Nguồn vốn huy động thứ i
∑NV : Tổng nguồn vốn huy động
Sự biến đổi về cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu cho vay, đầu tư và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro của hoạt động kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn huy động (theo hình thức huy động, kỳ hạn huy động vốn và loại tiền huy động vốn) phù hợp so với nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này được sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi theo thời gian, đánh giá tính hợp lý của xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.
Cơ cấu nguồn tiền gửi huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngân hàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài, đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu tiếp cận thị trường để xây dựng cơ cấu hợp lý. [2]
1.3.2.2. Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Để đánh giá khả năng huy động vốn của NHTM, trước hết người ta sử dụng chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động. Khối lượng vốn huy động phải đạt tới một quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng.
0 0 i 100%
NV
NV NV TD
NV
= − ×
(1.2)
Trong đó: TDNV : Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
NV : Nguồn huy động vốn năm nay
NV0: Nguồn vốn huy động năm trước
Sự tăng trưởng về khối lượng nguồn vốn huy động nhằm thỏa mãn nhu cầu cấp tín dụng cho nền kinh tế, khả năng thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác của NHTM. [2]
1.3.2.3. Lãi suất huy động và chi phí huy động
Việc đo lường chi phí phát sinh trong quá trình tạo vốn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, vì qua đó, cho phép ngân hàng tìm kiếm được các nguồn vốn thấp nhất cho hoạt động kinh doanh. Lãi suất huy động phản ánh giá cả đầu vào hay chi phí phải trả cho nguồn vốn. Các khoản chi phí này càng thấp thì càng tạo cho ngân hàng cơ hội tăng mức chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Với cùng một lượng vốn huy động được, chi phí phải trả càng nhỏ thì nguồn vốn ấy càng có hiệu quả. Đối với NHTM, việc tiết kiệm chi phí huy động nhằm đảm bảo chi phí đơn vị vốn huy động (Tổng chi phí huy động/Tổng nguồn vốn huy động) càng nhỏ. [2]
1.3.2.4. Chất lượng hoạt động huy động vốn
Tỷ lệ huy động trên vốn tự có: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn tính trên vốn tự có.
HD 100%
VTC TC
T V
= V × (1.3)
Trong đó: TVTC- Tỷ lệ vốn huy động trên vốn tự có; VHD- Vốn huy động;
VTC- Vốn tự có.
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho phép so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn, cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn, từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
HD 100%
VDN
T V
= DN×
∑
(1.4) Trong đó: TVDN- Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ; VHD- Vốn huy
động; DN- Dư nợ.
1.3.2.5. Tỷ lệ huy động vốn – sử dụng vốn
Tỷ lệ LDR là tỷ lệ đo độ an toàn giữa huy động và cho vay đươc nhiều nước biết đến, nó dùng để đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với các khoản vay, mà không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời vẫn duy trì tăng trưởng nguồn vốn. Đây cũng là chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng.
V 100%
G
LDR T
=∑T ×
∑
(1.5) Trong đó: TV- Các khoản vay; TG- Tiền gửi.
Việc đo độ an toàn sẽ thông qua việc đo tính thanh khoản cho ngân hàng: khi LDR tăng, báo động mức thanh khoản của ngân hàng giảm. Từ đây thúc đẩy các nhà quản trị đưa ra những quyết định hợp lý và kịp thời. Hiện hệ thống ngân hàng Việt Nam đang áp dụng tỷ lệ LDR trên toàn hệ thống là 80%. [2]
1.3.2.6. Tỷ lệ vốn huy động – sử dụng
HDV 100%
HDSD
CV
TV DS
= DS × (1.6)
Trong đó: TVHDSD- Tỷ lệ vốn huy động trên vốn sử dụng;
DSHDV- Doanh số huy động vốn
DSCV- Doanh số cho vay
Thể hiện khả năng và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1, cho thấy ngân hàng này chưa sử dụng vốn hợp lý, số vốn huy động về dư thừa chưa sử dụng hết. [2]
1.3.2.7. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo an toàn vốn của ngân hàng.
Nó được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.
AR I II 100%
RR
V V C
TS
= − × (1.7)
Trong đó: CAR- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
I, II
V V - Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2
TSRR- Tài sản đã điều chỉnh rủi ro
Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỉ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.
Hay nói cách khác khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 8%.
Ngoài ra các ngân hàng còn phải đảm bảo Vốn cấp II không được vượt quá 100% Vốn cấp I. Trong đó:
Vốn cấp I (Vốn nòng cốt): Về cơ bản gồm vốn điều lệ, lợi nhuận không chia và các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển.
Vốn cấp II (Vốn bổ sung): Về cơ bản bao gồm lợi nhuận chưa công bố, giá trị tài sản đánh giá lại, các khoản dự phòng rủi ro chung và các công cụ lai giũa nợ và vốn, các khoản nợ thứ cấp. [2]