CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương
2.2.7. Về cơ cấu vốn huy động
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có nhiều hình thức huy động vốn với nhiều nguồn huy động dưới những kỳ hạn và loại tiền tệ khác nhau.
Hiện nguồn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ các nguồn sau:
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế (Tiền gửi thanh toán và gửi có kỳ hạn) - Tiền gửi dân cư (Tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm)
- Tiền gửi khác
a. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Nguồn vốn huy động của Saigonbank chủ yếu từ nguồn tiền gửi của dân cư, tổ chức kinh tế và các nguồn tiền gửi khác, trong đó: tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng, sau đó là tiền gửi của các Tổ chức kinh tế và tiền gửi khác. Cùng với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động thì cơ cấu của các loại tiền gửi cũng có sự thay đổi qua các năm.
Bảng 2.7 cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng. Vai trò của nguồn vốn khai thác từ các TCTD và NHNN có xu hướng giảm bởi nguồn vốn từ cá nhân và tổ chức kinh tế. Vốn huy động của ngân hàng chủ yếu được hình thành bởi hai đối tượng: dân cư và doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tượng khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
2013 2014 2015 2016 2017
Chỉ tiêu
Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Cá nhân 8.098 74,96% 8.971 75,75% 10.164 77,35% 11.687 79,34% 13.483 73,95%
Tổ chức kinh tế 2.659 24,61% 2.818 23,79% 2.920 22,22% 3.066 20,26% 3.246 17,80%
Đối tượng khác 46 0.43% 54 0,46% 57 0,43% 1.016 0,40% 1.505 8,25%
Tổng huy động vốn 10.803 100,00% 11.843 100,00% 13.141 100,00% 15.769 100,00% 18.234 100,00%
(Nguồn: Báo cáo tài chính Saigonbank)
8098 2569
46
2013
Cá nhân Tổ chức kinh tế Đối tượng khác
8971 2818
54
2014
Cá nhân Tổ chức kinh tế Đối tượng khác
10164 2920
57
2015
Cá nhân Tổ chức kinh tế Đối tượng khác
12511 3195
63
2016
Cá nhân Tổ chức kinh tế Đối tượng khác
13483 3246
1505
2017
Cá nhân Tổ chức kinh tế Đối tượng khác
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng năm 2013 - 2017
Dân cư luôn là đối tượng khách hàng tiềm năng nhất và là đối tượng huy động vốn truyền thống của các NHTM. Nguồn vốn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng trên 73% tổng nguồn vốn huy động và tỷ lệ này gần như ổn định
trong 5 năm trở lại đây; hầu hết tiền gửi dân cư tại Saigonbank là tiền gửi có kỳ hạn (khoảng 84% tổng tiền gửi dân cư). Điều này cho thấy, nguồn vốn tiền gửi dân cư tại các chi nhánh của ngân hàng là nguồn vốn khá ổn định, dồi dào. Đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng của khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng. Xác định nguồn vốn này là nguồn vốn huy động chính cũng là hướng đi đúng đắn của Ngân hàng. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì và thu hút khách hàng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ, Saigonbank cần có những chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý, đồng thời phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Tiền gửi từ đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế chỉ chiếm trên 17%
tổng vốn huy động của Saigonbank trong 5 năm gần đây và có chiều hướng tăng nhẹ cuối năm 2017. Đây là nguồn vốn không ổn định, phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các dịch vụ tiện ích khác của Ngân hàng theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy vậy, đây lại là nguồn vốn có chi phí rẻ và phản ánh mối quan hệ giữa NHTM và doanh nghiệp. Tỷ lệ tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp của Saigonbank còn tương đối thấp cho thấy Saigonbank chưa có được niềm tin ở mức cao từ đối tượng khách hàng này và cần phải nâng cao uy tín, xây dựng quan hệ tốt hơn để tăng khả năng thu hút tiền gửi từ khách hàng doanh nghiệp.
Tiền gửi từ đối tượng khác bao gồm các TCTD, NHNN, vay vốn trên thị trường liên ngân hàng… Việc huy động những nguồn vốn này không phải là biện pháp ưu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhất là trong điều kiện thiếu hụt thanh khoản toàn hệ thống thì nguồn vốn này sẽ sụt giảm mạnh do các TCTD đồng loạt rút tiền. Mặc dù chi phí huy động rẻ hơn so với huy động từ dân cư và TCKT nhưng đây lại là nguồn vốn có kỳ hạn ngắn và không ổn định. Chính vì vậy, Ngân hàng đã đề ra định hướng hoạt động, tập trung vào nguồn vốn huy động từ dân cư và doanh nghiệp, từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào vay vốn liên ngân hàng và vay vốn thị trường mở cũng như vay tái cấp vốn, từng bước điều chỉnh cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn
trong toàn hệ thống để nâng cao chất lượng hoạt động và bảo đảm an toàn khả năng thanh khoản của ngân hàng. Đối với khách hàng cá nhân, tận dụng thời cơ khi hoạt động thanh toán điện tử và sử dụng thẻ dần trở nên phổ biến, Saigonbank đã triển khai các sản phẩm tiền gửi nhằm không chỉ thu hút cán bộ công nhân viên và dân cư trên địa bàn hoạt động mà còn khai thác tiềm năng khách hàng là những cán bộ công nhân viên của các công ty có quan hệ giao dịch với ngân hàng. Đối với các tổ chức kinh tế, Saigonbank tăng cường thắt chặt mối quan hệ với nhiều tập đoàn lớn. Cụ thể, ngân hàng ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Lắp máy LILAMA, Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công ty liên doanh thép VINAUSTEEL... Đây là cơ sở để Ngân hàng tận dụng nguồn tiền gửi lớn từ các tổ chức kinh tế này.
b. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền
Về cơ cấu nguồn vốn huy động thì có thể xem xét trên nhiều góc độ như theo loại tiền tệ (tiền đồng Việt Nam hay các loại ngoại tệ), theo kỳ hạn hay không kỳ hạn của vốn huy động, hay theo một số mục đích khác.
Xét theo cơ cấu loại tiền thì, đồng nội tệ - VND luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động: Năm 2013, huy động vốn đồng nội tệ đạt 10.307 tỷ đồng tương đương 95,41%. Năm 2014, huy động đồng nội tệ đạt 11.265 tỷ đồng tương đương 95,12% trong tổng nguồn vốn huy động được;
năm 2015 chiếm 95,97%, năm 2016 chiếm 96,32%, đến năm 2017 đạt 17.859 tỷ đồng tương đương 97,94%. Trong khi đó huy động vốn bằng các loại ngoại tệ như USD và EUR của Ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, đồng thời tỷ trọng của loại vốn huy động này có chiều hướng giảm dần qua các năm. Điều này có nguyên nhân ở chỗ là do tầm hoạt động của Saigonbank chủ yếu trên thị trường nội địa và các khách hàng thường xuyên là các doanh nghiệp Việt Nam cũng như là các tầng lớp dân cư trong nước. Bên cạnh đó lãi suất huy động ngoại tệ thấp hoặc bằng 0% chưa hấp dẫn được các đối tượng khách hàng nắm giữ các loại tiền này.
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ năm 2013 - 2017
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
VND 10.307 95,41 11.265 95,12 12.612 95,97 15.189 96,32 17.859 97,94 EUR, USD (quy ra
VND)
496 4,59 578 4,88 529 4,03 580 3,68 375 2,06
Tổng vốn huy động 10.803 100,00 11.843 100,00 13.141 100,00 15.769 100,00 18.234 100,00
(Nguồn: Saigonbank)
Đơn vị: %
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ c. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Bên cạnh việc đa dạng cơ cấu vốn huy động theo từng loại tiền tệ, Ngân hàng cũng xây dựng một cơ cấu vốn huy động linh hoạt theo kỳ hạn.
Kỳ hạn của nguồn vốn huy động luôn là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn vốn của một ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn sẽ cho biết mức độ cao hay thấp đối với khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản. Hơn
95.12%
4.88%
2014
VND EUR, USD
95.97%
4.03%
2015
VND EUR, USD
96.32%
3.68%
2016
VND EUR, USD
97.94%
2.06%
2017
VND EUR, USD 95.41%
4.59%
2013
VND EUR, USD
nữa, một cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn phù hợp hay không phù hợp sẽ quyết định trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Từ Bảng 2.9 có thể thấy có ba bộ phận chính cấu thành nguồn vốn tiền gửi của Saigonbank; cơ cấu đó cũng có sự thay đổi nhưng không nhiều qua các năm. Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi, đều chiếm trên 85% trên tổng nguồn vốn huy động, tiếp đến là tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lần lượt trong 5 năm là 11,15%; 11,45%; 10,66%;
9,74%; 9,23% trong tổng tiền gửi, phần còn lại dưới 1% là tiền gửi ký quỹ.
Ngoài ra còn có một phần không đáng kể là tiền gửi vốn chuyên dụng. Tỷ lệ cao của tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng là một thuận lợi đáng kể trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay phát triển kinh tế xã hội.
Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiềm tỷ trọng trên 10% và có xu hướng giảm dần qua các năm.
Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nhưng thường xuyên biến động. Bộ phận tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi thanh toán, đây là tiền gửi của doanh nghiệp hoặc các nhân gửi vào ngân hàng để ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Tỷ trọng nguồn tiền này giảm dần qua các năm cho thấy Saigonbank chưa thực sự thu hút được nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế cũng như cá nhân. Về mặt khách quan thì đây là kết quả của nền kinh tế tăng tưởng chậm, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhu cầu thanh toán, giao dịch bị hạn chế. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng khiến cho một phần nguồn tiền gửi giao dịch chuyển thành tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi.
Nguyên nhân chủ quan là do Saigonbank chưa có được chính sách, sản phẩm phù hợp nhằm hỗ trợ nhu cầu thanh toán cho các tổ chức kinh tế cũng như khách hàng cá nhân.
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn, là hình thức chủ yếu nhằm khai thác nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Đây là nguồn tiền ổn định nhưng có chi phí huy động cao nhất trong các loại tiền gửi.
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn năm 2013 - 2017
Đơn vị: tỷ đồng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%)
Số dư
Tỷ trọng
(%) Tiền gửi không kỳ hạn 1.205 11,15 1.356 11,45 1.401 10,66 1.536 9,74 1.683 9,23 Tiền gửi có kỳ hạn 9.533 88,24 10.413 87,93 11.671 88,81 14.140 89,67 16.453 90,23
Tiền gửi ký quỹ 65 0,61 74 0,62 69 0,53 93 0,59 98 0,54
Tổng nguồn vốn 10.803 100,00 11.843 100,00 13.141 15.769 15.769 100,00 18.234 100,00
(Nguồn: Saigonbank)
Trong 5 năm trở lại đây, tỷ trọng của nguồn tiền này liên tục tăng mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao, năm 2013 chiếm 88,24% tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2017 tỷ trọng nguồn tiền này là 90,23%.
Do thu nhập và mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư ngày càng tăng trong khi các kênh đầu tư khác không thực sự hấp dẫn thì đây là thị trường vốn tiềm năng để các ngân hàng khai thác. Nắm bắt được đặc điểm và cơ hội này, Saigonbank một mặt mở rộng mạng lưới, phạm vi hoạt động để dễ dàng tiếp cận với nhiều bộ phận dân cư; mặt khác cũng đã tập trung đến việc điều chỉnh các mức lãi suất phù hợp và mở rộng tiện ích của một số sản phẩm huy động. Do vậy mà nguồn tiền gửi có kỳ hạn của Ngân hàng đã được duy trì và ổn định qua các năm. Tuy nhiên hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động huy động vốn rất gay gắt tạo thách thức không nhỏ cho Ngân hàng khi huy động nguồn vốn này. Đứng trước những thách thức về mặt lãi suất, môi trường kinh doanh, cạnh tranh gay gắt, qua kết quả huy động vốn của mình ta thấy Saigonbank vẫn giữ được vị thế của mình và nhìn chung vẫn có tăng trưởng, tuy tốc độ tăng trưởng không cao so với các Ngân hàng TMCP khác.