CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
2.3. Đánh giá chung về công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương giai đoạn 2013 - 2017
Từ những phân tích về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương. Chúng ta có thể đưa ra được những đánh giá về hoạt
động của Ngân hàng, những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt động. Từ đó có thể phân tích để đưa ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động huy động vốn hiện nay của ngân hàng.
2.3.1. Những mặt mạnh cần phát huy và nguyên nhân đạt được 2.3.1.1 Những mặt mạnh cần phát huy
Nhìn chung hoạt động của Saigonbank qua 5 năm ổn định, thanh khoản được đảm bảo. Saigonbank luôn chấp hành chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ và phát triển kinh tế - xã hội. Đảm bảo an toàn thanh khoản tỷ lệ cho vay với tổng số tiền gửi.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm, công tác huy động có sự tăng trưởng đáng kể, mặc dù mức tăng trưởng không cao nhưng luôn ổn định và giữ được tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Tiền gửi trong dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, điều này đã giúp Ngân hàng có được nguồn vốn ổn đinh để tiến hành cho vay, đầu tư.
2.3.1.2. Những nguyên nhân đạt được
Kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng tích cực, hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt cùng với niềm tin của người tiêu dùng tăng lên là các yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng, GDP tăng; lãi suất, tỷ giá ổn định.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động của ngân hàng an toàn, hiệu quả.
Tại Ngân hàng TMCP Sài gòn công thương đã đưa ra các hình thức huy động vốn đa dạng, kỳ hạn linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng
với các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng; với hình thức lĩnh lãi cuối kỳ hoặc gửi kỳ hạn dài lĩnh lãi hàng tháng và rút gốc linh hoạt. Điều này mang đến nhiều thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng. Đối với khách hàng có nhiều vốn mà chu kỳ sử dụng vốn ngắn có thể lựa chọn gửi kỳ hạn ngắn vừa an toàn mà vẫn có khả năng sinh lời, còn đối với khách hàng có vốn nhàn rỗi có thể gửi kỳ hạn dài để lĩnh lãi cao… Bên cạnh sự linh hoạt về kỳ hạn, ngân hàng còn mở rộng nhận loại tiền gửi như EUR, USD.
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân tồn tại 2.3.2.1. Những mặt hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác huy động vốn của Saigonbank vẫn còn gặp phải những hạn chế sau:
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động chưa cao, mặc dù mạng lưới hoạt động đã được mở rộng nhưng vẫn chưa đủ địa điểm trung tâm để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Hình thức huy động vốn vẫn còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, chưa thật sự đa dạng để mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Huy động vốn tiền gửi vẫn là hoạt động chủ chốt, mang lại trên 70% tổng lượng vốn huy động mỗi năm. Nguồn vốn đi vay và các nghiệp vụ huy động khác hầu như không đáng kể. Hình thức huy động vốn hạn chế khiến nguồn vốn huy động phụ thuộc phần lớn vào vốn tiền gửi, điều này tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản cho Ngân hàng trong trường hợp thị trường không thuận lợi, việc khai thác nguồn tiền gửi gặp khó khăn.
2.3.2.2. Những nguyên nhân tồn tại
Công cụ huy động vốn chưa được chú trọng phát triển, vốn huy động của ngân hàng chủ yếu vẫn là huy động của dân cư và các tổ chức kinh tế.
Các hình thức huy động vốn chưa phong phú, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, mà các hình thức tiết kiệm chủ yếu là ngắn hạn hoặc không có kỳ hạn, còn trung hạn và dài hạn lại chiếm tỷ trọng không nhiều. Đặc biệt hình thức huy
động thông qua phát hành giấy tờ có giá lại chưa được ngân hàng áp dụng thường xuyên.
Chính sách huy động vốn chưa linh hoạt, hợp lý. Do chính sách lãi suất của Saigonbank, đặc biệt là chính sách huy động tiền gửi chưa linh hoạt, hợp lý. Chính sách lãi suất đôi khi cứng nhắc và chậm trễ. Sự chậm trễ trong điều chỉnh lãi suất của Saigonbank khiến Ngân hàng một mặt không giữ chân được khách hàng, mặt khác phải vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. So với nhiều ngân hàng bạn, danh mục lãi suất của Saigonbank vẫn kém đa dạng, chưa xây dựng mức lãi suất và phương thức chi trả riêng phù hợp với từng sản phẩm, từng đối tượng khách hàng, từng địa bàn hoạt động. Lãi suất huy động chưa linh hoạt chưa hấp dẫn do đó chưa khai thác hết khách hàng tiềm năng trong và ngoài địa bàn.
Các dịch vụ của ngân hàng chưa phát triển thêm được các sản phẩm mới. Các dịch vụ thanh toán như: thẻ thanh toán (Visa, Master), thẻ rút tiền (ATM)... chưa phát triển nên phần nào làm giảm đi nguồn tiền ký gửi không kỳ hạn vào Ngân hàng.
Tại các chi nhánh, công tác điều hành còn thụ động, chưa thể hiện khả năng chủ động, sáng tạo trong tiếp cận, thu hút khách hàng cho nên nhiều năm hoạt động, quy mô một số đơn vị còn khiêm tốn, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của cả hệ thống. Sản phẩm, dịch vụ vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc thu hút khách hàng đến giao dịch.