CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn công thương ngày càng khẳng định và lớn mạnh trong hệ thống các ngân hang thương mại của Việt Nam. Nhờ cơ cấu tổ chức lớn mạnh và tâm huyết với Ban quản trị, Hội đồng cổ đông cùng các cán bộ, nhân viên đã tạo nên một Saigonbank với những Giải pháp tài chính thông minh cùng với phương châm: An toàn - Tận tâm - Hiệu quả - Đáng tin cây.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
P. KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
ỦY BAN NHÂN SỰ UB. QUẢN LÝ
RỦI RO
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QL
TS NỢ - TS CÓ
KHỐI HỖ TRỢ ĐIỀU HÀNH
PHÒNG KẾ HOẠCH
P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
P. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
P. PHÁP CHẾ
KHỐI GD KHÁCH HÀNG
CÔNG TY TRỰC THUỘC MẠNG LƯỚI
CHI NHÁNH
PHÒNG TÍN DỤNG
PHÒNG THẨM ĐỊNH
P. KẾ TOÁN GIAO DỊCH
P. NGUỒN VỐN
P. TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI
P. NGÂN QUỸ
TRUNG TÂM THẺ
KHU VỰC MIỀN BẮC
KHU VỰC MIỀN TRUNG
KV. MIỀN ĐÔNG NAM
BỘ KV. MIỀN TÂY NAM BỘ
KV. TP HỒ CHÍ MINH
CTY QUẢN LÝ NỢ & KTTS
P. KINH DOANH
P. KẾ TOÁN
KS.
RIVERSIDE 1
KS.
RIVERSIDE 2
KS.
RIVERSIDE 3
2.2. Phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương giai đoạn 2013 - 2017
Tất cả các Ngân hàng thương mại để đi vào hoạt động đều cần huy động vốn. Hoạt động huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) trong mỗi Ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ tài sản có và các dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của Ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở, tạo cho Ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhuận. Nhận thức được vấn đề đó, ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã coi việc huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
2.2.1. Công tác huy động vốn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương là một ngân hàng hoạt động tự chủ trong kinh doanh. Do vậy huy động vốn luôn được coi là vấn đề chiến lược hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn nơi Saigonbank đặt trụ sở, tầm quan trọng của công tác huy động vốn mà hoạt động huy động vốn luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu của ngân hàng. Trong những năm qua, Saigonbank đã quan tâm đầu tư và nỗ lực nhiều hơn trong công tác huy động vốn. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2013 - 2017 được thể hiện qua Bảng 2.1.
Tính đến ngày 31/12/2013, tổng số vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đạt 10.803 tỷ đồng, chiếm 73,56% tổng nguồn vốn, tăng 10,17% so với năm 2012.
Đến ngày 31/12/2014 tổng số vốn huy động tại chỗ của ngân hàng đạt 11.843 tỷ đồng chiếm 74,85% tổng nguồn vốn, tăng 9,63% so với đầu năm. Đến ngày 31/12/2015 tổng số vốn huy động đã đạt 13.141 tỷ đồng chiếm 74,04% tổng nguồn vốn, tăng 10,96% so với năm 2014. Đến năm 2016 nguồn vốn huy động đã đạt 15.769 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 76,57%
tổng nguồn vốn. Đến ngày 31/12/2017, nguồn vốn huy động đạt 18.234 tỷ đồng, chiếm 83,15% tổng nguồn vốn, tăng 15,63% so với năm 2016.
Bảng 2.1: Nguồn vốn Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương giai đoạn 2013 - 2017
(Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm
2013 2014 2015 2016 2017 10.803 11.843 13.141 15.769 18.234 997 1.040 1.298 2.628 2.465 110,17 109,63 110,96 119,99 115,63 2.552 2.818 2.920 3.066 3.246
165 266 102 146 180
108,76 110,42 103,61 105,00 105,87 8.165 8.971 10.164 11.687 13.483 472 806 1.193 1.523 1.796 106,74 109,87 113,29 114,98 115,36
86 54 57 1.016 1.505
36 -32 3 959 489
I. Nguồn vốn huy động - So sánh tuyệt đối - So sánh tương đối (%) 1.1. TG của TCKT
- So sánh tuyệt đối - So sánh tương đối (%) 1.2. TGTK
- So sánh tuyệt đối - So sánh tương đối (%) 1.3. Đối tượng khác
- So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 89,24 62,79 105,55 178,45 148,12 381 495 1.216 1.530 794
97 114 721 314 736
II. Nợ phải trả khác - So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 112,32 129,92 245,65 125,82 51,89 3.501 3.485 3.391 3.296 2.901
-12 -16 -94 -95 -395
III. Vốn và các quỹ khác - So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 97,34 99,54 97,30 97,19 88,01 14.685 15.823 17.748 20.595 21.929 -986 1.138 1.925 2.847 1.334 Tổng nguốn vốn (I+II+III)
- So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 105,97 107,74 112,16 116,04 106,47 Tỷ lệ NVHĐ/ Tổng nguồn
vốn 73,56% 74,85% 74,04% 76,57% 83,15%
(Nguồn: Phòng Nguồn vốn Saigonbank)
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong những năm gần đây tuy không cao, nhưng 5 năm trở lại đây nguồn vốn huy động luôn ổn định. Điều này có liên quan đến chủ trương của Hội đồng quản trị Saigonbank là chú
trọng đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, rủi ro luôn có thể xảy ra đối với các hoạt động tín dụng. Sự ổn định nguồn vốn huy động đóng góp đáng kể vào tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn luôn ở mức cao trên 70% trong 5 năm gần đây. Rõ ràng, vai trò then chốt của huy động vốn trong hoạt động của Saigonbank ngày càng được khẳng định.
Saigonbank huy động vốn chủ yếu từ nguồn tiền gửi, tiền vay dưới nhiều đồng tiền khác nhau nhưng chủ yếu là đồng nội tệ. Đối tượng huy động vốn của Ngân hàng bao gồm cả tổ chức, cá nhân và các TCTD. Kỳ hạn nguồn vốn huy động bao gồm cả ngắn, trung và dài hạn, trong đó phần lớn là nguồn ngắn hạn.
Saigonbank đã và đang phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhằm tăng cường huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi. Bên cạnh đó, các tiện ích đi kèm sản phẩm, các hình thức thu hút khách hàng như tặng quà khuyến mại, dự thưởng, lãi suất linh hoạt cũng được đầu tư áp dụng và cải thiện. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng sẽ được phân tích cụ thể ở các phần sau của luận văn.
2.2.2. Sử dụng vốn
Do công tác huy động vốn được thực hiện tốt và ổn định nên Saigonbank luôn tích cực và nhanh chóng đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng, trong đó trọng tâm là công tác tín dụng. Tín dụng luôn là hoạt động mũi nhọn đem lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng. Trong những năm gần đây, Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và nâng cao khả năng cạnh tranh như giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các đơn vị trực thuộc căn cứ vào quy mô, địa bàn hoạt động, ban hành các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đối các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực tiêu dùng.
Nhìn vào Bảng 2.2 cho thấy tổng dư nợ cho vay năm 2013 so với năm 2012 tăng 4,12%, năm 2014 tổng dư nợ cho vay đạt 11.232 tỷ VND, tăng 5,26% so với cuối năm 2013; tại thời điểm 31/12/2015 đạt 11.612 tỷ VND, tăng 3,38% so với đầu năm. Năm 2016, dư nợ cho vay tăng gần 3,0% so với năm 2015 đạt 11.960 tỷ VND. Cuối năm 2017, dư nợ cho vay tăng 4,11% so với năm 2016 đạt 12.452 tỷ VND. Nếu nhìn sâu hơn một chút thì, dư nợ cho vay đối với khối doanh nghiệp trong 3 năm qua liên tục giảm sút, năm 2014 giảm 5,73% so với năm 2013, năm 2015 giảm 3,70%, năm 2016 giảm 2,9%.
Điều này có nguyên nhân là sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa được khắc phục. Tuy vậy, dư nợ cho vay đối với khối hộ kinh doanh và cá nhân thì vẫn liên tục tăng lên, năm 2014 tăng 16.72 % so với năm 2013 và năm 2015 tăng 9.34%. Đó là một tốc độ tăng đáng kể trong điều kiện chung vẫn còn khó khăn, thể hiện sự chuyển hướng đúng đắn trong hoạt động tín dụng của Saigonbank. Đây là kết quả của việc tập trung ưu tiên cho vay đối với hộ kinh doanh và cá nhân, bộ phận này vẫn hết sức năng động vượt qua mọi khó khăn của nền kinh tế trong nước và ít chịu tác động của thị trường thế giới. Nhưng đến năm 2017, bằng những biện pháp tích cực, phù hợp với các quy định của pháp luật như sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp, phát mãi tài sản, nhận tài sản để cấn trừ nợ xấu,… dư nợ cho vay có sự tăng trưởng vượt trội so với những năm trước và phù hợp với sự tăng trưởng nguồn vốn.
Cơ cấu tín dụng tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm nhằm hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, Saigonbank thực hiện chính sách khách hàng với sự đa dạng các thành phần kinh tế và đa dạng các chủ thể tín dụng, theo đó khách hàng bao gồm không những các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà còn quan tâm đến khách hàng là các hộ gia đình kinh doanh hay hộ gia đình/ cá nhân có nhu cầu mua nhà ở. Với bước đi
và cách làm như vậy, Saigonbank đã từng bước phát triển thành một Ngân hàng đa năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, phục vụ sự phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Điều đó cũng phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của ngành Ngân hàng nói chung và của Saigonbank nói riêng.
Bảng 2.2: Tăng trưởng dư nợ cho vay qua các năm 2013 - 2017
(Đơn vị tính: tỷ đồng,%)
(Nguồn: Phòng kinh doanh Saigonbank) Nhìn tổng thể trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Saigonbank có xu hướng chậm lại qua các năm, đó là do tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn to lớn, tuy kinh tế trong nước vẫn tăng trưởng nhưng có bộ phận vẫn bị suy giảm, nhiều ngành nghề kinh doanh gặp khó khăn và Saigonbank cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
So sánh tốc độ gia tăng của dư nợ tín dụng với tốc độ gia tăng của huy động vốn qua biểu đồ về tốc độ gia tăng của dư nợ tín dụng so với tốc độ gia
Chỉ tiêu Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 10.670 11.232 11.612 11.960 12.452
492 562 380 348 492
Tổng dư nợ cho vay - So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 104,12 105,26 103,38 102,99 104,11 5.442 5.130 4.940 4.792 4.912 422 312 -190 -148 120
* Dư nợ doanh nghiệp - So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 95,54 94,26 96,29 97,00 102,50 5.228 6.102 6.672 7.169 7.450
942 874 570 497 281
* Dư nợ hộ gia đình, cá nhân - So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%)
117,82 116,71 109,34 107,44 103,91
tăng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương giai đoạn 2013 - 2017:
(Đơn vị: tỷ đồng)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
2013 2014 2015 2016 2017
Tổng nguồn vốn huy động
Tổng dư nợ cho vay
Biểu đồ 2.1: Tốc độ gia tăng của dư nợ tín dụng so với tốc độ gia tăng huy động vốn của Saigonbank giai đoạn 2013 - 2017
Sử dụng chỉ tiêu định lượng tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ để phân tích thêm về sự tương quan giữa tốc độ gia tăng dư nợ và gia tăng huy động vốn.
Bảng 2.3: Chỉ tiêu vốn huy động trên tổng dư nợ 2013 - 2017
(Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng nguồn vốn huy động 10.803 11.843 13.141 15.769 18.234 Tổng dư nợ cho vay 10.670 11.232 11.612 11.960 12.452 1,01 1,05 1,13 1,32 1,46 Đây là chỉ tiêu phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tranh thủ nguồn vốn huy động để tạo lợi nhuận của ngân hàng là chưa cao. Trong giai đoạn 2013 - 2017, tốc độ tăng trưởng huy động vốn luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên mức chênh lệch của tốc độ tăng trưởng là không cao. Từ số
liệu ta thấy, tỷ lệ huy động vốn trên tổng dư nợ tăng từ 1,01 năm 2013 lên 1,46 năm 2017 cho thấy NH chưa thực sự chủ động trong việc tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động được. Ngược lại tốc độ tăng trưởng huy động vốn lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu cho vay khách hàng của ngân hàng. Tuy nhiên điều quan trọng là công tác huy động vốn đã có sự ăn khớp với sử dụng vốn, nhìn chung bảo đảm tính cân đối giữa kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn cho nên hoạt động của Ngân hàng thông suốt và có lãi. Đây là vấn đề quan trọng được ngân hàng luôn lưu ý trong quá trình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn huy động.
2.2.3. Các hoạt động chủ yếu khác
Trong hoạt động thanh toán, Saigonbank luôn duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, bên cạnh việc tìm kiếm khách hàng mới thông qua các mối quan hệ và các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình… để liên hệ giới thiệu dịch vụ cho khách hàng. Các chi nhánh cũng không ngừng tăng cường mở rộng thị phần thanh toán và khai thác tiềm năng tại địa bàn hoạt động của đơn vị.
Việc kinh doanh ngoại tệ của các đơn vị nhìn chung khá sôi động nhằm cung ứng đủ ngoại tệ cho hoạt động tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn và các biện pháp phòng chống rửa tiền theo quy định của NHNN trong kinh doanh ngoại hối.
Saigonbank đang tích cực tăng cường cả chiều sâu lẫn chiều rộng các hoạt động của mình thông qua việc bổ sung nhân sự có chuyên môn mới như chuyên môn về tài trợ thương mại, đồng thời mở thêm các chi nhánh mới có khả năng thu hút khách hàng hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Hoạt động kinh doanh thẻ: Đây là hoạt động chịu ảnh hưởng nhiều của tâm lý người tiêu dùng và vẫn đang trong thời kỳ tạo dựng nền móng cho nên quy mô chưa thật lớn. Năm 2013, Saigonbank phát hành 37.544 thẻ và năm 2017 phát hành 47.939 thẻ. Nhìn chung tốc độ phát hành thẻ là khá cao, nhưng cũng vẫn chưa thể đánh giá cụ thể về hiệu quả của lĩnh vực này. Tiện
ích thẻ của Saigonbank chưa cao, chưa có khả năng thanh toán rộng khắp bên cạnh đó hệ thống ATM chưa nhiều do đó làm giảm sự thu hút của khách hàng đối với hạng mục thẻ của ngân hàng.
Hoạt động góp vốn, liên doanh: Với việc tham gia góp vốn đầu tư dài hạn vào các công ty có tiềm năng đã góp phần đem lại cho Saigonbank tăng thêm lợi nhuận hàng năm. Saigonbank đã tham gia góp vốn và nắm giữ cổ phiếu dài hạn vào các đơn vị: Ngân hàng Bản Việt, Khách sạn Sài Gòn Hạ Long, Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Banknetvn), Quỹ bảo lãnh tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần chứng khoán SAIGONBANK – BERJAYA... tổng số vốn tính đến thời điểm 31/12/2017 là 118 tỷ đồng. Lợi nhuận thu được từ hoạt động góp vốn liên doanh là 1,74 tỷ động. Hoạt động đầu tư nói trên đã góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh cũng như tối ưu hóa hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và tăng khả năng sinh lời.
Hoạt động đầu tư tài chính: Đến 31/12/2017 hoạt động đầu tư tài chính là 2.003 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ là 1.585 tỷ đồng, Trái phiếu chính quyền địa phương là 418 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính là 106 tỷ đồng.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện qua Bảng 2.4.
Trong giai đoạn 2013 - 2017, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Ngân hàng giảm sút đáng kể, nhìn trên bảng số liệu ta thấy năm 2017 lợi nhuận của Ngân hàng tăng không đáng kể và giảm sút mạnh vào 2 năm 2015 và 2016. Nguyên nhân chủ yếu do kinh tế xã hội nước ta trong những năm qua đã diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu; sản xuất kinh doanh trong nước chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới. Từ đó, ngành Ngân hàng nói chung và Saigonbank nói riêng cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ; hoạt động tiền
tệ, tín dụng có những diễn biến không thuận lợi: tăng trưởng tín dụng chưa cao do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, sức ép về nợ xấu rất nặng, việc xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn.
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 - 2017 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
14.685 15.823 17.749 20.534 21.319 986 1.138 1.926 2.785 785 Tổng tài sản
- So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 107,20 107,75 112,17 115,69 103,82
Vốn điều lệ 3.080 3.080 3.080 3.080 3.080
3.501 3.486 3.390 3.170 3.437
27 15 -96 -220 267
Vốn chủ sở hữu - So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 102,24 99,57 97,24 95,51 108,42
686 676 623 602 656
-8 -10 -53 -21 54
Thu nhập từ lãi thuần - So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 97,57 98,54 92,15 96,62 108,97
56 54 51 47 52
-3 -2 -3 -4 5
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ
- So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 97,24 96,42 94,44 92,15 110,63 7,8 22 21,8 20,9 24,7 12,5 14,2 -0,2 -0,9 3,8 Thu nhập thuần từ HĐKD
ngoại hối
- So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 32,17 28,21 99,09 95,87 118,18
6,7 4,6 1,7 1,2 1,13
-2,5 -2,1 -2,9 -0,5 -0,7 Thu nhập thuần từ góp vốn
mua CP
- So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 69,72 68,65 36,95 70,58 94,16 228 230 54,7 42,6 49,5
12 2 -175,3 12,1 6,9
Lợi nhuận trước thuế - So sánh tuyệt đối
- So sánh tương đối (%) 110,85 100,87 23,78 77,87 116,19