Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong cho vay đối với

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Phòng (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI

1.3. Chất lượng tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong cho vay đối với

1.3.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

(1). Nhân tố thuộc về ngân hàng.

Ngân hàng có thể cho vay nhiều hay ít tuỳ thuộc vào nguồn vốn tự có của ngân hàng, vào khả năng huy động vốn, công nghệ, uy tín, kinh nghiệm và nhận thức của cán bộ nhân viên ngân hàng về DNNVV. Một yếu tố vô cùng quan trọng nữa ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay đó là đạo đức của cán bộ tín dụng.

Hiệu quả của các khoản vay đối với DNNVV thể hiện khi ngân hàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của DNNVV. Khi nhu cầu vốn vay được đáp ứng tốt nhất cũng có nghĩa là ngân hàng đang tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh được liên tục, tái đầu tư mở rộng sản xuất, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn trả đủ gốc và lãi đúng hạn. Để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu của các DNNVV, ngân hàng phải khai thác tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Nguồn vốn đó bao gồm tiền gửi các tổ chứ kinh tế và tiền gửi của dân cư.

Chất lượng thẩm định tín dụng và quy trình cho vay : Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính của ngân hàng thương mại, một hoạt động rất phức tạp và chứa nhiều rủi ro. Để ra được một quyết định đúng đắn, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo an toàn vốn trong kinh

doanh thì đòi hỏi ngân hàng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay vốn.

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong ngân hàng : công nghệ càng cao sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí, quản lý sát sao các khoản huy động, vốn vay và đưa ra mức lãi suất cạnh tranh, góp phần nâng cao chất lượng cạnh tranh của các ngân hàng.

Đạo đức của cán bộ ngân hàng : Cán bộ có đạo đức không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công tác thẩm định dẫn đến làm giảm chất lượng cho vay đối với DNNVV. Khi DNNVV cần vốn để hoạt động kinh doanh, họ sẽ tìm mọi cách để vay đựơc vốn. Các DNNVV có thể tiếp xúc, móc nối với cán bộ tín dụng để đạt được mục đích. Do vậy, đạo đức của cán bộ ngân hàng là vô cùng quan trọng.

(2). Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

- Nhu cầu đầu tư của DNNVV: Do số lượng DNNVV có quan hệ với ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các DNNVV này không cao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn các DNNVV thường có xu hướng thu hẹp sản xuất. Trong trường hợp đó nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp sẽ không cao và do đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu muốn mở rộng tín dụng.

- Khả năng của DNNVV trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng: để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tùy theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực sản xuất kinh doanh của DNNVV, tính khả thi của dự án/phương án, các biện pháp bảo đảm.

- Khả năng của DNNVV trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả: khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của DNNVV. Có nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của DNNVV đạt hiệu quả cao, trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định như vị thế, năng lực thị trường của DNNVV, năng lực công nghệ, chất lượng đội ngũ nhân sự, trình độ quản lý DNNVV

1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan (1). Môi trường kinh tế

Ngân hàng là một chủ thể trong nền kinh tế. Sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng.

Khi nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, sản xuất cũng phát triển là lúc nhu cầu vay vốn ngân hàng của các DNNVV để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tăng lên. Đây là cơ hội cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao chất lượng của các khoản vay, thu hồi các khoản nợ đến hạn được thuận lợi và đây là giai đoạn ngân hàng thu đựơc mức lợi nhuận cao nhất.

(2). Môi trường chính trị

Sự ổn định chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp nền kinh tế của một nước phát triển. Tính ổn định của chính trị sẽ giúp các chủ DNNVV an tâm hơn khi bỏ vốn vào thị trường để đầu tư. Khi đó các DNNVV sẽ mở rộng đầu tư, muốn mở rộng đầu tư thì nguồn tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ có hiệu quả.

(3).Môi trường pháp lý

Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng cho các DNNVV sẽ thực sự là kim chỉ nam giúp các ngân hàng có

cơ sở để tiến hành hoạt động của mình một cách trôi chảy cũng như có điều kiện mở rộng tín dụng cho các DNNVV hơn. Ngoài ra, với chính sách pháp luật tạo ra được một sân chơi bình đẳng cho các DNNVV với các thành phần kinh tế khác về mọi lĩnh vực sẽ là một trong những nhân tố giúp cho các DNNVV dễ dàng tiếp các các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

(4). Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên không thuận lợi như: hạn hán, lũ lụt, động đất, hoả hoạn…sẽ làm giảm đầu tư, gây khó khăn cho nền kinh tế nói chung và các DNNVV nói riêng. Các DNNVV sẽ không thể trả được nợ cho ngân hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, làm giảm hiệu quả của khoản vay.

(5). Môi trường văn hoá-xã hội

Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá được tạo lập từ thói quen của người dân và nó ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hoá của các DNNVV cũng như khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó nó ảnh hưởng ít nhiều đến tín dụng ngân hàng

Nhƣ vậy, chất lượng tín dụng DNNVV chịu tác động của rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng đóng góp vào sự ổn định và phát triển của ngân hàng, cũng như phát triển các DNNVV, từ đó tạo sự phát triển chung cho nền kinh tế, các nhà quản lý cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới nó để từ đó tìm ra các biện pháp hợp lý khai thác hiệu quả các nhân tố tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực mà nó đem lại.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Phòng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)