Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Phòng (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG

3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3.1. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Các quy định về văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động không chỉ của chi nhánh mà ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần:

- Việc tuyển dụng, điều chuyển, sắp xếp cán bộ cũng cần được xem xét

cẩn trọng, tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm công tác. Vị trí, nhiệm vụ phù hợp với năng lực trình độ sẽ khuyến khích cán bộ phát huy được khả năng của họ, nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần duy trì tổ chức thi cán bộ tín dụng giỏi, quan tâm hơn nữa tới việc đào tạo thường xuyên để nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Khuyến khích cán bộ tín dụng giỏi bằng nhiều biện pháp cả vật chất lẫn tinh thần như: khen thưởng, cho đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm ở trong và ngoài nước.

- Để có thể thực hiện chiến lược tiếp cận và cung cấp trọn gói tất cả các dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần đẩy mạnh tăng cường số lượng, chất lượng các dịch vụ ngân hàng không chỉ riêng sản phẩm tín dụng.

- Hoạch định một chiến lược về thị trường, khách hàng là DNNVV một cách rõ ràng và cụ thể. Bổ sung hoàn thiện quy chế, quy trình cho vay theo hướng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, phù hợp với đối tượng vay vốn có tính đặc thù như DNNVV. Theo đó hình thành một cơ chế lãi suất trong toàn hệ thống BIDV linh hoạt, khuyến khích việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng tiềm năng này.

- Cần xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ và cập nhật về các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật trong các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, giá cả những vật tư mặt hàng, tài sản mà doanh nghiệp dùng làm tài sản đảm bảo khi vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng rút ngắn thời gian thẩm định và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ riêng dành cho DNNVV.

Như trong chương II đã phân tích, chính sách khách hàng được BIDV áp dụng căn cứ theo xếp hạng của khách hàng trên hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ. Tuy nhiên, hệ thống này còn tồn tại nhiều bất cập do các chỉ tiêu và thang điểm đánh giá được sử dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp

không phân biệt quy mô. Bên cạnh đó, hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính cũng phản ánh không chính xác tình hình hoạt động của khách hàng do bị ảnh hưởng nhiều bởi đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Vì vậy, hiện nay các DNNVV rất khó khăn trong tiếp cận những chính sách ưu đãi của ngân hàng . Để tháo gỡ những vướng mắc trên, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành riêng cho đối tượng DNNVV là hết sức cần thiết. Theo đó, các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cần bám sát hơn đặc điểm của các DNNVV để có thể phản ánh chính xác hoạt động của đối tượng khách hàng này. Nó không chỉ giúp ngân hàng áp dụng thành công chính sách khách hàng tới đúng đối tượng mà còn tăng khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng.

- Hoàn thiện các chính sách cấp tín dụng đối với DNNVV theo hướng nới lỏng các điều kiện được hưởng ưu đãi khi vay vốn.

Hiện nay, chính sách cấp tín dụng đối với DNNVV tại BIDV không có nhiều điểm khác biệt so với chính sách cấp tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp nói chung, vì vậy việc phát triển cho vay đối với khách hàng DNNVV gặp nhiều khó khăn vì không có cơ chế ưu đãi riêng. Để tháo gỡ vướng mắc trên, BIDV cần nghiên cứu và bổ sung thêm các chính sách ưu đãi dành cho DNNVV, đồng thời trong chính sách về TSĐB cần tăng quyền quyết định cho Chi nhánh trong việc áp dụng các tỷ lệ tín chấp nhằm bám sát hơn nữa với hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp thay vì áp đặt một tỷ lệ tín chấp chung cho mọi đối tượng khách hàng như hiện nay.

- Tăng cường công tác thông tin và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. Điều này sẽ giúp các Chi nhánh có những thông tin cần thiết và kịp thời về khách hàng vay vốn và tình hình biến động của nền kinh tế để có những điều chỉnh kịp thời.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trao đổi tình hình, kinh nghiệm hoạt động giữa các Chi nhánh. Bên cạnh đó, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ những cán bộ tín dụng (những người trực tiếp thụ lý khoản vay) nên họ có nhiều kiến thức kinh nghiệm thực tế có lợi cho việc hoạch định chiến lược

cũng như phương thức hoạt động của toàn hệ thống BIDV.

- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát đảm bảo việc mở rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hải Phòng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)