CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
3.3. Một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Qua phân tích ta đã thấy rõ nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay Ngân hàng của các DNNVV có phần do chính chủ quan các doanh nghiệp gây lên. Để ngân hàng có thể tăng cường mở rộng cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chính các doanh nghiệp cũng phải có những cố gắng và thay đổi cơ bản. Sau đây Luận văn đưa ra một số kiến
nghị với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ như sau:
Tăng cường nội lực và kỹ năng quản lý:
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt thì khả năng quản lý tốt của chủ doanh nghiệp luôn là lợi thế lớn của mỗi doanh nghiệp. Để có thể đáp ứng tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như nâng cao uy tín người chủ doanh nghiệp với ngân hàng đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần liên tục bổ sung và trang bị cho mình những kiến thức kinh doanh cần thiết. Kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương các chủ doanh nghiệp cần tích cực tham gia các khoá đào tạo, các hiệp hội, câu lạc bộ để có thể bổ sung những kiến thức cơ bản và nâng cao năng lực, kỹ năng về quản lý kinh tế, kinh nghiệm về thị trường, sản xuất kinh doanh, về công nghệ mới...
Trong công tác quản lý doanh nghiệp một khâu không thể thiếu được và hiện nay rất yếu của các DNNVV là công tác kế toán. Muốn giúp cho doanh nghiệp phát triển, người chủ doanh nghiệp nắm bắt được đầy đủ chính xác doanh nghiệp của mình và tạo sự tin cậy của ngân hàng với doanh nghiệp đòi hỏi các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của mình. Công tác kế toán phải được chuyên môn hoá, phải do người có trình độ nghiệp vụ đảm nhận và phải đảm bảo tính chính xác, trung thực,.. Ngoài ra để đảm bảo tính chính xác cũng như độ tin cậy của báo cáo tài chính, các DNNVV có thể áp dụng thường xuyên công tác kiểm toán báo cáo tài chính.
Để tạo thuận lợi cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ động, ổn định, có hiệu quả, không bị bất ngờ trước thay đổi của thị trường và cũng là một điều kiện không thể thiếu được nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng. Trong điều kiện kinh doanh hiện nay doanh nghiệp cần chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, định hướng kinh doanh của mình cho phù hợp với khả năng và thực tế thị trường.
Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài thì yếu tố không thể
thiếu được và cũng là nhân tố làm tăng thêm khả năng ủng hộ từ bên ngoài đối với DNNVV đó là tự mình nâng cao nội lực bản thân. Điểm yếu của các doanh nghiệp này là nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ bé và thường lại không đủ theo như đăng ký kinh doanh. Do đó các DNNVV cần có giải pháp hữu hiệu để nâng cao khả năng tài chính của mình bằng cách phát hành cổ phiếu, mời gọi các đối tác đầu tư, thu hút các nguồn vốn ưu đãi, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài,..
Dù Ngân hàng có sự cởi mở thế nào thì trước khi muốn có quan hệ tín dụng tối thiểu các DNNVV cũng phải có được ít nhất một phần tài sản bảo đảm. Trong trường hợp này thì việc thế chấp chính cơ sở sản xuất kinh doanh của mình là phương án hữu hiệu và thuận lợi nhất với DNNVV. Để công việc này thuận tiện, các DNNVV nên chủ động sớm hoàn thiện các giấy tờ về quyền sử dụng cũng như sở hữu tài sản.
Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, mở rộng mối quan hệ:
Để tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp, vấn đề hết sức quan trọng là các DNNVV phải không ngừng nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận thị trường của mình, nhất là trong xu thế phát triển hội nhập như hiện nay.
Bên cạnh đó, để tạo được vị trí ổn định cũng như đảm bảo an toàn cho sản xuất kinh doanh, các DNNVV cần có chiến lược tiếp cận và biến mình trở thành vệ tinh không thể thiếu được của một số doanh nghiệp có quy mô lớn. Nếu làm được việc này không những tạo sự ổn định cho doanh nghiệp mà là cơ sở khá tốt để ngân hàng xem xét quyết định cho vay đầu tư vào các phương án sản xuất kinh doanh.
Tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Chính phủ, địa phương và các cơ quan chức năng
Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có định hướng khá rõ ràng nhằm khuyến khích phát triển các DNNVV, Chính phủ đã có nhiều văn bản quan trọng đề ra rất nhiều các chính sách và giải pháp hỗ trợ, ưu đãi để các DNNVV. Đây là cơ hội thuận lợi để các Doanh nghiệp vừa và
nhỏ nắm bắt và tận dụng các ưu đãi đó cho sự nghiệp phát triển của mình.
Các DNNVVcần chủ động tiếp cận các chính sách ưu đãi cũng như tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương. Đặc biệt cần tham gia và quan tâm đến các hiệp hội, các quỹ của Chính phủ thành lập ra để hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chủ động tiếp cận và tìm hiểu về Ngân hàng:
Một trong những khó khăn của các DNNVV là luôn có ý quan ngại khi tiếp cận với Ngân hàng, lo lắng về các thủ tục cũng như những yêu cầu mà ngân hàng đặt ra... Tất cả những hạn chế này đều do sự hiểu biết về ngân hàng của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, nhất là hiểu biết về trình tự thực hiện các quy trình nghiệp vụ và những thủ tục cần thiết khi vay vốn ngân hàng. Ðể khắc phục hạn chế này, giúp doanh nghiệp nắm bắt ðýợc các trình tự thủ tục vay vốn, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho ngân hàng, kịp thời xây dựng được dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, qua đó rút ngắn thời gian làm thủ thủ tục vay vốn và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Các DNNVV cần chủ động thực hiện:
- Tìm hiểu về các Ngân hàng, hiện nay hầu hết các ngân hàng đều công khai các sản phẩm dịch vụ cũng như các yêu cầu về thủ tục trình tự làm việc khi doanh nghiệp đến với ngân hàng. Qua quá trình tìm hiểu này, ngoài việc nắm bắt được các sản phẩm dịch vụ cũng như các yêu cầu về thủ tục trình tự làm việc của ngân hàng; Các DNNVVcòn có thêm thông tin để đưa ra sự lựa chọn hiệu quả và chính xác xem ngân hàng nào có thể phục vụ và đem lại tiện ích cho doanh nghiệp nhất.