Một số vấn đề về chương trình, sách giáo khoa dạy học tiếng Việt ở lớp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong giờ dạy Tiếng Việt ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Một số vấn đề về chương trình, sách giáo khoa dạy học tiếng Việt ở lớp

1.3.1.1. Mục tiêu chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 2 a. Mục tiêu chương trình

Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 bậc Tiểu học được thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục đích của việc dạy học tiếng Việt lớp 2 cũng như bậc Tiểu học là

hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (bao gồm cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi của các em.

Như vậy quan điểm cơ bản của xây dựng chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học là quan điểm giao tiếp và quan điểm này đã được thể hiện khá rõ trong các bộ SGK Tiếng Việt. Việc dạy học nói mới bắt đầu hình thành và rèn luyện cho HS KNN - một trong những KN giao tiếp quan trọng của con người.

Chương trình môn Tiếng Việt 2 yêu cầu GV khi dạy phải đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển cho HS đầy đủ 4 KN nghe, nói, đọc, viết. Trong đó KNN được luyện tập kết hợp trong các KN đọc, nghe, viết.

b. Chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt lớp 2

Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2, được chia thành 2 học kỳ (Học kỳ I với 8 chủ điểm, Học kỳ II với 7 chủ điểm).

Về kiến thức HS được trang bị:

Ngữ âm và chữ viết: HS thuộc bảng chữ cái; biết xếp tên người, tên sách, truyện theo thứ tự chữ cái mở đầu; Biết mẫu chữ cái viết hoa và biết quy tắc viết chữ hoa đầu câu và viết hoa tên riêng Việt Nam.

Từ vựng: Biết các từ chỉ một số sự vật, hoạt động, tính chất thông thường; các số đếm tự nhiên dưới 1000; một số thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu.

Bước đầu nhận biết các từ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa.

Ngữ pháp: Bước đầu nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất; Nhận biết câu trong đoạn; nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi;

Bước đầu biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.

Tập làm văn: Nhận biết đoạn văn, ý chính của đoạn văn; Biết cách tạo lập một số văn bản thông thường (danh sách HS, tờ khai lí lịch, thông báo, nôi quy, bưu thiếp...); Biết một số nghi thức lời nói (chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu ...).

Về kỹ năng HS được trang bị:

* Kỹ năng đọc:

- Đọc thông: Đọc đúng, liền mạch các từ, cụm từ trong câu; đọc trơn đoạn, bài đơn giản (khoảng 120-150 chữ) tốc độ khoảng 50-60 chữ/phút; biết

nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu; Bước đầu biết đọc thầm.

- Đọc - hiểu: Hiểu nội dung của đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ và một số văn bản thông thường đã học.

- Ứng dụng kĩ năng đọc: Thuộc 6 đoạn thơ , đoạn văn, bài thơ, đoạn văn, bài thơ (khoảng 40-50 chữ); Biết đọc mục lục SGK, truyện thiếu nhi, thời khóa biểu, thông báo, nội quy.

* Kỹ năng nghe:

Nghe - hiểu:Nghe và trả lời được câu hỏi về những mẩu chuyện có nội dung đơn giản, gần gũi với lứa tuổi (kết hợp nhìn hình minh họa).

Nghe - viết: Nghe - viết được bài chính tả có độ dài khoảng 50 chữ trong khoảng 15 phút.

* Kỹ năng nói:

- Sử dụng nghi thức lời nói: Biết cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, bày tỏ sự ngạc nhiên, thán phục; biết đáp lại những lời nói đó; Biết dùng từ xưng hô, biết nói đúng vai trong hội thoại.

- Đặt và trả lời câu hỏi: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Làm gì? Thế nào? Ở đâu? Bao giờ? ...; Biết đặt và trả lời câu hỏi về những nội dung đơn giản trong bài học.

- Thuật việc, kể chuyện: Kể rõ ràng, đủ ý một đoạn truyện hoặc một câu chuyện đã học (dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý); Biết nói lời nhận xét đơn giản về nhân vật, nội dung của câu chuyện đã nghe, đã học, bộc lộ được tình cảm, thái độ với nhân vật.

- Phát biểu, thuyết trình: Biết giới thiệu vài nét về bản thân và những người xung quanh.

KNN của HS lớp 2 cần đạt các yêu cầu sau:

- Nói thành câu, rõ ràng, mạch lạc: Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay, mời, nhờ, yêu cầu, chia vui, chia buồn…đúng ngữ điệu và đúng nghi thức giao tiếp ở gia đình, trường học, nơi công cộng.

- Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mục đích nhất định.

- Kể lại được một đoạn truyện đã nghe, đã đọc.

- Nói những lời nói thể hiện hành vi thanh lịch, văn minh.

Kỹ năng viết:

- Viết chữ: Biết viết chữ hoa cỡ vừa. Biết nối chữ cái viết hoa với chữ viết thường; Viết chữ thường tương đối thành thạo.

- Viết chính tả:

Viết đúng các chữ mở đầu bằng c/k; g/gh; ng/ngh; viết được một số chữ ghi tiếng có vần khó (uynh, uơ, uyu, oay, oăm...).

Viết đúng một số cặp từ dễ lẫn âm đầu (l/n, s/x, d/gi/r...), vần ( an/ang, at/ac, iu/iêu, ưu/ươu...) thanh (?/~, ~/., ...) do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

Biết viết hoa chữ cái mở đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.

Nhìn - viết, nghe-viết bài chính có độ dài 50 chữ, tốc độc 50 chữ/15 phút, trình bày sạch sẽ, đúng quy định, mắc không quá 5 lỗi.

Viết đoạn văn, văn bản:

Biết viết đoạn văn kể, tả đơn giản có độ dài khoảng 3-5 câu bằng cách trả lời câu hỏi.

Biết điền vào bản khai lý lịch, giấy mời in sẵn; viết danh sách tổ, thời gian biểu, tin nhắn, bưu thiếp (theo mẫu).

1.3.1.2. Nội dung rèn kĩ năng nói trong chương trình Tiếng Việt 2

Chương trình Tiếng Việt năm 2000 được biên soạn dựa trên những định hướng: môn tiếng Việt thông qua hoạt động giao tiếp; tận dụng những kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt của HS; vận dụng quan điểm tích hợp trong môn tiếng Việt; kết hợp môn tiếng Việt với dạy văn hóa và dạy Văn. Đối với HS tiểu học, nói là kĩ năng được rèn qua tất cả các giờ học nhưng tập trung nhất là ở các giờ Kể chuyện, Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn. Riêng ở lớp 2, HS chủ yếu được rèn KNN thông qua luyện nói theo chủ đề ở cuối mỗi bài Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu và Kể chuyện...

SGK môn Tiếng Việt hiện nay tạo ra nhiều cơ hội cho HS luyện nói.

Ngay từ những bài học đầu tiên của lớp 2, HS đã được luyện nói theo chủ đề.

Những chủ đề luyện nói cuối mỗi bài học ở lớp 2 nếu thực hiện tốt sẽ vừa giúp HS ôn các âm vần vừa học, vừa tạo không khí học tập thoải mái, thân

thiện, vừa góp phần rèn KNN theo chủ đề cho HS. Những chủ đề này tương đối gần gũi: Em là HS, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em, Bạn bè … do đó GV có thể cho HS sắm vai nhân vật, thể hiện tình cảm của ông bà, ba mẹ đã yêu thương, quan tâm, chăm sóc em, hoặc những tình cảm, việc làm của em thể hiện sự hiếu thảo của một người cháu, người con đối với ông bà, cha mẹ của mình. Điều này phù hợp với tâm lí HS lớp 2 và thuận lợi cho việc dạy học theo nguyên tắc giao tiếp. Mức độ yêu cầu và hình thức thể hiện của hệ thống bài tập đi từ đơn giản đến phức tạp. Nếu như trong phần luyện âm vần chỉ yêu cầu HS nói một câu hay nhiều câu gắn với âm vần mới học thì trong phần Luyện tập tổng hợp lại yêu cầu HS có KNN ở mức độ cao hơn như nói trong hội thoại, nói độc thoại, nói các câu liên kết với nhau tạo thành ý. Nội dung các bài tập thể hiện thông qua các hình thức khác nhau:

hình thức sử dụng nghi thức lời nói, hình thức đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, hình thức thuật việc và kể chuyện, hình thức nhận xét, đánh giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong giờ dạy Tiếng Việt ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)