Thực trạng dạy học rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong môn Tiếng Việt ở ở một số trường tiểu học thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong giờ dạy Tiếng Việt ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 55)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.2. Thực trạng dạy học rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong môn Tiếng Việt ở ở một số trường tiểu học thành phố Hải Phòng

1.3.2.1. Khảo sát thực trạng a) Mục đích khảo sát

Khảo sát để có những thông tin khách quan, chính xác về thực trạng rèn KNN nói cho HS lớp 2 trong giờ dạy môn Tiếng Việt tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở kết quả khảo sát, chúng tôi phân tích, đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong việc rèn KNN; phân tích nguyên nhân của những hạn chế để đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn KNN cho HS lớp 2.

b) Đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát

- Số lượng khảo sát: Khảo sát 240 đối tượng là: GV và HS Khối 2 ở các trường tiểu học trong phạm vi nghiên cứu của đề tài cụ thể:

- Đối với GV

+ Số lượng khảo sát: Khảo sát 40 GV (gồm các GV đang dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tại các trường tiểu học trong phạm vi nghiên cứu của đề tài ).

+ Nội dung khảo sát: Thể hiện trong phiếu khảo sát (Phụ lục 1).

+ Phương pháp khảo sát: Chúng tôi thực hiện bằng việc trao đổi, phỏng vấn GV dạy lớp 2 vấn đề rèn KNN cho HS và tìm hiểu giáo án dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 của các năm học 2015-2016, 2016-2017 và học kỳ I của năm học 2017-2018; dự giờ dạy học tiếng Việt lớp 2 của một số GV. Phát phiếu khảo sát cho GV để họ điền các thông tin vào phiếu. Sau khi thu nhận các phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, xử lý kết quả. Bên cạnh đó chúng tôi còn tổng hợp các ý kiến của GV về việc rèn KNN cho HS lớp 2 thông các buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề.

- Đối với HS

+ Số lượng khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát 200 em HS lớp 2 hiện đang học tại các trường tiểu học trong phạm vi nghiên cứu của Đề tài.

+ Nội dung khảo sát: Thể hiện trong phiếu khảo sát (Phụ lục 2).

+ Phương pháp khảo sát: Chúng tôi tìm hiểu vở bài tập Tiếng Việt của HS; phỏng vấn ngẫu nhiên một số HS; phát phiếu khảo sát và hướng dẫn HS làm bài tập ghi trong phiếu. Sau khi thu nhận các phiếu khảo sát, chúng tôi tiến hành thống kê, xử lý kết quả.

Bảng 1.1. Tổng hợp về địa bàn, đối tượng khảo sát

STT Tên trường Tiểu học- Địa bàn Đối tượng khảo sát

GV HS

1 Lý Tự Trọng - Quận Kiến An 3 40

2 Lê Hồng Phong - Quận Kiến An 7 40

3 Đinh Tiên Hoàng - Quận Hồng Bàng 12 40

4 Chu Văn An - Quận Ngô Quyền 10 40

5 Ngô Gia Tự -Quận Hồng Bàng 8 40

Tổng 40 200

1.3.2.2. Kết quả khảo sát a) Kết quả khảo sát GV

- Nhận thức, đánh giá của GV về dạy học rèn KNN

Qua khảo sát GV bằng các các câu hỏi (thể hiện ở mục A - Phụ lục 1), chúng tôi nhận thấy phần lớn GV chưa coi trọng việc rèn KNN cho HS trong giờ môn tiếng Việt. Đa số GV đánh giá mức độ bình thường (55,6%) GV cho rằng rèn KNN cho HS không quan trọng lắm và một số ít thì cho rằng không cần thiết (6,2%). Đánh giá Chương trình Tiếng Việt 2 thì hầu hết GV đánh giá rất cao về chương trình này. GV cho rằng Chương trình Tiếng Việt 2 có quy trình dạy học mạch lạc, rõ ràng (56,7%), thuận lợi cho GV trong dạy học (12,3%) và điều quan trọng là HS được nắm chắc hệ thống ngữ âm tiếng Việt (31%). Nhận xét về phương pháp dạy học luyện nói trong Chương trình Tiếng Việt 2, GV cho rằng phương pháp đã giúp HS phát huy được tính chủ động trong học tập (45,5%), đồng thời tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập (38,2%). Tuy nhiên cũng có GV cho rằng chương trình còn có hạn chế khi luyện nói, HS thường thụ động, không chịu suy nghĩ và ỷ lại vào SGK (16,3%). Cách phân phối Chương trình môn Tiếng Việt 2 cũng được nhiều GV đánh giá là hợp lý (44,6%) và tương đối hợp lý (38,4%). Khi nhận xét về thái độ học tập luyện nói của HS thì GV cho rằng các em bước đầu chủ động, tích cực trong học tập (35%), nhưng cũng có GV cho rằng nhiều em còn rụt rè, ngần ngại (40%) và thường ỷ lại, thụ động, không chú ý nghe giảng (25%).

- Về việc sử dụng các biện pháp rèn kỹ năng nói cho HS

Đồng thời với việc khảo sát nhận thức, đánh giá của GV về dạy học rèn KNN, chúng tôi tiến hành khảo sát GV về việc sử dụng các biện pháp rèn KNN cho HS (thể hiện ở mục B- Phụ lục 1). Sau khi thu phiếu khảo sát và tổng hợp, chúng tôi có được kết quả như sau:

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát GV về mức độ sử dụng các biện pháp rèn KNN cho HS

TT Biện pháp

Mức độ sử dụng Thường

xuyên Đôi khi Không thực hiện

SL % SL % SL %

1

Luyện cho HS kỹ năng phát âm, sửa lỗi theo chuẩn tiếng Việt.

33 82,5% 7 17,5% 0 0,0%

2

Rèn KNN cho HS qua hoạt động giao tiếp và trải nghiệm.

28 70,0% 7 17,5% 5 12,5%

3 Tạo môi trường thuận lợi để

rèn KNN cho HS. 11 27,5% 26 65,0% 3 7,5%

4

Sử dụng phương tiện dạy học, đồ dùng học tập để rèn KNN cho HS.

22 55,0% 18 45,0% 0 0,0%

5

Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành để rèn KNN cho HS.

9 22,5% 23 57,5% 8 20,0%

6 Tổ chức các trò chơi học tập

để rèn KNN. 12 30,0% 22 55,0% 6 15,0%

7 Rèn KNN cho HS qua các

môn học khác. 13 32,5% 24 60,0% 3 7,5%

8

Kết hợp cùng phụ huynh hướng dẫn HS luyện nói ở nhà.

7 17,5% 24 60,0% 9 22,5%

Nhìn vào kết quả khảo sát ở Bảng 1.2 chúng tôi nhận thấy:

+ Các biện pháp trên đều được GV sử dụng, nhưng mức độ có khác nhau. Biện pháp luyện cho HS kỹ năng phát âm chuẩn tiếng Việt được nhiều

GV sử dụng thường xuyên nhất (82,5%). Vì yêu cầu của môn Tiếng Việt điều đầu tiên là HS phải phát âm chuẩn tiếng Việt. Thực tế cho thấy hiện nay GV đang dạy KN phát âm theo quy trình của chương trình Tiếng Việt 2 (Chương trình cải cách giáo dục), vì vậy phần luyện phát âm được khá chú trọng nhiều hơn.

+ Hai biện pháp cũng được GV thường xuyên sử dụng gồm: Rèn KKN cho HS qua hoạt động giao tiếp (70%) và sử dụng phương tiện dạy học, đồ dùng học tập để rèn KNN cho HS (55%). Đây là các biện pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi HSTH. Đặc biệt rèn KNN qua hoạt động giao tiếp là phương pháp chủ đạo trong dạy học môn Tiếng Việt.

+ Biện pháp tạo môi trường thuận lợi để rèn KNN cho HS có rất ít GV thường xuyên sử dụng (27,5%). Như vậy phần lớn GV khi rèn KNN cho HS chưa quan đến việc tạo ra môi trường giao tiếp để HS có cơ hội luyện nói.

Nhiều khi GV quá thiên về truyền đạt kiến thức trong SGK mà quên đến việc tạo ra hoàn cảnh giao tiếp cho HS để rèn KN sử dụng ngôn ngữ.

+ Xây dựng hệ thống các bài tập thực hành để rèn KNN cho HS là biện pháp chưa được nhiều GV quan tâm và sử dụng, vì có đến 22,5% GV không sử dụng. Điều này cho thấy, GV chủ yếu dựa vào các bài tập luyện nói trong SGK mà chưa xây dựng hệ thống các bài tập rèn KNN riêng. Đây là điểm yếu của GV khi họ chưa đầu tư chuyên môn, nghiên cứu để xây dựng một hệ thống bài tập rèn KNN phù hợp cho HS. Thực tế cho thấy GV còn xem nhẹ hoạt động nói của HS trước lớp, chỉ chú trọng đến KN đọc, viết nên trong giờ học tiếng Việt thời lượng dành cho hoạt động nói của HS chưa nhiều. Trong môn Tiếng Việt, bốn KN nghe, nói, đọc, viết đều có vị trí quan trọng như nhau. Nếu GV chỉ coi trọng một KN nào đó mà bỏ qua các KN còn lại thì việc giao tiếp tiếng Việt của HS sẽ bị hạn chế, điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của HS ở các môn học khác.

+ Tổ chức các trò chơi học tập để rèn KNN cho HS chưa được nhiều GV quan tâm, khi có đến 55% GV đôi khi sử dụng và 15% GV không sử

dụng. GV cho rằng tổ chức trò chơi học tập hiệu quả giáo dục sẽ tốt hơn, nhưng mất nhiều thời gian chuẩn bị cũng như tổ chức trò chơi. Chính vì vậy GV rất ngại tổ chức các trò chơi học tập cho HS trong giờ học tiếng Việt.

+ Rèn KNN cho HS qua các môn học khác và hướng dẫn HS luyện nói ở nhà chưa được nhiều GV quan tâm. Qua khảo sát, chúng tôi thấy chỉ có 30% GV thường xuyên rèn KNN cho HS qua các môn học và 17,5% GV thường xuyên hướng dẫn HS luyện nói khi ở nhà kết hợp cùng phụ huynh.

b) Kết quả khảo sát HS

- Nhận thức của HS về học luyện nói

Qua khảo sát HS bằng các các câu hỏi (thể hiện ở mục A - Phụ lục 2), chúng tôi nhận thấy nội dung hỏi về sở thích được luyện nói trong giờ học tiếng Việt, thì chỉ có một số em cảm thấy thích (40,6%), phần lớn các em còn lại cho là bình thường (45,9%) và không thích (13,5%). Trong giờ học tiếng Việt, HS cho rằng các thầy (cô) thường xuyên luyện nói cho các em (47,6%), tuy nhiên nhiều em cũng cho rằng nhiều thầy (cô) thỉnh thoảng mới tổ chức luyện nói (51,2%) và không bao giờ tổ chức luyện nói (1,2%). Về phương pháp luyện nói, đa số HS nhận thấy thầy (cô) sử dụng phương pháp quan sát - thực hành theo mẫu (60%), sử dụng bài tập luyện nói (35,9%), trong khi tổ chức trò chơi rất ít thấy được sử dụng (4,1%). Trong học tập môn Tiếng Việt, các em cũng rất hạn chế trong việc phát biểu. Khảo sát cho thấy rất ít em thường xuyên phát biểu (28,2%), nhiều em thỉnh thoảng mới phát biểu (40,6%), còn lại không bao giờ phát biểu (31,2%). Khi được hỏi các em có thường xuyên luyện nói ở nhà không thì có 35,4% trả lời là thường xuyên, 48,6% trả lời là thỉnh thoảng và 16% trả lời là không bao giờ.

- Thực trạng kĩ năng nói của HS

Đồng thời với việc khảo sát đánh giá của HS nhận thức về luyện nói, chúng tôi cho HS làm bài tập để đánh giá mức độ thành thạo KNN của các em (thể hiện ở mục B - Phụ lục 2). Sau khi thu phiếu khảo sát và tổng hợp, chúng tôi có được kết quả như sau:

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát HS về mức độ thành thạo KNN

Yêu cầu của Mức độ thành thạo KNN

kỹ năng nói Giỏi Khá TRUNG

BÌNH Yếu

SL % SL % SL % SL %

Phát âm. 45 22,5% 88 44,0% 45 22,5% 22 11,0%

Sử dụng nghi thức lời

nói. 32 16,0% 71 35,5% 62 31,0% 35 17,5%

Đặt và trả lời câu hỏi. 53 26,5% 64 32,0% 65 32,5% 18 9,0%

Thuật việc, kể

chuyện. 48 24,0% 59 29,5% 66 33,0% 27 13,5%

Phát biểu, thuyết

trình 52 26,0% 60 30,0% 63 31,5% 25 12,5%

- Sử dụng nghi thức lời nói: Biết cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, bày tỏ sự ngạc nhiên, thán phục; biết đáp lại những lời nói đó; Biết dùng từ xưng hô, biết nói đúng vai trong hội thoại.

Nhìn vào kết quả khảo sát ở Bảng 1.3, có thể nhận thấy:

+ KNN của HS chưa được đều ở các KN bộ phận. Khảo sát HS về KN phát âm: có 22,5% HS được đánh giá ở mức Giỏi và 44% đánh giá mức Khá, còn lại được đánh giá ở mức Trung bình và Yếu. Điều này phản ánh đúng thực tế trong lớp chỉ có một số em phát âm tốt, nói to, rõ ràng khi giao tiếp;

biết nói lời chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học. Những em còn lại thì nói câu không rõ ràng, nói không liền mạch cả câu, chưa có thái độ tự nhiên khi nói. Phụ âm đầu là một bộ phận cấu thành nên âm tiết tiếng Việt, nhưng so với các bộ phận trong phần vần và thanh điệu, phụ âm đầu kết hợp lỏng lẻo hơn. Chính vì vậy HS thường hay phát âm sai, không phân biệt được các tiếng có âm đầu d/r/gi, s/x, l/n tr/ch, an/oan và uyên/iên. Muốn khắc phục lỗi này

thì GV yêu cầu HS phải nắm chắc được luật chính tả.

+ Về kỹ năng sử dụng nghi thức lời nói chỉ có 16% HS được đánh giá ở mức Giỏi và 35,5% đánh giá mức Khá, còn lại được đánh giá ở mức Trung bình và Yếu. Thực tế hiện nay, những HS sử dụng tốt nghi thức lời nói thì diễn đạt trôi chảy, có biểu cảm khi nói. Nhiều HS nói tốt đã biết sử dụng đúng lúc những câu như: cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, chia vui… còn những HS đạt mức độ Trung bình và Yếu thì khi giao tiếp chưa tỏ mạnh dạn, tự nhiên, còn nhút nhát, vốn từ hạn chế nên khi có tình huống thì không nói câu phù hợp.

Một số HS không chủ động nói lời chào hỏi khi gặp các thầy cô giáo, cha mẹ hoặc những người lớn tuổi, chỉ khi được nhắc nhỏ thì các em mới thực hiện.

Thực tế cho thấy GV rất ít khi tổ chức cho HS được luyện nói trong các tình huống giao tiếp thông thường (chào gặp mặt và đáp lời chào gặp mặt, cảm ơn, xin lỗi và đáp lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời mời, đề nghị, yêu cầu,...).

+ Về kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi có 26,6% HS được đánh giá ở mức Giỏi và 32% đánh giá mức Khá, còn lại được đánh giá ở mức Trung bình và Yếu. Như vậy bên cạnh những HS đạt mức Khá, Giỏi là những HS biết trả lời đúng vào nội dung câu hỏi, nói thành câu; bước đầu biết đặt câu hỏi đơn giản.

Đánh giá ở mức Trung bình và Yếu là những HS chưa biết trả lời đúng vào nội dung câu hỏi, chưa biết đặt câu hỏi kể cả những câu đơn giản. Nhiều em HS diễn đạt câu lủng củng, không rõ nghĩa nên rất khó hiểu các em nói gì.

+ Kỹ năng thuật việc, kể chuyện còn hạn chế, có 24% HS đạt Giỏi và 29,5% đạt Khá. Trong khi có đến 33% HS xếp loại Trung bình và 13,5% HS xếp loại Yếu. Điều này cho thấy vốn từ của HS còn rất hạn chế. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 1, HS được luyện kể từng đoạn câu chuyện đó nghe kể (có hình ảnh minh hoạ), kể từng đoạn câu chuyện, kể toàn bộ câu chuyện... Tuy nhiên số tiết học tiếng Việt không nhiều, trong khi lớp học có nhiều HS (thường là trên 40 em), GV chưa biết phân phối thời gian hợp lý dẫn đến chưa quan tâm đầu tư nhiều đến KN này của HS

+ Kết quả khảo sát HS về KN phát biểu, thuyết trình cũng tương đương với KN thuật việc, kể chuyện. Kỹ năng này chỉ có 26% HS đạt Giỏi và 30%

đạt Khá, còn lại Trung bình là 31,52% và Yếu là 12,5%. Qua trao đổi với GV và trực tiếp phỏng vấn HS khi đề nghị các em giới thiệu về người thân hoặc về một vài đồ vật quen thuộc thì nhiều em không biết nói gì. Thực tế hiện nay, nhiều HS khi nói còn rụt rè, thiếu tự tin, nói chưa thành câu, rất ngại nói trước đám đông. Chỉ số ít HS mạnh dạn, tự tin nói trước thầy cô và các bạn.

1.3.3. Nhận xét chung về việc rèn kỹ năng nói cho HS lớp 2 trong môn Tiếng Việt

1.3.3.1. Ưu điểm

SGK môn Tiếng Việt của Chương trình Tiếng Việt Tiểu học – 2000 hiện nay tạo ra nhiều cơ hội luyện nói cho HS. Ngay từ những bài học đầu tiên của lớp 1, HS đã được luyện nói theo chủ đề. Đến lớp 2, những chủ đề luyện nói được triển khai qua các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, tập làm văn.... Các bài Luyện tập tổng hợp, các tiết Kể chuyện, Tập làm văn như: Tự giới thiệu, Chào hỏi, tự giới thiệu, Cảm ơn, xin lỗi, Khẳng định, phủ định, Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, Chia buồn, an ủi, Gọi điện, Chia vui, Khen ngợi, Ngạc nhiên, thích thú (học kỳ 1).

Đáp lời chào, lời tự giới thiệu, Đáp lời cảm ơn, Đáp lời xin lỗi, Đáp lời khẳng định, Đáp lời phủ định, Đáp lời đồng ý, Đáp lời chia vui, Đáp lời khen ngợi, Đáp lời từ chối, Đáp lời chia buồn, an ủi (học kỳ 2).

Các nghi thức lời nói được dạy trong chương trình Tập làm văn lớp 2 chủ yếu thuộc nhóm biểu lộ và nhóm cầu khiến. Đây là hai nhóm nghi thức ngôn ngữ cần phát triển từ tuổi nhỏ, phù hợp với khả năng phát triển ngôn ngữ của HS lứa tuổi 7 - 8 tuổi đã từng bước rèn luyện và phát triển KNN cho HS tiểu học.

Trong dạy học môn Tiếng Việt nói chung và rèn KNN cho HS nói riêng, GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học, truyền tải được KNN cho

HS theo yêu cầu của SGK, biết sử dụng thiết bị, đồ dùng trực quan vào trong quá trình dạy học. HS nghe và hiểu được hiệu lệnh, hiểu được lời nói của GV.

HS khi học xong chương trình lớp 2, các em biết nói và bước đầu biết được đây là một nhu cầu giao tiếp, cần tích cực hoá được hoạt động giao tiếp của HS. HS lớp 2 tham gia vào các tình huống hội thoại một cách chủ động, tự nhiên, mạnh dạn, hào hứng. Những nhân tố giả định của bài tập đã giúp HS trở thành các nhân vật giao tiếp thực sự.

1.3.3.2. Hạn chế

Khi dạy nói cho HS, GV còn phụ thuộc cứng nhắc vào chương trình có sẵn mà chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp dạy học. GV chưa chủ động trong việc xác định trọng tâm của giờ học cũng như tập trung giải quyết những kĩ năng còn yếu của HS. Trong giờ học tiếng Việt, GV hiện nay còn xem nhẹ hoạt động nói của HS mà chủ yếu tập trung vào rèn kĩ năng đọc, viết. GV cũng chưa có biện pháp khuyến khích HS luyện nói hiệu quả. Qua khảo sát chúng tôi thấy HS khi nói còn mắc những lỗi sau:

- Chưa nhận diện đúng hết về âm, vần. Nói sai, viết sai về các phụ âm đầu.

- Khi nói còn nhút nhát, chưa tự tin trong lúc nói, tìm tiếng, tìm từ còn chậm trong khi nói, nói không thành câu.

- Nói không rõ lời, chưa phát âm chuẩn, nhiều HS nói còn kéo dài, chưa trôi chảy, chưa lưu loát, chưa biểu cảm.

- Diễn đạt câu lủng củng, nói không đúng ngữ điệu. Thậm chí có HS nói câu không rõ nghĩa.

Ngoài các yếu tố trên, riêng đối với phân môn Tập làm văn còn bộc lộ một số hạn chế như sau:

- Chương trình Tập làm văn ở lớp 2 và cả lớp 3, 4, 5 dường như chỉ tập trung vào các nghi thức thuộc nhóm biểu lộ và cầu khiến. Vì vậy, HS còn lúng túng khi sử dụng các nghi thức thuộc nhóm hứa hẹn, tuyên bố, xác tín để tác động đến nhận thức của người nghe, bày tỏ sự quan tâm… nhằm đạt đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2 trong giờ dạy Tiếng Việt ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)