CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.5.2. Kết quả kiểm tra kỹ năng nói của học sinh
Sau khi HS hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra, chúng tôi thu phiếu bài tập, tổng hợp điểm, đồng thời sử dụng biểu đồ hình
cột để so sánh điểm kiểm tra của HS hai lớp. Kết quả thể hiện như sau:
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra HS về KN phát âm
Lớp
Số HS làm bài kiểm tra
Điểm/xếp loại
Giỏi (9-10) Khá (7-8) TRUNG
BÌNH (5-6) Yếu (<5)
SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm 38 14 36,8% 19 50,0% 5 13,2% 0 0,0%
Đối chứng 38 12 31,6% 20 52,6% 6 15,8% 0 0,0%
Biểu đồ 3.1. So sánh điểm kiểm tra HS về KN phát âm
Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra HS về KN sử dụng nghi thức lời nói
Lớp
Số HS làm bài
kiểm tra
Điểm/xếp loại
Giỏi (9-10) Khá (7-8) TRUNG
BÌNH (5-6) Yếu (<5)
SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm 38 11 29% 20 52,6% 6 15,8% 1 2,6%
Đối
chứng 38 9 23,7% 16 42,1% 11 28,9% 2 5,3%
Biểu đồ 3.2. So sánh điểm kiểm tra HS về KN sử dụng nghi thức lời nói
Bảng 3.3: Kết quả điểm kiểm tra HS về KN đặt và trả lời câu hỏi
Lớp
Số HS làm bài kiểm tra
Điểm/xếp loại
Giỏi (9-10) Khá (7-8) TRUNG
BÌNH (5-6) Yếu (<5)
SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm 38 12 31,6% 21 55,3
% 5 13,1
% 0 0,0%
Đối
chứng 38 10 26,3% 19 50,0
% 7 18,4
% 2 5,3%
Biểu đồ 3.3: So sánh điểm kiểm tra HS về KN đặt và trả lời câu hỏi
Bảng 3.4: Kết quả điểm kiểm tra HS về KN thuật việc, kể chuyện
Lớp
Số HS làm bài kiểm
tra
Điểm/xếp loại Giỏi (9-10) Khá (7-8) TRUNG
BÌNH (5-6) Yếu (<5)
SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm 38 10 26,3% 21 55,3% 6 15,8% 1 2,6%
Đối
chứng 38 7 18,4% 18 47,4% 10 26,3% 3 7,9%
Biểu đồ 3.4: So sánh điểm kiểm tra HS về KN thuật việc, kể chuyện
Bảng 3.5. Kết quả điểm kiểm tra HS về KN phát biểu, thuyết trình
Lớp
Số HS làm bài kiểm tra
Điểm/xếp loại
Giỏi (9-10) Khá (7-8) TRUNG
BÌNH (5-6) Yếu (<5)
SL % SL % SL % SL %
Thực
nghiệm 38 12 31,6% 20 52,6% 5 13,2% 1 2,6%
Đối chứng 38 9 23,7% 14 36,8% 12 31,6% 3 7,9%
Biểu đồ 3.5. So sánh điểm kiểm tra HS về KN phát biểu, thuyết trình
* Phân tích, nhận xét kết quả kiểm tra KNN của HS:
- Kỹ năng phát âm: So sánh kết quả kiểm tra KN phát âm của cả hai lớp ở Bảng 3.1, Biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ điểm Giỏi, Khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm có tỷ lệ điểm Giỏi đạt 36,8% và điểm Khá đạt 50%; lớp đối chứng có tỷ lệ điểm Giỏi là 31,6% và điểm Khá là 52,6% và cả hai lớp không có điểm Yếu). Từ đó cho ta thấy tỷ lệ điểm Trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. Như vậy cả hai lớp GV đã khắc phục lỗi phát âm của HS so với trước đây và ở lớp thực nghiệm kết quả này đạt cao hơn. Trực tiếp dự giờ chúng tôi thấy HS lớp thực nghiệm phân biệt rõ các phụ âm, không có em nào nói ngọng, bài kiểm tra phần điền phụ âm vào chỗ chấm được HS làm chính xác. Trong khi đó lớp đối chứng có một số HS chưa phân biệt được tiếng có âm đầu l/n, ch/tr, chưa vận dụng để nói được câu phù hợp, vì vậy HS lớp đối chứng còn có điểm dưới Trung bình. Đa số HS lớp thực nghiệm có KN phát âm tốt hơn lớp đối chứng, nhất là phát âm các tiếng, từ có vần khó.
- Kỹ năng sử dụng nghi thức lời nói: Theo kết quả khảo sát ở Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.2 cho thấy lớp thực nghiệm có nhiều HS đạt điểm Giỏi, Khá hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm điểm Giỏi, Khá lần lượt là 29% và 52,6%;
lớp đối chứng có điểm Giỏi, Khá lần lượt là 23,7% và 42,1%). Như vậy KN sử dụng nghi thức lời nói của HS lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có nhiều em đã biết sử dụng linh hoạt câu, diễn tả câu đầy đủ hơn, chính vì vậy các em đạt điểm Giỏi. Qua dự giờ ở lớp thực nghiệm, chúng tôi thấy HS đóng vai xử lý tình huống trong giao tiếp khá tốt. Ví dụ như xử lý tình huống đáp lời lại lời chúc mừng của các bạn, các em vào vai giao tiếp rất tự nhiên. HS đóng vai nhận quà tươi cười và nói lời cảm ơn khá trôi chảy, đúng nghi thức giao tiếp. Tuy nhiên cả hai lớp vẫn còn HS sử dụng yếu về mặt KN này (lớp thực nghiệm có tỷ lệ 2,6% HS đạt điểm Yếu và lớp đối chứng là 5,3%). Thực tế qua kiểm tra cho thấy tỉ lệ phù hợp với kết quả chúng tôi khảo sát HS một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải
Phòng. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ HS có điểm Trung bình và điểm Yếu kém còn cao là do các em chưa biết nói những câu đầy đủ. Ví dụ: Phiếu bài tập số 2 yêu cầu nói lời đáp khi nhận được hoa chúc mừng bạn được giải Nhất Sơn ca cấp trường, nhiều em chỉ nói: “Tớ cảm ơn nhé!” hoặc “Cảm ơn các bạn!”, rất ít HS nói câu đầy đủ và thể hiện sự trân trọng về và chúc mừng kịp thời của các bạn, ví dụ: “Tớ cảm ơn các bạn nhé! Tớ rất vui và cảm động về món quà này của các bạn!”
- Kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi: Theo kết quả khảo sát ở Bảng 3.3 và Biểu đồ 3.3 cho thấy điểm KN đặt và trả lời câu hỏi của cả hai lớp có nhiều điểm Khá (lớp thực nghiệm là 55,3% và lớp đối chứng là 50%), tuy nhiên điểm Giỏi của lớp thực nghiệm là 31,6% và không có điểm Yếu, trong khi lớp đối chứng điểm Giỏi chỉ đạt 26,3% và có 5,3% điểm Yếu. Như vậy điểm Trung bình của lớp thực nghiệm ít hơn nhiều so với lớp đối chứng. Điều này cho thấy kỹ năng đặt và trả lời câu hỏi của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. Qua dự giờ ở lớp thực nghiệm, chúng tôi thấy GV đã dùng nhiều dạng bài tập để rèn KN trả lời câu hỏi cho HS. Ví dụ bài đọc: “Ai ngoan sẽ được thưởng” (SGK Tiếng Việt - lớp 2, tập 2, tr.100), GV dẫn dắt và đưa ra một hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài đọc để HS trả lời. Đối với những câu hỏi khó, GV gợi ý để HS trả lời. GV cũng đưa ra hệ thống câu hỏi và tổ chức cho HS thảo luận nhóm để có được câu trả lời chính xác. Đối với những bài tập rèn KNN thông qua kênh hình, GV cả hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều tận dụng những hình ảnh sinh động về Bác Hồ để đưa ra những câu hỏi cho HS trả lời. Ở lớp thực nghiệm, do các em được GV luyện nói nhiều qua các kênh hình, vì vậy đa số các trả lời tốt, nhiều em nói trôi chảy và không bị ngắt quãng xung quanh chủ đề GV đưa ra. Tuy nhiên cả hai lớp còn nhiều HS chưa biết đặt câu hỏi từ câu trả lời cho trước. Đây là yêu cầu tương đối khó đối với HS lớp 2, nhất là các em có lực học Trung bình.
- Kỹ năng thuật việc, kể chuyện: Nhìn vào Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ HS Giỏi, Khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng trong khi
tỷ lệ điểm Trung bình và Yếu thấp hơn (lớp thực nghiệm có điểm Giỏi:
26,3%, Khá: 55,3%, Trung bình: 15,8% và Yếu: 2,6%; lớp đối chứng có điểm Giỏi: 18,4%, Khá: 47,4%, Trung bình : 26,3% và Yếu: 7,9%). Điều này cho thấy KN thuật việc, kể chuyện của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.
Tuy nhiên cả hai lớp vẫn còn nhiều HS đạt điểm Trung bình và Yếu. Qua thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn sau khi dạy học xong (câu chuyện“Ai ngoan sẽ được thưởng” SGK Tiếng Việt - lớp 2, tập 2, tr.100), ở lớp thực nghiệm, nhiều GV cho rằng trước đây để HS kể chuyện trôi chảy hoặc tóm tắt ngắn gọn câu chuyện bằng những câu có đủ ý thì nhiều HS chưa làm được.
Tuy nhiên GV lớp thực nghiệm đã giải quyết rất tốt vấn đề này. Qua đó HS lớp thực nghiệm đã diễn đạt câu nói trôi chảy, rõ ý, kể ngắn gọn câu chuyện.
Nhiều HS có nhút nhát trước đây nay đã mạnh dạn và tự tin khi nói trước lớp, tuy câu nói chưa thật đầy đủ ý, nhưng đã phản ánh việc các em đã hiểu được câu chuyện qua lời kể của cô, biết nói theo ý hiểu của mình.
- Kỹ năng phát biểu, thuyết trình: Kỹ năng này ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể nhìn vào Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ HS Giỏi, Khá của lớp lần lượt là 31,6% và 52,6%. Trong khi lớp đối chứng có điểm Giỏi, Khá lần lượt là 23,7% và 36,8%. Thực tế khi tham gia dự giờ, chúng tôi thấy đa số HS lớp thực nghiệm giới thiệu khá trôi chảy về bản thân, về người thân, về thầy cô ... và biết giới thiệu về đồ vật, đồ dùng học tập mình yêu thích, nhiều HS nói đủ ý chi tiết. Lớp đối chứng cũng có một số em nói khá trôi chảy nhưng số lượng ít hơn. Tuy nhiên cả hai lớp vẫn còn HS có điểm Yếu (lớp thực nghiệm: 2,6%, lớp đối chứng: 7,9%). Qua kiểm tra bằng phiếu Trung bình cho thấy, những HS đạt điểm Yếu khi yêu cầu giới thiệu về bản thân thì thường không nói được gì ngoài việc giói thiệu tên của mình. Các em vẫn còn nhút nhát, ngôn ngữ diễn đạt lủng củng, không rõ nghĩa.