CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.6. Khảo sát về tính khả thi của các biện pháp
Để đảm bảo khách quan khi đánh giá về các biện pháp rèn KNN được đề xuất trong luận văn, sau khi dạy học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo
sát GV trực tiếp dạy thực nghiệm và GV dự giờ về tính khả thi của các biện pháp rèn KNN. Nội dung khảo sát thể hiện trong phiếu (Phụ lục 6).
Sau khi thu phiếu và tổng hợp phiếu khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát GV về tính khả thi của các biện pháp
Biện pháp
Số GV khảo
sát
Mức đánh giá Hoàn toàn
khả thi
Cơ bản khả
thi Phân vân Không khả thi SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1: Sử
dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực để tạo hứng thú và nhu cầu tham gia các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ từ đó rèn luyện dần kĩ năng ngôn ngữ - KNN
30 21 70,0% 7 23,3% 2 6,7% 0 0,0%
Biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện KNN thông qua rèn luyện từng KN bộ phận
30 16 53,3% 11 36,7% 2 6,7% 1 3,3%
Biện pháp 3: Tích hợp rèn luyện KNN trong các phân môn của môn Tiếng và thông qua các hoạt động NGLL
30 15 50,0% 11 36,7% 1 3,3% 3 10,0%
Nhìn vào Bảng 3.6 cho thấy các biện pháp được đa số GV đánh giá ở mức hoàn toàn khả thi (biện pháp 1: 70%, biện pháp 2: 53,3% và biện pháp 3:
50%). Nhiều GV cũng đánh giá các biện pháp ở mức cơ bản khả thi (biện pháp 1: 23,3%, biện pháp 2: 36,7% và biện pháp 3: 36,7%). Điều này cho thấy cả ba biện pháp là hoàn toàn khả thi nếu được áp dụng trong thực tế giảng dạy. Qua dự giờ các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy GV đã vận dụng và tổ chức triển khai các biện pháp rèn KNN được nêu trong luận văn một cách thuần thục, HS tiếp thu kiến thức bài học một cách nhanh chóng, đặc biệt là các em vận dụng tốt kiến thức bài mới vào làm bài tập. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối lớp 2, GV đánh giá các biện pháp rèn KNN rất phù hợp trong giờ dạy học môn Tiếng Việt. Các biện pháp rèn KNN đã giúp cho GV đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là giải quyết được vấn đề luyện nói cho HS khi mà hiện nay môn Tiếng Việt 2 không có giờ luyện nói riêng biệt. Qua các giờ dạy thực nghiệm, GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc luyện nói và chú trọng rèn KNN cho HS hơn. Tuy nhiên có GV còn tỏ ra phân vân và cũng có GV cho rằng hai biện pháp này là không khả thi. Đây cũng là điều dễ hiểu khi hiện nay, thời gian luyện nói trong giờ môn tiếng Việt không nhiều.
Nếu GV không biết cách phân bố thời gian hợp lý thì sẽ rất khó áp dụng biện pháp 1 và biện pháp 2 đạt hiệu quả trong dạy học môn Tiếng Việt.
Nói tóm lại, sau khi tổ chức triển khai dạy học thực nghiệm môn Tiếng Việt, HS hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều có sự tiến bộ rõ rệt về KNN. Chúng tôi so sánh kết quả kiểm tra KNN của hai lớp với KNN của HS 5 trường tiểu học được khảo sát ban đầu (Bảng 1.3) cho thấy số HS Giỏi và Khá tăng lên khá nhiều. Nguyên nhân là do GV của hai lớp có sự chuẩn bị chu đáo về giáo án dạy học, đồng thời GV cũng quan tâm và chú trọng hơn đến luyện nói cho HS. Đặc biệt lớp thực nghiệm có áp dụng các biện pháp rèn KNN nên số HS Giỏi và Khá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (thể hiện qua điểm kiểm tra KNN của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng). Cùng với KNN của HS tốt hơn thì các biện pháp được nhiều GV đánh giá là hoàn toàn khả thi khi được áp dụng và thực tiễn dạy học. Như vậy các biện pháp rèn KNN được đề xuất trong đề tài đạt được mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ lý luận và thực tiễn giáo dục cho thấy, rèn KNN cho HS lớp 2 trong giờ dạy tiếng Việt cũng như ở các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay hoạt động trải nghiệm sáng tạo giúp HS Tiểu học học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 trong bối cảnh ngành giáo dục đã và đang thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là yêu cầu của thực tiễn để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
Rèn KNN cho HS lớp 2 vừa là mục tiêu, vừa là nội dung xuyên suốt trong Chương trình dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng, đồng thời còn có sự kết hợp với nội dung và phương pháp dạy học ở tất cả các môn học khác và các hoạt động giáo dục trong Nhà trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy KNN của HS lớp 2 nhìn chung chưa thực sự được GV coi trọng như các KN khác của môn Tiếng Việt. Đây là một điều chúng tôi trăn trở sau nhiều năm dạy học ở bậc tiểu học. Đứng trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Rèn kĩ năng nói cho HS lớp 2 trong giờ dạy tiếng Việt ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng”.
Với tất cả những công việc đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu, Đề tài đã đạt được những kết quả chính như sau:
1.1. Đề tài dã hệ thống hóa và vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, lí thuyết hội thoại, lí thuyết tâm lí học và tâm lí - ngôn ngữ học cũng như đặc điểm nội dung chương trình, SGK môn của môn Tiếng Việt 2 ở Tiểu học để xác lập cơ sở khoa học cho việc rèn KNN cho HS lớp 2.
1.2. Trên cơ sở khảo sát thực trạng KNN của HS, khảo sát việc sử dụng các biện pháp rèn KNN của GV trong giờ môn tiếng Việt ở một số trường Tiểu học thành phố Hải Phòng, Đề tài đã phân tích, nhận xét về mức độ thành
thạo KNN của HS lớp 2 so với yêu cầu chuẩn kiến thức, KN môn Tiếng Việt lớp 2; từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc rèn KNN cho HS lớp 2.
1.3. Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, đề tài đã xây dựng và đề xuất ba nhóm biện pháp rèn KNN cho HS lớp 2 trong giờ môn tiếng Việt, gồm:
Nhóm biện pháp 1: Sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học tích cực để kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu tham gia các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ từ đó rèn luyện dần kĩ năng ngôn ngữ nói chung, đặc biệt là kĩ năng nói.
Nhóm biện pháp 2: Tổ chức rèn luyện kĩ năng nói thông qua rèn luyện từng kĩ năng bộ phận.
Nhóm biện pháp 3: Tích hợp rèn luyện kĩ năng nói trong các phân môn của môn Tiếng Việt và thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Các biện pháp đề xuất cơ bản đảm bảo tính hệ thống và khoa học, giúp HS dễ dàng nắm chắc các kiến thức và KN ngữ âm, làm giàu vốn từ, đồng thời biết vận dụng KN ngôn ngữ tiếng Việt vào các hoạt động giao tiếp hàng ngày.
1.4. Qua việc tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm, các biện pháp rèn KNN được đề xuất trong luận văn đảm bảo được tính hiệu quả và tính khả thi, thể hiện bằng những số liệu cụ thể về kết quả điểm kiểm tra KNN giữa HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, sự hứng thú của HS trong học tập môn Tiếng Việt.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với cấp Sở GD&ĐT Thành phố Hải Phòng
Chủ động, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức CBQL, GV về tầm quan trọng và trách nhiệm cá nhân trong rèn luyện kĩ năng nói cho HS tiểu học.
Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể chi tiết việc thực hiện KT, ĐG về rèn luyện kĩ năng nói theo các mức độ cho HS tiểu học theo hướng đổi mới và bàm sát theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/9/2014 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá HS Tiểu học.
Tạo điều kiện CBQL, GV các quận, huyện có các đợt giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng nói cho HS tiểu thông qua các chuyên đề, hội thảo.
2.2. Đối với cấp UBND quận/huyện Phòng và GD&ĐT các quận/huyện Đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, xây dựng phòng lớp học khang trang sạch đẹp, đầu tư các thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo môi trường dạy học tích cực để HS được rèn luyện kĩ năng nói ở mội lúc, mọi nơi.
Phòng GD&ĐT cần kiểm tra sát sao hơn, có hướng dẫn cụ thể việc quản lý hoạt động KT, ĐG việc rèn luyện kĩ năng nói cũng như môn Tiếng Việt của HS tại các trường Tiểu học.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng tập huấn thường xuyên cho GV trong toàn quận/huyện về đổi mới rèn luyện kĩ năng nói cho HS tiểu học thông qua các tiết dự giờ lên lớp của GV các trường Tiểu học (đặc biệt là các GV mới ra trường ít nhiều vẫn hạn chế về kinh nghiệm rèn KNN cho HS).
2.3. Đối với ban giám hiệu và đội ngũ GV các trường Tiểu học
Ban giám hiệu các trường Tiểu học cần có sự quan tâm, động viên thiết thực hơn nữa tới đội ngũ GV về tất cả các mặt trong hoạt động dạy học và giáo dục cũng như hướng dẫn cụ thể đội ngũ GV trong việc rèn luyện kĩ năng nói cho HS lớp 2 nói riêng và HS tiểu học nói chung.
Tổ chức lớp bồi dưỡng cho CBQL, GV trong nhà trường về cách thức KT, ĐG về các mức độ theo kết quả việc rèn luyện KNN của HS Tiểu học, nâng cao nhận thức trách nhiệm cá nhân, vai trò các chủ thể trong đánh giá, tăng cường sự phối hợp của các chủ thể giúp HS rèn luyện KNN và trong đánh giá.
Về phía đội ngũ GV, cần chủ động, thường xuyên, tích cực hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới hình thức dạy học và hình thức đánh giá để tăng cường rèn luyện KNN cho HS nói riêng; Không ngừng quá trình tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng rèn, đánh giá về kỹ năng nói cho HS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến (1998), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, tập một, NXB Giáo dục.
3. Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2001), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Hoàng Anh (chủ biên), Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thạc (2007), Hoạt động giao tiếp nhân cách. NXB Đại học Sư phạm.
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học - Lớp 2, Nxb Giáo dục.
7. Đỗ Hữu Châu (2003), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai, NXB Giáo dục.
8. Đỗ Hữu Châu (2006), Đại cương ngôn ngữ học, tập một, NXB Giáo dục.
9. Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2, Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Đức Chính (2015), Tập bài giảng đo lường và đánh giá trong giáo dục. Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Trương Dĩnh (1999), Phát triển ngôn ngữ cho HS phổ thông, NXB Đà Nẵng.
12. Phan Phương Dung (2004), Luận án Tiến sĩ “Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện tính lễ phép trong giao tiếp Tiếng Việt” .
13. Phan Phương Dung (2004)“Về vấn đề dạy lời nói văn hoá trong giao tiếp ngôn ngữ cho HS qua môn Tiếng Việt”, Tạp chí Giáo dục.
14. Vũ Dũng (2008), Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia.
16. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2000), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.
17. Lê Thị Thanh Hà, Phương pháp dạy học Tập làm văn nói theo hướng giao tiếp cho HS lớp 2”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2003).
18. Nguyễn Thị Hiên (2015), Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
19. Nguyễn Thị Hiên (2015), Một số vấn đề dạy học làm văn theo hướng giao tiếp, Nxb ĐH Sư phạm.
20. Nguyễn Thúy Hồng, Rèn luyện và phát triển kỹ năng nói cho HS trung học cơ sở, Tạp chí Giáo dục,(2006) (31), tr.29-30.
21. Đỗ Việt Hùng (1998), Phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS trong việc dạy học tiếng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lí Tiểu học, Nxb Giáo dục.
23. Trần Mạnh Hưởng (2000), Vui học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
24. Nguyễn Xuân Khoa, Phát triển năng lực hoạt động lời nói trong việc môn tiếng Việt trong nhà trường, Tạp chí Ngôn ngữ, (1981) (3+4), tr. 33- 40.
25. Nguyễn Bá Kim (2012), Phương pháp dạy học đại cương NXB Đại học Sư phạm.
26. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
27. Trần Thị Hiền Lương, Đề tài KH&CN “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng nói cho HS Tiểu học ở môn Tiếng Việt”, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
28. Nguyễn Thị Thanh Loan (2015), Đề tài luận văn thạc sĩ “Bước đầu thiết kế ngữ pháp Tiếng Việt ở bậc Tiểu học trên phương diện dạy bản ngữ”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
29. Ngô Giang Nam (2013), Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS Tiểu học
nông thôn miền núi phía Bắc, Luận án tiến sĩ, Đại học Thái Nguyên.
30. Lê Phương Nga (2014), Bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt Tiểu học, Nxb Giáo dục.
31. Lê Phương Nga (chủ biên), Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2015), Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học I, Nxb ĐH Sư phạm.
32. Lê Phương Nga (2016), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học II, Nxb Đại học Sư phạm.
33. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1998), Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
34. Nguyễn Quang Ninh (2011), Giáo trình phương pháp dạy học tiếng Việt Tiểu học, Nxb Đại học Huế.
35. - Nguyễn Quang Ninh “Một số vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở Tiểu học theo hướng giao tiếp”.
36. Hoàng Tất Thắng (chủ biên), Nguyễn Thị Bạch Nhạn, Nguyễn Quốc Dũng, Lê Hoài Nam, Lê Thị Hoài Nam, Trần Thị Quỳnh Nga, Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp môn Tiếng Việt và phương pháp giảng môn tiếng Việt ở Tiểu học.
37. Nguyễn Hồng Thúy, Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng hội thoại cho HS lớp 4, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2006).
38. Đàm Hồng Quỳnh (2003), Hướng dẫn sử dụng và tự làm thiết bị dạy học môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, Nxb Giáo dục.
39. Nguyễn Trí (2003), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục.
40. Nguyễn Trí (2006) “Một số vấn đề về dạy hội thoại cho HS Tiểu học” , Nxb Giáo dục.
41. Nguyễn Trí, Phan Phương Dung (2009), Dạy học hội thoại cho HS tiểu học, NXB Giáo dục.
42. Ngô Thị Tuyên (chủ biên), Ngô Hiền Tuyên, Nguyễn Thị Thanh Loan, Nguyễn Thị Ngọc Tâm, Nguyễn Thị Thủy (2014), Bài tập Tiếng Việt lớp 2- Công nghệ giáo dục, Nxb Giáo dục.
43. Thái Duy Tuyên (2012), Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.
44. Cao Đức Tiến (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng (1994), Tiếng Việt và phương pháp phát triển lời nói của trẻ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
45. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp Tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam.
46. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2017), Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Trần Hoàng Túy, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 - Tập 1(tái bản), Nxb Giáo dục Việt Nam.
47. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2017), Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Trần Hoàng Túy, Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 - Tập 2 (tái bản), Nxb Giáo dục Việt Nam.
48. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2012), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần Hoàng Túy, Sách GV Tiếng Việt 2 - Tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam.
49. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), (2012), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần Hoàng Túy, Sách GV Tiếng Việt 2 - Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.
50. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt. NXB Hồng Đức.
51. Nguyễn Thị Xuân Yến, Lê Thị Thanh Nhàn (2007), Phát triển lời nói cho HS Tiểu học trên bình diện ngữ âm (Tài liệu đào tạo GV Tiểu học trình độ đại học), Nxb Giáo dục.
52. Nguyễn Thị Xuân Yến Xây dựng bài tập dạy học hội thoại cho HS đầu bậc tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 103, (2004).
53. Nguyễn Thị Xuân Yến (2005), Quy trình tổ chức thực hành các bài tập giao tiếp trong dạy học hội thoại cho HS tiểu học, Tạp chí Giáo dục, số 111, 2005.
54. Viện Ngôn ngữ (2003), Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng.
55. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2008), Từ điển tâm lý học.