CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI AN
3.2. Một số nhóm biện pháp hoàn thiện công tác KSC thường xuyên vốn ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hải An
3.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến luật pháp và chính sách
3.2.1.1. Xây dựng đồng bộ hệ thống các hướng dẫn quy định kiểm soát chi thường xuyên vốn NSNN qua KBNN Hải An theo hướng thống nhất gọn lại hệ thống hướng dẫn kiểm soát chi
- Đối với quy trình phân bổ dự toán NSNN thì được thực hiện từ trên xuống, cụ thể: quản lý các danh mục tổ hợp tài khoản sử dụng để phân bổ Ngân sách, quản lý danh mục các mã dự toán, mã tổ chức dự toán, quy trình điều chỉnh dự toán và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng Ngân sách; quản lý các quy trình tạo và nhập dự toán vào hệ thống, bao gồm quy trình tạm cấp kinh phí, quy trình nhập dự toán Ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định vào hệ thống, quy trình phân bổ dự toán theo chức năng, quy trình này được phân bổ từ trên xuống, quy trình điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng Ngân sách, quy trình ứng trước dự toán.
Như vậy, KBNN Hải An phải có chương trình thống nhất để quản lý toàn bộ dự toán từ cấp 0: HĐND các cấp đến đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3… đơn vị sử dụng NSNN. Hiện nay chỉ quản lý ở đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN, tại KBNN nơi đơn vị giao dịch.
Thống nhất phân bổ dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản;
Vốn nước ngoài cũng cần cân đối, phân bổ và giao dự toán. Bên cạnh đó cơ quan KBNN cần có tài khoản riêng để hạch toán và theo dõi dự toán tạm cấp trong trường hợp chưa có dự toán chính thức được giao.
- Luật NSNN phải tạo điều kiện cho mọi người dân nắm được một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời những đóng góp của họ đã được sử dụng vào những mục đích gì, hiệu quả mang lại ra sao theo hướng dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Luật NSNN và các hướng dẫn chưa quy định rõ các nội dung được chuyển nhiệm vụ chi và chuyển nguồn sang Ngân sách năm sau, nên trong quá trình thực hiện, tại một vài Bộ, ngành, địa phương thực hiện chuyển nhiệm vụ chi và chuyển nguồn Ngân sách sang năm sau một cách tràn lan. Vì vậy, việc chuyển nhiệm vụ chi và chuyển nguồn Ngân sách có xu hướng tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Theo kinh nghiệm quốc tế, đa số các nước không quy định việc chuyển nhiệm vụ chi và chuyển nguồn năm trước sang năm sau thực hiện tiếp.
Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn NSNN Luật NSNN hiện hành cần quy định rõ: Hàng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách được Thủ tướng Chính
phủ, UBND các cấp giao dự toán và UBND cấp dưới phải báo cáo kết quả thực hiện Ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình gửi cùng báo cáo quyết toán Ngân sách hàng năm. Các cơ quan Nhà nước quản lý ngành, lĩnh vực, chương trình mục tiêu quốc gia có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực, chương trình mục tiêu quốc gia được phân công quản lý, gửi cùng báo cáo quyết toán Ngân sách hàng năm.
- Cần có tư duy mới và quan niệm mới về Luật NSNN. Thực tế cuộc sống cho thấy, nền kinh tế - phường hội của ta liên tục phát triển và không ngừng đổi mới. Đi theo nó là sự thay đổi hàng loạt cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tất cả những sự kiện ấy tác động trực tiếp đến các bộ luật, trong đó Luật NSNN là một trong những bộ luật chịu tác động nhiều nhất. Chính vì vậy, trong gần 12 năm thực hiện Luật NSNN, chúng ta đã liên tục có những thay đổi bổ sung và năm 2002 lần thứ hai Quốc hội đã ban hành Luật NSNN sửa đổi mang tính toàn diện.
- Hiện nay chúng ta có nhiều hình thức KSC thường xuyên vốn NSNN, theo đó cơ chế kiểm soát khác nhau, với quá nhiều văn bản, chế độ đi theo. Trong một đơn vị sử dụng NSNN cũng có nhiều hình thức KSC khác nhau. Do đó gây khó khăn cho đơn vị và cho KBNN Hải An trong quá trình thực hiện chi và KSC thường xuyên NSNN.
Đề nghị thống nhất lại thành ba loại chế độ KSC thường xuyên vốn NSNN như sau:
+ Xây dựng cơ chế KSC thường xuyên thống nhất cho đơn vị không khoán, chi thường xuyên Ngân sách đảng, chi vào hình thức KSC không khoán.
+ Tất cả các đơn vị khoán kinh phí từ NSNN xây dựng thống nhất một hình thức KSC và quản lý hình thức Ngân sách khoán.
+ Ngân sách quốc phòng và an ninh nên xây dựng thống nhất lại một hình thức KSC, hình thức này có tính chất chi đặc biệt, còn khoản nào không phải là chi đặc biệt thì theo hình thức KSC thường xuyên.
3.2.1.2. Bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn quản lý chi thường xuyên vốn NSNN
- Về quản lý, KSC thanh toán cá nhân, hiện nay chiếm tỷ trọng rất cao trong chi thường xuyên vốn NSNN, tuy chi cao như vậy nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi, bộ máy hành chính vẫn còn cồng kềnh và nhiều bất cập, đội ngũ CBCC trong bộ máy công quyền còn nhiều hạn chế, cơ chế tuyển dụng, đề bạt và sử dụng đội ngũ này còn nhiều bất cập. Do đó chúng ta phải sửa đổi chính sách tuyển dụng, sử dụng đội ngũ CBCC hưởng lương từ NSNN sao cho đảm bảo theo hương: Tuyển dụng - đào tạo
- và giữ được người giỏi để làm việc. Không để tình trạng công chức suốt đời. Đồng thời ta phải thay đổi căn bản chính sách tiền lương, không để tình trạng hưởng lương cao bằng như hiện nay.
- Về định mức chi tiêu:
+ Chi sửa chữa lớn và nhỏ tài sản cố định. Hiện nay nội dung chi này KBNN Hải An chỉ kiểm soát theo hồ sơ chứng từ, do đó việc sửa chữa như thế nào, khi nào thì tài sản phải sửa chữa, cơ quan nào kiểm định tài sản cần phải sửa chữa cũng chưa có. Có loại xe ô tô mới mua một thời gian ngắn đã sửa chữa. Vì vậy đề nghị có quy định cụ thể từng loại tài sản dùng bao nhiêu năm, bao nhiêu thời gian thì mới được sửa chữa, đồng thời quy định khi sửa chữa phải có cơ quan chuyên môn kiểm định tài sản cần sửa, khi đó mới được sửa chữa. Dự toán sửa chữa phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, khoản chi lớn theo Luật Đấu thầu.
+ Khoản chi nghiên cứu khoa học, nội dung chi này ở địa phương thực sự còn nhiều vấn đề về tính hiệu quả của nghiên cứu khoa học, đề nghị có hướng dẫn cụ thể nội dung chi này, vì hiện nay cứ có dự toán tài chính duyệt, và theo một số rất ít các định mức chi hiện có là KBNN Hải An kiểm soát thanh toán cho đơn vị, nhưng thực tế hiệu quả nghiên cứu lại rất thấp. Đề nghị nên quy định cụ thể nội dung chi nghiên cứu khoa học, đồng thời hàng năm phải có báo cáo tổng kết nêu rõ hiệu quả của nghiên cứu khoa học, đồng thời khi nghiệm thu đề tài nghiên cứu phải có hội đồng có đủ uy tín và chuyên môn để nghiệm thu và hội đồng này được hưởng chế độ và phải chịu trách nhiệm về kết luận nghiệm thu của mình.
+ Chúng ta còn nhiều khoản chi chưa có định mức như chi kỷ niệm các ngày lễ lớn. Đề nghị nội dung chi này nên quy định chặt chẽ hơn theo hướng: Chỉ chi kỷ niệm các ngày lễ lớn ở cấp trung ương, hạn chế tổ chức kỷ niệm ở địa phương, được như vậy mỗi năm, nhất là những năm chẵn chúng ta có thể tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho NSNN, số tiền đó có thể xây dựng được nhiều lớp học mới. Khoản chi hỗ trợ: Nội dung chi này hàng năm tương đối lớn, nhưng lại không có quy định cụ thể, trường hợp nào được hỗ trợ, do đó KBNN Hải An rất khó kiểm soát. Đề nghị có quy định cụ thể các trường hợp được hỗ trợ của các đơn vị sử dụng vốn NSNN. Khoản chi khác trong chi khác, đây là khoản chi nhiều khi không rõ ràng nên đưa vào chi khác của chi khác.
Kiến nghị chúng ta cần phải có quy định thật cụ thể khoản chi khác, không để tình trạng cứ khó hạch toán chi là đưa vào chi khác, dần dần chúng ta phải bỏ khoản chi khác. Nếu làm được như vậy mỗi năm Ngân sách quốc gia sẽ tiết kiệm được hàng
ngàn tỷ đồng. Số tiền này có ý nghĩa rất lớn để chúng ta có thể nâng cao đời sống của CBCC, hoặc cho đầu tư phát triển.
- Về đơn vị khoán biên chế và kinh phí hoạt động. Hiện nay cơ chế khoán chưa đủ mạnh để đơn vị được khoán bung ra, khoán nhưng vẫn còn nhiều ràng buộc, chưa tạo điều kiện cho các đơn vị khoán khai thác khả năng của họ để phục vụ phường hội.
Đề nghị nên mở rộng cơ chế khoán hơn nữa, cho đơn vị khoán có khả năng là có thể mở rộng dịch vụ phục vụ phường hội, nếu phường hội có nhu cầu và đơn vị có khả năng đáp ứng.
3.2.1.3. Xây dựng và thực hiện cam kết chi đối với đơn vi sử dụng NSNN
Xây dựng hệ thống chế độ văn bản pháp lý ( Nghị định của Chính phủ hoặc Thông tư của BTC hướng dẫn thực hiện cam kết chi ) quy định cụ thể việc thực hiện cam kết chi trên cơ sở dự toán được phân bổ theo từng dơn vị sử dụng NSNN nhằm đảm bảo dự toán Ngân sách có đủ để chi tiêu trước khi bắt đầu việc mua sắm và dịch vụ, theo hướng sau:
- Đơn vị sử dụng vốn Ngân sách thực hiện ký hợp đồng và chuẩn bị đầy đủ các thông tin hợp đồng, xác định rõ phạm vi cam kết phù hợp với yêu cầu quản lý gửi đến kế toán viên KBNN để thực hiện tạo cam kết chi trong hệ thống.
- Sau khi nhập cam kết chi, hệ thống sẽ thực hiện việc kiểm tra dự toán của đơn vị còn đủ để thực hiện thanh toán cho hợp đồng không?
- Sau khi kiểm tra, nếu dự toán Ngân sách còn đủ thì thực hiện phê duyệt cam kết chi trong hệ thống. KBNN thực hiện thông báo cho đơn vị sử dụng vốn Ngân sách.
- Sau khi cam kết chi được phê duyệt, hệ thống sẽ tự động giữ dự toán (trừ dự toán) để đảm bảo có đủ Ngân sách cho việc thực hiện thanh toán đối với hợp đồng đã được cam kết chi.
Quản lý cam kết chi sẽ tạo ra một khối lượng công việc lớn cho KBNN Hải An và đơn vị sử dụng vốn Ngân sách, nhưng nếu thực hiện thành công sẽ phù hợp với chủ trương cải cách hành chính của Nhà nước ta hiện nay. Đồng thời chúng ta quản lý được Nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ cho hệ thống các đơn vị sử dụng vốn Ngân sách, đây cũng là một vấn đề quan trọng phục vụ cho cơ chế KSC thường xuyên vốn NSNN qua KBNN Hải An có hiệu quả.
3.2.1.4. Có cơ chế đủ mạnh để thực hiện công khai hóa và minh bạch hóa chi tiêu của các đơn vị sử dụng NSNN
Cơ chế thực hiện công khai, dân chủ tại các đơn vị sử dụng NSNN đã có nhưng việc thực thi lại chỉ ở mức độ nhất định, chưa có chế tài đủ mạnh bắt buộc đơn vị sử
dụng NSNN phải công khai, minh bạch chi tiêu Ngân sách tại đơn vị mình, đây cũng là một trong những nguyên nhân và khó khăn cho khâu kiểm soát của KBNN Hải An và hiệu quả của sử dụng NSNN có lúc chưa cao.
Đề nghị hàng năm khi trình duyệt báo cáo quyết toán chi Ngân sách của đơn vị và tổng kết, đánh giá thi đua, đánh giá cán bộ lãnh đạo của các đơn vị, thực hiện bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo phải có báo cáo nội dụng công khai chi Ngân sách tại đơn vị. Đồng thời có quy định thanh tra nhân dân trong cơ quan có báo cáo bằng văn bản về công khai tài chính tại cơ quan đơn vị sử dụng NSNN.