CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI AN
3.3. Một số kiến nghị vĩ mô
3.3.1. Kiến nghị đối với Kho bạc Nhà nước
Xuất phát từ thực tế kết quả kiểm soát chi thường xuyên vốn NSNN, để khắc phục những tồn tại và hạn chế đáp ứng yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm soát chi NSNN đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng ngành kho bạc hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng quản lý các quỹ NSNN thì KBNN Hải An có một số kiến nghị như sau:
- Thường xuyên rà soát để bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm soát chi NSNN nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về luật Ngân sách, luật đấu thầu, các văn bản hướng dẫn thi hành khi có sửa đổi, bổ sung .
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hơn nữa về việc tuân thủ các quy định pháp luật của các đơn vị.
3.3.2. Kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở ban ngành của Thành phố Hải Phòng
KBNN Hải An là đơn vị quản lý thu- chi NSNN do vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của đơn vị cấp trên thì KBNN Hải An đã phối kết hợp rất tốt với các cơ quan tài chính, các đơn vị thu Ngân sách như cơ quan thuế. Bên cạnh đó, đặc biệt là cơ quan tài chính giao dự toán kịp thời gắn với nhiệm vụ chi, tránh tình trạng điều chỉnh dự toán thường xuyên và kéo dài, cần thống nhất phương pháp nhập dự toán và phân bổ dự toán cấp quận, phường. Tăng cường sự phối hợp giữa đơn vị sử dụng Ngân sách, cơ quan chủ quản, với cơ quan Tài chính và KBNN trên địa bàn trong quá trình quản lý và điều hành NSNN. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn mở rộng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khuyến khích và tạo điều thuận lợi nhất cho khách hàng góp phần hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
- UBND thành phố có trách nhiệm điều hành, quản lý ngân sách địa phương thông qua việc chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan Tài chính-Thuế-Kho bạc Nhà nước.
Nâng cao vai trò giám sát của HĐND thành phố nhất là Ban Kinh tế-Phường hội đối với lĩnh vực kinh tế của thành phố.
- Kiểm soát chi ở đơn vị sử dụng ngân sách; hoạt động kiểm soát chi ngân sách trước đây là hoạt động kiểm soát các chứng từ chi tiêu trong công tác kế toán được nâng cấp, chuẩn hoá và từng bước hoàn thiện trong quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống KBNN. Trong một thời gian dài và ngay cả hiện nay vẫn còn ở đâu đó, thuật ngữ “kiểm soát chi qua KBNN bị hiểu nhầm là chỉ có KBNN thực hiện kiểm soát chi ngân sách và do đó đúng sai thất thoát thì KBNN phải chịu trách nhiệm. Rất nhiều người kể cả các cơ quan nội chính ở địa phương đã viện dẫn điều 56 của Luật NSNN hiện hành để lý giải cho lập luận này. Trong thực tế vẫn còn nhiều đơn vị sử dụng ngân sách ít kiểm soát, kiểm soát một cách hình thức thậm chí không biết kiểm soát các khoản chi ngân sách tại đơn vị mình.
+ Nhìn từ giác độ kế toán, chứng từ chi ngân sách là chứng từ kế toán vì vậy trước khi hành tự phải được kiểm soát đảm bảo tính hợp thức, hợp pháp theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Luật NSNN hiện hành và các văn bản hướng dẫn làm rõ thêm điều kiện để một khoản chi ngân sách được thực hiện : có trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, được chuẩn chi đúng thẩm quyền, chọn thầu đúng quy định nếu phải chọn thầu. Rõ ràng là kiểm soát chi phải được thực hiện trước hết và ngay tại đơn vị sử dụng ngân sách để bảo đảm việc chuẩn chi phải hợp pháp, hợp thức.
Kiểm soát chi tại đơn vị sử dụng ngân sách cho phép xem xét thực hiện chi tiêu công bám sát và phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chức năng của đơn vị sử dụng ngân sách, gắn với công việc mà khoản chi đó phục vụ, là tiền đề quan trọng để quản lý chi ngân sách theo đầu ra, đảm bảo hiệu quả chi tiêu.
+ Nhìn từ giác độ tổ chức hoạt động KBNN, việc tổ chức kiểm soát chi tại đơn vị sử dụng ngân sách cho phép nâng cao chất lượng kiểm soát chi tại KBNN nhờ giảm tải công việc, qua đó tập trung công sức để kiểm tra những yếu tố, nội dung mang tính trọng yếu. Hoạt động kiểm soát chi tại KBNN là kiểm soát sau chuẩn chi được thực hiện trên mặt chứng từ vì vậy bên cạnh việc kiểm soát lại các điều kiện chi theo quy định của Luật NSNN trước khi xuất quỹ, là kiểm soát thanh toán chuyển tiền và hành tự kế toán trong kế toán KBNN. Thực hiện chức năng duy trì hoạt động của Bộ máy nhà nước của chi NSNN, KBNN thông qua kiểm soát chi để giám sát và chế tài việc chi tiêu công của các đơn vị sử dụng ngân sách nhưng quan trọng hơn và chủ yếu hơn là hỗ trợ và tư vấn để các đơn vị sử dụng ngân sách chi tiêu đúng chế độ, mục đích, đối tượng và tiết kiệm.
- Tổ chức triển khai đầy đủ và kịp thời các văn bản quy định kiểm soát chi NSNN đến tất cả các đơn vị sử dụng NSNN. Chỉ đạo các đơn vị sử dụng ngân sách
trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quy định về chi tiêu NSNN, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhất là việc chi trả lương qua tài khoản thẻ ATM.
- Đặc biệt tăng cường tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức phường, phường nâng cao nghiệp vụ trong công tác quản lý, kiểm soát chi vốn NSNN.
KẾT LUẬN