CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC THUỘC CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HẢI PHÒNG
3.2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức thuộc
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình, qua phân tích những hạn chế, tồn tại của đội ngũ công chức, viên chức Chi cục, cần thiết phải có các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức thuộc Chi cục đáp ứng với tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của lĩnh vực chăn nuôi, thú y nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.
3.2.1. Nâng cao về phẩm chất, đạo đức cho công chức, viên chức Nâng cao về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tác phong, ý thức, thái độ làm việc của cán bộ công chức, viên chức Chi cục, góp phần tạo nền tảng duy trì và phát triển văn hóa cơ quan và nâng cao năng suất, tạo động lực làm việc, nâng cao chất lượng nguồn cán bộ công chức, viên chức của Chi cục. Để có được nguồn cán bộ công chức, viên chức chất lượng cao, Chi cục cần quan tâm đến công tác giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; nâng cao ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân người công chức.
Trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn công chức thời gian tới, Chi cục cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giáo dục về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:
- Trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức nội dung giáo dục về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ, công việc được giao phải trở thành một môn học chính thức.
Đối với cán bộ công chức mới tuyển dụng, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng trang
bị kiến thức cơ bản về Chi cục, về nghiệp vụ chuyên môn, nhất thiết phải được bồi dưỡng trang bị kiến thức về truyền thống của Chi cục, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm, phong cách phục vụ.
- Chi cục cần tổ chức thêm nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, giao lưu văn hóa văn nghệ, hoạt động thể thao, để qua đó tạo môi trường giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.
- Trong hoạch định chính sách cần xây dựng cơ chế tham gia và phản hồi của cán bộ CCVC tạo nên tính dân chủ cao, kích thích cán bộ công chức góp ý trong công tác xây dựng, tạo cho cán bộ công chức thấy mình được quan tâm đến trong tổ chức.
- Phong cách làm việc của người lãnh đạo quản lý có ảnh hưởng rất nhiều đến thái độ làm việc của cấp dưới, vì lãnh đạo phải là những người gương mẫu.
Các trưởng phòng, bộ phận và ban lãnh đạo Chi cục phải tự mình nhận thức được tầm quan trọng ấy để có cách giao tiếp, ứng xử, phong cách làm việc hợp lý với vị trí mình đang đảm nhận, không nên quá cứng nhắc, mà phải thông qua cách làm việc của mình để nhân viên của mình thấy phải làm việc như thế nào.
Người lãnh đạo phải phát huy được tinh thần tập thể, sự gắn kết tập thể lao động bằng lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp.
3.2.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức Tính đến năm 2018, số lượng công chức chuyên môn của Chi cục cơ bản đảm bảo về số lượng theo quy định. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tiếp tục bổ sung đội ngũ CCVC do một bộ phận cán bộ chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu và một số khác có thể được cất nhắc vào các vị trí chủ chốt của đơn vị. Vì vậy, cần tiến hành xây dựng đề án tuyển dụng nhân sự chi tiết cụ thể phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Công tác tuyển dụng là một nội dung quan trọng trong quá trình quản lý nhân sự, kết quả lựa chọn có tác động lớn đến sự phát triển của đơn vị và liên quan trực tiếp tới hiệu quả công việc. Do vậy, để tuyển dụng lựa chọn được nhân sự thích hợp với yêu cầu của tổ chức, đồng thời phát huy được
năng lực, sở trường của họ phải làm tốt các nội dung sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng phải phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của tổ chức, đồng thời phải dựa trên nhu cầu, vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn công việc. Không nên cứng nhắc quy định các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh (tùy việc mà chọn người và tùy người mà xếp việc), có thể mở rộng thêm hoặc thu hẹp các điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng CCVC đối với từng thời kỳ, từng giai đoạn.
- Chuyển hình thức tuyển dụng từ xét tuyển sang hình thức thi tuyển công chức, viên chức để đảm bảo tính khách quan, công bằng, nâng cao chất lượng tuyển dụng, lựa chọn được những nhân sự có trình độ, năng lực tốt nhất tham gia hoạt động QLNN tại Chi cục. Để bảo đảm tính cạnh tranh trong tuyển dụng, không qui định việc sơ tuyển ở các đơn vị trước khi tổ chức thi tuyển chính thức. Xây dựng quy định tuyển thẳng không qua thi tuyển hoặc xét tuyển đối với người dự tuyển đạt loại giỏi và xuất sắc đúng chuyên ngành. Có cơ chế lương, thưởng, bố trí công việc thu hút nhân tài về đơn vị công tác.
- Tăng cường tuyên truyền pháp luật về công tác tuyển dụng công chức, viên chức cho người dân.
- Cần thay đổi quy định điều kiện tuổi đời không quá 40 tuổi khi tham gia dự tuyển để tạo điều kiện cho một số người trước đây chưa có đủ bằng cấp chuyên môn được địa phương, đơn vị tạo điều kiện cho đi học bổ sung nay đã có bằng cấp nhưng quá tuổi theo quy định.
- Thông báo công khai, mở rộng về đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, kế hoạch tuyển dụng công chức trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và truyền hình Hải Phòng (kênh THP, THP+…), trang thông tin điện tử Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố, Chi cục, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, thông báo tại các cuộc họp, hội nghị của địa phương...
- Phải thường xuyên thanh, kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch
đã đề ra hoặc kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác tuyển dụng công chức, viên chức.
3.2.3. Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CCVC Chi cục Công tác đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng, việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn là một nhu cầu thiết yếu cho mọi tổ chức. Tuy nhiên, dưới những thách thức trong nâng cao chất lượng cán bộ công chức hiện nay (về chi phí, thời gian, hoạch định triển khai chính sách), công tác đào tạo cần phải đổi mới để đạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra, có được đội ngũ cán bộ công chức chất lượng tốt về thể lực, trí lực, tâm lực. Sự phát triển của cán bộ công chức mang tính bền vững và đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, chiến lược phát triển của Chi cục nói riêng. Để có thể nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức, viên chức Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng, cần thực hiện những việc sau:
- Xây dựng quy chế, quy trình đào tạo để hoạch định, tổ chức, đánh giá chính sách, kế hoạch đào tạo.
+ Mục tiêu đào tạo: cần xác định rõ mục tiêu cụ thể là nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ cho sự phát triển của Chi cục không chỉ hiện tại và tương lai.
+ Đối tượng đào tạo: Phải xác định đúng người, đúng mục đích, đúng thời điểm cần được đào tạo, bồi dưỡng và đảm bảo hiệu quả, kết quả xử lý công việc sau khi công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị được cử đi đào tạo. Do kinh phí có hạn nên để nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức thông qua đào tạo thì đào tạo không nên dàn trải mà cần có sự ưu tiên về đối tượng.
+ Xác định nhu cầu đào tạo: Nhu cầu đào tạo đặt ra khi cán bộ công chức cần củng cố, chuẩn bị kiến thức, kỹ năng để đáp ứng được các công việc trong tương lai. Phân tích tương quan nhu cầu đào tạo của các cá nhân, bộ phận, đơn
vị và thực trạng những năng lực, kỹ năng thiếu hụt.
+ Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo mở rộng trang bị kiến thức mới về các loại mầm bệnh và cách xử lý dịch bệnh trên gia súc, gia cầm hiện nay; Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng cần chú ý đến đào tạo cho CCVC các kỹ năng cần thiết trong công việc như: kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tiếng Anh, tin học văn phòng.
+ Hình thức đào tạo: Bên cạnh những hình thức đào tạo tập trung, đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, thì trong bối cảnh hiện nay Chi cục nên áp dụng hình thức đào tạo chỉ việc, kèm cặp hướng dẫn phân chia đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng thành những nhóm nhỏ tại chính đơn vị công tác. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian lại có hiệu quả cao, sát thực tế nhưng bên cạnh đó người học cần có chọn lọc tránh học cả những điểm tiêu cực của người chỉ dạy.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng công chức, viên chức sau đào tạo
+ Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá sau đào tạo: Công tác này nhằm đánh giá chất lượng công chức, viên chức sau đào tạo, người công chức, viên chức sau khi được đào tạo đã tích lũy thêm được những kiến thức, kĩ năng gì, nó có làm tăng chất lượng, hiệu quả công việc không. Chi cục cần đánh giá nhận thức của học viên thường xuyên, ngay khi và sau khi đào tạo, đánh giá liên tục qua các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành sẽ giúp giáo viên và học viên có thể rút ra những hạn chế, để khắc phục khuyết điểm ngay khi học. Bên cạnh đó, Chi cục cũng có thể đánh giá thông qua năng suất lao động, kết quả thực hiện công việc, chi phí đào tạo, giá trị gia tăng trong công việc.... Ngoài ra còn đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua khảo sát điều tra thực tế bằng bảng hỏi. Đây là cách đánh giá sẽ cho kết quả chính xác, nó cho biết tâm tư nguyện vọng của cán bộ công chức về mọi vấn đề của chương trình đào tạo, cũng như đánh giá hiệu quả đối với từng học viên. Sau mỗi khóa đào tạo, Chi cục cũng cần sử dụng phiếu lấy ý kiến đánh giá, đóng góp của người học về nội dung, chương trình, cách
thức, quy trình đào tạo để hiểu được người học cần gì và mong muốn gì về một chương trình đào tạo, làm cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp các chương trình đào tạo lần sau.
+ Sử dụng công chức, viên chức sau đào tạo: Sau khi kết thúc khóa học, cần sắp xếp, bố trí những CCVC đó vào những vị trí công việc phù hợp, liên quan đến kiến thức mà họ được đào tạo. Điều này vừa giúp cán bộ công chức áp dụng được kiến thức vừa học vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả làm việc, vừa có tác dụng khuyến khích công chức tự tham gia đào tạo nâng cao trình độ vì họ thấy kiến thức mình học được sử dụng trong công việc. Ngoài ra Chi cục nên xây dựng cam kết đào tạo với CCVC sau đào tạo đặc biệt ở những trường hợp nhân tài được cử đi đào tạo bằng chi phí của Chi cục, hạn chế hiện tượng chảy máu chất xám. Xây dựng và thực hiện chính sách ký kết cam kết đào tạo sẽ làm một giải pháp nhằm giảm bớt những thiệt hại về phía Chi cục. Nội dung của cam kết đào tạo đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật lao động và chiến lược phát triển của Chi cục.
3.2.4. Nâng cao về sức khỏe cho đội ngũ công chức, viên chức
Nâng cao thể lực cho đội ngũ CCVC của Chi cục để những cán bộ công chức này có đủ sức khỏe, tinh thần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy, Chi cục cần triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
- Hàng năm, Chi cục cần tổ chức các giải thi đấu thể thao giữa cán bộ công chức, viên chức tại các trạm thuộc các quận, huyện, giúp tinh thần thể thao được nâng cao, tăng cường sức khỏe cũng như sự giao lưu giữa các đơn vị với nhau. Ví dụ như giải cầu lông thường niên; giải bóng bàn cho nữ nhân dịp 8/3...Ngoài ra, để kỷ niệm những ngày lễ ý nghĩa, Đoàn thanh niên cũng phối hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức các giải đi bộ, hay tổ chức đạp xe vòng quanh dải trung tâm thành phố, vừa hưởng ứng tinh thần các ngày lễ, vừa rèn luyện sức khỏe: hưởng ứng ngày nước sạch thế giới, ngày môi trường thế giới, ngày hội Hiến máu nhân đạo...
- Tổ chức định kỳ khám sức khỏe cho đội ngũ cán bộ CCVC tại những cơ sở khám chữa uy tín trong thành phố để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và ảnh hưởng đến khả năng cũng như tâm lý, tinh thần làm việc.
3.2.5. Hoàn thiện công tác khen thưởng, kỷ luật
Việc khen thưởng, kỷ luật kịp thời, xứng đáng nhằm tạo động lực để cán bộ công chức, viên chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, hàng năm Chi cục cần tổ chức sơ, tổng kết, bình công, báo công, quy định cụ thể các hình thức khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ nhưng phải xứng đáng với công sức họ đã lao động, cống hiến. Đồng thời, công chức, viên chức được khen thưởng khi đạt thành tích cao cần được xét nâng bậc lương trước thời hạn; được ưu tiên khi có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ; quy hoạch cán bộ.
Khắc phục “bệnh thành tích”, hình thức, lãng phí, cào bằng. Bên cạnh những hình thức khen thưởng Chi cục cần xây dựng những quy định, chế tài mạnh để xử lý nghiêm đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm pháp luật.
Có như vậy, việc khen thưởng, kỷ luật mới đạt được mục đích là khuyến khích công chức, viên chức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa việc vi phạm kỷ luật xảy ra. Khi xử lý kỷ luật cán bộ công chức, viên chức cần phải chính xác, rõ ràng, minh bạch, kết quả của một quyết định kỷ luật phải làm người vi phạm tâm phục, khẩu phục và phù hợp với quy định của pháp luật.
3.2.6. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công vụ đối với công chức, viên chức
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ CCVC được xác định là công cụ quan trọng, là việc làm thường xuyên và liên tục. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của cán bộ công chức, viên chức góp phần tích cực vào việc đánh giá và sử dụng đội ngũ
CCVC ngày càng có hiệu quả.
- Có kế hoạch kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức và hiện thực hóa trong thực tiễn, kết hợp cùng với việc nhanh chóng hoàn thiện xây dựng quy chế giám sát trong thực thi công vụ. Chi cục cần xây dựng kế hoạch cụ thể, có sự phối hợp cùng với Ban thanh tra nhân dân, phát huy vai trò tổng hợp để góp phần củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của đội ngũ CCVC, kịp thời phát hiện và có những giải pháp xử lý những ai có biểu hiện, vi phạm pháp luật, suy thoái đạo đức, có những hành vi nhũng nhiễu nhân dân, làm xấu hình ảnh của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt dân chủ ở đơn vị cũng vô cùng quan trọng. Cần có những giải pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực giám sát việc thực thi công chức trên cơ sở các quy định của pháp luật đã được ban hành.
- Mở rộng thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát, nắm tình hình địa bàn, cơ sở, kịp thời phát hiện và kiểm tra các cán bộ công chức, viên chức có dấu hiệu vi phạm. Phải kết luận rõ đúng, sai, nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm sau khi tiến hành giám sát, kiểm tra. Sau đó, cần chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết hợp với thái độ và biểu hiện của đối tượng bị kiểm tra. Nếu phát hiện ra những vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải xử lý kịp thời, đảm bảo tính nghiêm minh, dân chủ, có sự ủng hộ, đồng tình và nhất trí cao từ đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bên cạnh đó, sau khi kiểm tra cũng cần phải có những giải pháp thực tế trong việc giám sát, đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra, nhất là việc khắc phục hậu quả, đồng thời giúp cho các cá nhân rút ra các bài học thực tiễn để khắc phục, sửa chữa, vừa mang tính chất răn đe, vừa có tác dụng giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn để tránh sai phạm về sau.
- Những trường hợp cán bộ công chức, viên chức có biểu hiện vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, không làm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, gây khó dễ, bức xúc trong nhân dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, khiếu