Nhân lực và đội ngũ nhân lực KSHQ tại Cục HQ địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm soát Hải quan tại Cục hải quan thành phố Hải Phòng (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC TẠI TỔ CHỨC NÓI CHUNG VÀ ĐỘI NGŨ KIỂM SOÁT HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN NÓI RIÊNG

1.1. Một số khái niệm và lý luận cơ sở

1.1.2. Nhân lực và đội ngũ nhân lực KSHQ tại Cục HQ địa phương

Trên thực tế, có rất nhiều tổ chức coi trọng nhân lực, nhưng họ không biết nên tiến hành việc phát triển nhân lực của tổ chức mình như thế nào cho hợp lý. Trong nhiều tổ chức và đặc biệt là trong các các cơ quan hành chính nhà nước việc tuyển dụng thường có khuynh hướng dùng con em cán bộ công chức trong đơn vị và lấy đó làm hình thức động viên họ. Điều này đã ảnh hướng rất lớn đến chất lượng nhân lực và hiệu quả lao động, vì vậy các tổ chức, đơn vị nên có những nhận thức đúng đắn hơn trong việc phát triển nhân lực.

Thực tế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “Nhân lực”, có nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm về nhân lực.

Theo giáo trình “Kinh tế nhân lực” của tác giả Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (NXB. Đại học Kinh tế quốc dân): “Nhân lực là nguồn lực con người. Nó được xem xét ở hai khía cạnh. Thứ nhất, với ý nghĩa là nguồn gốc phát sinh ra nguồn lực. Nhân lực nằm ở chính trong bản thân của con người, điều đó là sự khác nhau căn bản nhất giữa nguồn lực con người và nguồn lực khác. Thứ hai, nhân lực

chính là tổng thể nguồn lực của mỗi cá nhân con người. Như vậy với tư cách là một nguồn lực của quá trình phát triển, nhân lực là nguồn lực con người có khả năng tạo ra những của cải vật chất, tinh thần cho xã hội được.”[14]

Theo giáo trình “Tổ chức điều hành nguồn nhân lực” của tác giả Nguyễn Hương (NXB. Lao động xã hội): “Nhân lực là toàn bộ con người có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nhân lực xã hội” [7]

Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO – Internatinal Labour Organization),

“Nhân lực là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có nguyện vọng lao động và những người không trong độ tuổi lao động nhưng đang làm việc tại các ngành kinh tế quốc dân của một quốc gia” [14]

Từ những khái niệm trên, nhân lực của một đơn vị, tổ chức chính là những người tham gia vào các hoạt động trực tiếp trong tổ chức. Cơ cấu, quy mô nhân lực của tổ chức phụ thuộc vào khối lượng của công việc, cách thức hoàn thành công việc đó. Vì vậy trên cơ sở quy mô của tổ chức và những đặc trưng riêng của tổ chức về trình độ phát triển nhân lực, quy trình quản lý nhân lực, đặc thù của công việc, mức độ phức tạp hay đơn giản của hoạt động, những mối quan hệ trong tổ chức, tình hình phát triển chung của kinh tế đất nước, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực kinh tế,… trên cơ sở thực tế đó lựa chọn cơ cấu và quy mô nhân lực cho phù hợp. Trong mỗi tổ chức vai trò của nhân lực là vô cùng quan trọng quan trọng và không thể thiếu đối với các hoạt động của một tổ chức. Vì vậy, việc làm thể nào để phát triển và sử dụng nhân lực của mình một cách thật sự hiệu quả cao đang là mục tiêu hàng đầu của mỗi tổ chức.

Thể lực được đánh giá thông qua tình trạng sức khoẻ, mức độ phản xạ…các chỉ số về thể lực, sức khoẻ của người lao động. Nó phụ thuộc vào sức vóc, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ của từng người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, y tế ...

Trí lực chỉ hiện khả năng làm việc, sức sáng tạo, giao tiếp xã hội, mức độ nhanh nhạy, lòng tin, nhân cách …của từng người lao động.

1.1.2.2. Nhân lực KSHQ tại Cục Hải quan địa phương [8]

Từ khái niệm chung về nhân lực trong tổ chức đã nêu trên, có thể hiểu nhân lực KSHQ tại Cục Hải quan địa phương là tất cả tiềm năng trí tuệ, thể lực, khả năng làm việc, các mối quan hệ, đặc điểm tâm lý của hệ thống những con người đang trực tiếp làm công việc KSHQ tại Cục Hải quan địa phương.

Thực tế ở nước ta hiện nay, nhân lực trong cơ quan KSHQ tại Cục Hải quan địa phương bao gồm toàn bộ tiềm năng lao động của cán bộ, công chức, viên chức được tuyển dụng vào các cơ quan KSHQ tại Cục Hải quan địa phương và được Chính phủ trả lương và sử dụng để thực thi chức năng hành pháp của Nhà nước.

Theo Luật Cán bộ, công chức (ngày 13/11/2008) và Luật Viên chức (ngày 15/11/2010) ở nước ta hiện nay đang sử dụng 3 loại thuật ngữ để chỉ nhân lực là cán bộ, công chức và viên chức trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp các cấp nói chung và tại các cơ quan KSHQ tại Cục Hải quan địa phương nói riêng:

*Cán bộ: Xuất phát từ cơ chế của nước ta là Đảng cộng sản Việt Nam là cơ quan lãnh đạo toàn diện, nhân dân làm chủ và Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý vì vậy hệ thông chính trị nước ta là sự thống nhất giữ sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia giám sát của các tổ chức chính trị xã hội vậy nên bên cạnh pham trù công chức, chúng ta còn có phạm trù cán bộ.

Theo Luật Cán bộ, công chức (ngày 13/11/2008) “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn để giữ chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ trong cac cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, của nhà nước Nhà nước hay của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

* Công chức: Công chức là một khái niệm chung, khái niệm về công chức đã được sử dụng phổ biến từ rất sớm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Khái niệm công chức để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ quan nhà nước và được trả lương từ nguồn ngân sách của nhà nước.

Do mỗi quốc gia lại có những quan niệm khác nhau nên rất khó có một khái niệm chung nhất về công chức. Trên thực tế ngay trong một quốc gia, ở những thời kì lịch sử khác nhau thì thuật ngữ về công chức cũng được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Ở một số quốc gia công chức chỉ giới là người trực tiếp tham gia

vào các hoạt động trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Có quốc gia lại có quan niệm công chức không những là người tham gia vào các hoạt động ở lĩnh vực quản lý nhà nước mà còn là người làm việc trong các đơn vị dịch vụ công. Dù có những cách hiểu khác nhau ở nước này, nước khác nhưng tựu chung lại khai niệm công chức có 6 đặc trưng chung nhất: Là công dân của nước đó, được cơ quan nhà nước tuyển dụng, giữ một công vụ thường xuyên, được xếp ngạch chuyên môn, làm việc trong các cơ quan nhà nước, được hưởng lương từ nguồn ngân sách của Nhà nước.

Ở Việt Nam, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã có khai niệm về công chức, năm 1950 Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh số 76, Quy chế về công chức được ban hành, đến 16/2/1998 Uỷ ban thường vụ của Quốc hội đã chính thức ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức và đến ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành Luật Cán bộ, công chức. Theo đó thuật ngũ công chức ở Việt Nam được hiểu một cách cặn kẽ và đầy đủ: “Công chức được hiểu là những công dân của Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức hay được bổ nghiệm giữ một chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, là người trong biên chế và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; riêng những người là công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì được hưởng lượng từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định của pháp luật.”

* Viên chức: Trong thời gian qua khái niệm viên chức ít được sử dụng độc lập mà chỉ được dùng và hiểu là cán bộ, công nhân viên chức nói chung. Thuật ngũ viên chức chỉ được chính thức sử dụng lần đầu tiên vào năm 1992 tại Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992), tại Nghị định 116/2003/NĐ- CP của chính phủ ngày 10/10/2003 đã có khái niệm cụ thể về viên chức, cho đến ngày 15/11/2010 khi Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chính thức ban hành Luật Viên chức nhằm điều chỉnh riêng về viên chức về việc

quản lý, sử dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Luật Viên chức khái niệm viên chức để chỉ: “những công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, và được trực tiếp làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, được trả lương từ nguồn quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập theo đúng quy định của pháp luật”

Để phân biệt sự khác nhau giữa các tên gọi ta có thể xem bảng sau:

Bảng 1.1. Phân biệt các tên gọi trong nhân lực hành chính

Stt Phân loại Sự khác nhau

1 Cán bộ Là những người được bầu cử, bổ nhiệm và phê chuẩn để giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ ở các cơ quan của Đảng, cơ quan của Nhà nước, các tổ chức chính trị ở cấp trung ương, cấp tỉnh, và cấp huyện.

2 Công chức Là những người được tuyển dụng để thực hiện các công việc chuyên môn tại các cơ quan của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức Chính trị cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.

3 Viên chức Là những người được tuyển dụng và trực tiếp làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp công lập, được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm soát Hải quan tại Cục hải quan thành phố Hải Phòng (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)