Thực trạng của việc dạy và học nội dung XS-TK ở một số trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục bồi DưỠNG NĂNG lực TOÁN học hóa TÌNH huống thực tế (Trang 41 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Thực trạng của việc dạy và học nội dung XS-TK ở một số trường

Thông qua thực tiễn giảng dạy, qua phiếu điều tra và phỏng vấn các GV đang giảng dạy phổ thông trong nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy việc dạy và học XS-TK ở trường THPT hiện nay còn nhiều mặt hạn chế.

1.4.1. Về sách giáo khoa

Hiện nay, một bộ phận của thống kê mô tả được đưa vào giảng dạy cho HS lớp 7 trong chương trình môn Toán học học kì II. Bước đầu các em được làm quen với số liệu thống kê, với khái niệm tần số, tần suất. Đến trường THPT các em được gặp lại các khái niệm này trong chương V của chương

33

trình môn Toán lớp 10. Nhìn chung các quan điểm thống kê gắn liền với thực tiễn. Tuy nhiên, các số liệu thống kê được đưa ra đôi lúc chưa phù hợp với thực tiễn và không phù hợp với nhận thức lứa tuổi của HS và tính giáo dục chưa cao.

Ví dụ 1.10: (Bài 3 trang 123, Đại số 10).

Điều tra tiền lương hàng tháng của 30 công nhân của một xưởng may, ta có bảng phân bố tần số sau:

Tiền lương của 30 công nhân xưởng may Tiền lương

(nghìn đồng) 300 500 700 800 900 1000 Cộng

Tần số 3 5 6 5 6 5 30

Tìm mốt của bảng phân bố trên. Nêu ý nghĩa của kết quả đã tìm được.

Trong ví dụ này, tiền lương của công nhân không phù hợp (quá ít so với tiền lương của công nhân trong thực tế vào những năm 2007).

Ví dụ 1.11: Bài 1 trang161 , Đại số 10 nâng cao.

Để điều tra số con trong mỗi gia đình ở huyện A, người ta chọn ra 80 gia đình, thống kê số con của các gia đình đó và thu được số liệu sau:

2 4 3 2 0 2 2 3 4 5 2

2 5 2 1 2 2 2 3 2 5 2

7 3 4 2 2 2 3 2 3 5 2

1 2 4 4 3 4 3 4 4 4 4

2 5 1 4 4 3 3 4 1 4 4

2 4 4 4 2 3 2 3 4 5 6

2 5 1 4 1 6 5 2 1 1 2

4 3 1

a, Dấu hiệu và đơn vị điều tra ở đây là gì? Kích thước mẫu là bao nhiêu?

b, Hãy viết các giá trị khác nhau trong mẫu số liệu trên.

Trong ví dụ 1.11 này, khi thống kê số con của 80 gia đình, nếu ta lập bảng phân bố tần số thì ta có được bảng sau:

34

Số con 0 1 2 3 4 5 6 7

Tần số 1 9 25 13 21 8 2 1

Ta nói ví dụ này không phù hợp với thực tế vì những năm gần đây hầu hết các hộ gia đình có từ 1 đến 2 con, rất ít gia đình có từ 4 con trở lên.

Nhưng bảng thống kê trên có tới 40% số gia đình có từ 4 con trở lên.

Trong cả hai sách bài tập và SGK đều chưa có bài nào đề cập đến thu thập và xử lí số liệu thống kê mà HS - chủ thể nhận thức đóng vai trò chủ đạo.

Các số liệu thống kê được đưa ra một cách giả định nên không làm cho HS hào hứng với môn học. Phần lớn bài tập đưa ra chỉ để vận dụng các công thức tính trung bình, trung vị, mốt, phương sai. Chưa có bài tập nào rèn luyện cho các em cách thu thập số liệu thống kê, đọc hiểu số liệu thống kê cho dưới dạng bảng biểu hay biểu đồ. Các bài toán giúp các em phân tích số liệu thống kê để rút ra kết luận còn chưa nhiều. Vì vậy, có thể nói các ví dụ, bài tập trong SGK chưa chú trọng đến phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho HS.

1.4.2. Tình hình dạy và học XS-TK ở trường THPT hiện nay

Thông qua điều tra, phỏng vấn một số GV ở trường THPT, tôi xin trích dẫn một đoạn phỏng vấn cô Nguyễn Thị Ngân, GV trường THPT Nguyễn Huệ, Đại Từ - Thái Nguyên như sau:

- Hỏi: Theo cô khi dạy học về phần xác suất, thống kê thì GV cần chú ý cho HS nắm được điều gì?

- Cô Ngân: Với nội dung phần thống kê, theo tôi HS cần nắm được các khái niệm cơ bản trong SGK như tần số, tần suất, mốt, …, hiểu được một số biểu đồ đơn giản trong SGK và làm được các bài tập trong SGK. Với phần xác suất, HS cần nắm được định nghĩa xác suất, các quy tắc tính xác suất và biết cách làm bài tập.

35

- Hỏi: Có thể nói xác suất và thống kê là một trong những phần có liên hệ với đời sống thực tiễn, khi dạy học phần này cô có chú ý liên hệ xác suất và thống kê với tình huống thực tiễn hay không?

- Cô Ngân: Tôi nghĩ phần thống kê không có nhiều trong nội dung thi học kỳ và hầu như là không có trong nội dung thi đại học nên khi dạy học về phần này tôi không khai thác nhiều, chỉ dạy các phần nội dung có trong SGK.

Vấn đề liên hệ thống kê với tình huống thực tiễn quả thực là tôi chưa nghĩ tới cách khai thác. Về phần xác suất, phần này tôi chú trọng cho HS tư duy thuật giải, tôi cũng đưa ra một vài ví dụ giúp các em liên hệ với thực tiễn. Nhưng có thể nói tôi chưa chú trọng cho các em HS về phần liên hệ với thực tiễn.

Tôi có tiến hành phỏng vấn thêm một vài GV và phát phiếu điều tra thì kết quả thu được như sau:

- Một số GV dạy nhiều công thức, quy trình thống kê, xác suất tách rời với tình huống thực tế, không phù hợp với lứa tuổi của các em. Số liệu thống kê lộn xộn, có nhiều lí giải khác nhau dựa trên những giả thuyết khác nhau…

Tất cả điều đó dẫn đến những khó khăn khi gây hứng thú, lôi kéo HS tham gia hào hứng môn học.

- Đa số các GV chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp, rèn luyện cho HS các kỹ năng, quy trình, kĩ thuật tính toán của môn học, những điều đó tuy là một mặt cần thiết nhưng không giúp ích được nhiều cho HS trong việc phát triển năng lực đọc hiểu cũng như năng lực suy luận thống kê, xác suất.

- Khi gặp tình huống trong một số bài toán thống kê, xác suất có thể làm cho HS hiểu sai, các em dựa trên những kinh nghiệm, trực giác sai lầm chủ quan của bản thân để đưa ra lời giải cho bài toán, GV chưa kịp thời giúp HS hiểu đúng vấn đề.

- HS chỉ thực sự chú trọng vào việc áp dụng các công thức để tính toán, mục đích của HS chỉ là làm sao để giải được bài toán đó mà HS ít quan tâm tới cách vận dụng bài toán đó trong thực tiễn.

36

- Cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy môn học còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều hạn chế trong việc phát triển năng lực suy luận thống kê và suy luận xác suất.

- Chủ đề XS-TK là một chủ đề mới được đưa vào chương trình Toán ở THPT trong những năm gần đây, trong đó xuất hiện nhiều thuật ngữ, kí hiệu, khái niệm mới. Mặt khác, những GV THPT hiện nay đều không được học qua những kiến thức này khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông mà chỉ được tiếp cận trong quá trình học đại học, nó có những khác biệt so với kiến thức được đưa vào chương trình THPT. Dù GV cũng đã được tập huấn chương trình thay SGK mới, nhưng vẫn chưa đủ làm cho nhiều GV có những nhìn nhận sâu sắc về bản chất vấn đề, hình dung rõ những điểm, những lí do và mức độ thay đổi về chương trình và nội dung. Vì thế, đa số GV chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nội dung này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục bồi DưỠNG NĂNG lực TOÁN học hóa TÌNH huống thực tế (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)