Vai trò của đồ thị, biểu đồ trong thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục bồi DưỠNG NĂNG lực TOÁN học hóa TÌNH huống thực tế (Trang 84 - 90)

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƯ PHẠM GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG

2.4. Phát triển kĩ năng đọc và hiểu các loại đồ thị, biểu đồ

2.4.1. Vai trò của đồ thị, biểu đồ trong thống kê

Nếu như bảng thống kê chỉ trình bày số liệu và cung cấp những thông tin chi tiết thì đồ thị thống kê lại kết hợp chúng với các hình vẽ, đường nét để mô tả có tính quy ước hiện tượng nghiên cứu. Đồ thị thống kê là công cụ hữu hiệu để trình bày một cách khái quát đặc điểm chủ yếu về bản chất, quá trình và xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Mặt khác, với lợi thế về màu sắc phong phú, đa dạng nên đồ thị thống kê rất sinh động, cuốn hút, hấp

76

dẫn người xem nhận thức một cách cụ thể có sức thuyết phục mạnh mẽ về xu hướng và quy luật phát triển, biến động của hiện tượng nghiên cứu đồng thời thấy rõ mức độ phát triển hơn kém, cao thấp của chúng qua thời gian. Đặc biệt, người dân mặc dù ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể nhận ra được nội dung chủ yếu của vấn đề qua mô tả bằng đồ thị, biểu đồ thống kê. Hơn nữa đồ thị thống kê còn được coi là một hình thức quảng bá, tuyên truyền cổ cũ cho phong trào thi đua rất hiệu quả.

Số liệu thống kê thu nhận được chưa thể sử dụng ngay mà chúng ta phải trình bày chúng dưới những hình thức phù hợp. Thông thường người ta dùng những phương pháp sau để biểu diễn số liệu thống kê:

- Bảng tần số, tần suất.

- Bảng tần số, tần suất chia lớp.

- Hàm phân phối thực nghiệm.

- Dùng biểu đồ, đồ thị.

2.4.2. Phát triển kĩ năng đọc và hiểu các loại đồ thị cho HS THPT

Kĩ năng đọc và hiểu các loại đồ thị

Chúng ta có thể hiểu kĩ năng đọc và hiểu các loại đồ thị là khả năng thu thập thông tin từ các đồ thị, biểu đồ; nhận ra hay phân loại các dữ liệu như là định lượng hay định tính, rời rạc hay liên tục và biết ý nghĩa của các con số đó; biết phân biệt dữ liệu nào thì cần loại đồ thị nào để biểu diễn. Hiểu cách thức ở đó một hình vẽ có nghĩa để thể hiện một mẫu, hiểu cách đọc và giải thích một đồ thị, biết làm thế nào để mô phỏng một đồ thị tốt hơn.

Kĩ năng đọc và hiểu các loại đồ thị mà HS THPT cần được rèn luyện Phát triển kĩ năng đọc và hiểu các loại đồ thị góp phần đào tạo những người lao động mới biết áp dụng vào các kỹ năng toán học, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản vào những việc giải quyết các vấn đề thực tế gặp trong cuộc sống, trong công việc một cách chính xác và hiệu quả. Vì vậy, để rèn luyện

77

khả năng đọc hiểu các loại đồ thị, biểu đồ của HS THPT chúng ta cần dựa vào các năng lực sau của HS:

- Ứng dụng những kiến thức học tập được vào thực tế cuộc sống. Các em có thể sử dụng những hiểu biết của mình, những mô hình toán học cũng như thống kê để phân tích, lý giải và hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn cũng như xã hội có liên quan về mặt thống kê.

- Mô hình hóa được những thông tin thống kê qua công thức, bảng biểu và các dạng biểu đồ.

- Đọc, giải thích và rút ra kết luận từ các biểu đồ, đồ thị.

Ví dụ 2.21: Biểu đồ 2.4 cho biết thông tin về xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị: tỉ USD).

32.6639.82 48.56

62.68 56.5

72.2

96.9

114.6

0 20 40 60 80 100 120

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

tỉ USD

Biểu đồ 2.4: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012

78

c.nghiệp chế biến 10%

cơ khí 8%

khác dệt may và 1%

giày dép 44%

điện - điện tử 27%

hàng mộc 10%

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu sản phẩm suất khẩu chủ yếu năm 2008

a, Cho nhận xét gì về tình hình xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012.

b, Năm nào Việt Nam có tổng giá trị xuất khẩu lớn nhất và tổng giá trị xuất khẩu năm đó là bao nhiêu?

c, Giá trị “hàng dệt may và giầy dép” xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2008 là bao nhiêu?

Phân tích: Ý a, b của ví dụ 2.21 rèn luyện cho HS năng lực đọc, giải thích và rút ra các nhận xét, đánh giá về xu hướng chung của số liệu thống kê được mô hình dưới dạng biểu đồ. Trước hết, GV giúp HS nhận xét theo hàng ngang: Theo thời gian, yếu tố A nào đó tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, bao nhiêu phần trăm,…mức chênh lệch tăng, giảm giữa các yếu tố. Sau đó, Gv giúp HS nhận xét theo hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba,…

Trường hợp biểu đồ có hai yếu tố trở lên, chúng ta cho HS nhận xét từng yếu tố một, sau đó rèn luyện cho các em so sánh, tìm mối liên hệ giữa các yếu tố.

Ý c của ví dụ 2.21 chính là câu hỏi rèn luyện năng lực liên kết để từ đó góp phần phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn cho HS.

79

Ví dụ 2.22: GV cho HS quan sát biểu đồ 2.6 về kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008 và hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi sau:

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ xuất khẩu thủy sản vào Mỹ 7 tháng đầu năm 2009

80

Câu hỏi 1: Dựa vào biểu đồ 2.6 hãy cho biết thị trường có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong 7 tháng đầu năm 2009 là thị trường nào?

Thị trường nào có mức tăng trưởng lớn nhất và mức tăng trưởng đó vào khoảng bao nhiêu?

Câu hỏi 2: Mặt hàng nào là sản phẩm xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vào Mĩ trong 7 tháng đầu năm 2009 và đạt kim ngạch là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu phần trăm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam?

Đây là một ứng dụng của thống kê trong phân tích thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam. Qua các số liệu thống kê mô tả trên biểu đồ các em sẽ dễ dàng nhận biết được thị trường có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong 7 tháng đầu năm 2009, đó là thị trường Mỹ. Rõ ràng biểu đồ thống kê cung cấp cho mọi người một hình ảnh trực quan sinh động dễ nhận biết, đây là một hình thức biểu thị số liệu thống kê. Đọc các số liệu trên biểu đồ 2.6 các em sẽ thấy có 5 thị trường tăng trưởng so với cùng kì năm 2008, trong đó Trung Quốc tăng trưởng lớn nhất với gần 45%, tuy nhiên giá trị xuất khẩu vào thị trường này tương đối nhỏ, chỉ khoảng 52 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2009.

Câu hỏi 2 đòi hỏi các em phải có sự liên kết giữa hai biểu đồ 2.6 và 2.7 để suy luận được tôm là mặt hàng có giá trị lớn nhất xuất khẩu vào Mĩ và đạt kim ngạch 185 triệu USD, sau Nhật Bản. So sánh với kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm các em sẽ tính được tỉ lệ tôm xuất khẩu vào Mĩ chiếm 24,5%

kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó các em sẽ rút ra được kết luận:

“Mĩ là một thị trường quan trọng đối với tôm xuất khẩu của Việt Nam”.

Trong khi dạy học xác suất ta cũng có thể xen lẫn biểu đồ, đồ thị.

Ví dụ 2.23: Biểu đồ hình cột sau miêu tả số HS các lớp của một trường THPT trong năm học 2011 – 2012.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục bồi DưỠNG NĂNG lực TOÁN học hóa TÌNH huống thực tế (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)