CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ
2.4 Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước
2.5.1. Đánh giá của người bị thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tác động của việc thực hiện chính sách đó cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn quận Hà Đông
2.5.1.1 Đánh giá của người bị thu hồi đất về chính sách bồi thường, hỗ trợ Để tìm hiểu sâu hơn về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước áp dụng cho người có đất bị thu hồi thì việc lấy ý kiến cũng như quan điểm của người bị thu hồi đất cũng rất quan trọng. Cụ thể quan điểm để
xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường được thể hiện trong bảng 2.12
Bảng 2.12. Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường
STT Loại sử dụng đất Số phiếu
phát ra
Số phiếu thu về
Số hộ đồng
ý (hộ)
Số hộ không
đồng ý (hộ)
Tỷ lệ %
Số phiếu
Tỷ lệ
%
Đồng ý
Không đồng ý I Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Phú Lương
Tổng 70 61 87,14 56 5 91,8 8,2
1 Đất nông nghiệp 70 61 87,14 56 5 91,8 8,2 (Nguồn số liệu: Tổng hợp từ kết quả phiếu điều tra) Qua bảng 2.12 cho thấy Hô ̣i đồng bồi thường , hỗ trợ và tái đi ̣nh cư quận Hà Đông và chính quyền đi ̣a phương nơi có đất thu hồi đã xác đi ̣nh và phân loa ̣i đươ ̣c các đối tượng bồi thường , hỗ trợ theo từng mu ̣c đích sử du ̣ng đất . Đối tươ ̣ng xét hỗ trợ cùng với viê ̣c kê kha i, kiểm kê chi tiết đã góp phần thuâ ̣n lợi trong quá trình lâ ̣p ph ương án bồi thường , hỗ trợ. Tổ công tác đã phân loa ̣i các đối tươ ̣ng bồi thường , hỗ trợ theo từng loa ̣i hình sử du ̣ng đất . Các đối tượng được bồi thường , hỗ trợ đã nhất trí cao với viê ̣c xác đi ̣nh đối tượng và điều kiê ̣n được bồi thường , hỗ trợ.
Bên cạnh đó để biết được tâm tư, nguyện vọng của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước thì việc lấy ý kiến của việc thực hiện các chính sách đó cũng rất quan trọng, đã hợp lý chưa và đã công bằng chưa. Cụ thể được thể hiện trong bảng 2.13
Bảng 2.13. Tổng hợp ý kiến về các chính sách BTHT& TĐC của dƣ̣ án
STT Các chính sách
Phiếu ĐT phát ra
Số phiếu thu
về Số hộ
đồng ý
Số hộ không đồng ý
Tỷ lệ % Số
phiếu
Tỷ lệ (%)
Đồng ý
Không đồng ý 1 Các chính sách
BTHT 150 115 76,66 103 12 89,57 10,43
(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua nghiên cứ u viê ̣c thực hiê ̣n chính sách bồi thường, hỗ trơ ̣ khi Nhà nước thu hồi đất của dự án trên cho thấy:
Ưu điểm:
Qua bảng tìm hiểu quan điểm của người dân qua c ác chính sách hỗ trợ nhìn chung các hô ̣ đều nhất trí với các chủ trương thu hồi đất , chính sách bồi thường, hỗ
trơ ̣. Tuy nhiên cũng có mô ̣t số các hô ̣ có ý kiến nhất trí với chủ trương đầu tư xây dựng dự án nhưng la ̣i không đồng ý với chính sách BTHT&TĐC.
Nhược điểm:
Trong quá trình triển khai thực hiê ̣n công tác GPMB của dự án trên còn có mô ̣t số nhươ ̣c điểm sau:
- Một số hô ̣ không có giấy tờ về đất đai theo quy đi ̣nh , chưa được cấp giấy chứng nhâ ̣n QSD đất , người dân tự chuyển nhượng , chuyển đổi quyền sử du ̣ng cho nhiều người không theo quy đi ̣nh… do đó viê ̣c xác đi ̣nh nguồn gốc sử du ̣ng đất , loại đất, thời điểm sử du ̣ng đất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ là rất khó khăn.
Về việc này, UBND quận Hà Đông đã chỉ đạo UBND phường Phú Lương căn cứ theo hệ thống sổ giao ruộng năm 1993, hệ thống bản đồ, sổ mục kê đo đạc năm 1985, 1997, sổ địa chính để xác định chủ sử dụng đất làm căn cứ để bồi thường hỗ trợ, việc các hộ tự ý chuyển đổi, chuyển nhượng việc sử dụng đất khi chưa được cấp GCNQSD đất là không đúng quy định của Luật Đất đai 2003.
- Bộ đơn giá bồi thường các loa ̣i đất còn thấp , chưa phù hợp với giá chuyển nhươ ̣ng thực tế trên thi ̣ trường dẫn đến có mô ̣t số hô ̣ không đồng ý với giá bồi thường về đất dẫn đến khiếu kiê ̣n, gây bức xúc trong nhân dân.
- Các cơ chế chính sách hỗ trợ ổn định đời sống , chuyển đổi nghề nghiệp, tạo viê ̣c làm cho người bi ̣ thu hồi đất chưa thiết thực , không khuyến khích được người có đất bị thu hồi sớm bàn giao mă ̣t bằng.
2.5.1.2 Đánh giá tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi
a. Tác động về kinh tế
Tác động tới sự ổn định sản xuất nông nghiệp
Thực tế điều tra cho thấy chỉ trong phạm vi dự án với nhiều hộ gia đình cá
nhân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn phường.
Về nhu cầu của việc bồi thường bằng đất nông nghiệp: Một hiện tượng phổ biến là người có đất bị thu hồi phần lớn là chọn hình thức bồi thường bằng tiền, không lựa chọn hình thức bồi thường bằng đất nông nghiệp mặc dù sau đó phải đối mặt với vấn đề thiếu việc làm và thu nhập thường xuyên. Tất cả những điều trên cho thấy: tác động gây mất ổn định cho hoạt động sản xuất và đời sống của người bị thu hồi đất để phát triển kinh tế là rất lớn, cần được quan tâm tháo gỡ, giải quyết đề bảo đảm ổn định đời sống, việc làm cho người bị thu hồi đất.
Tác động tới sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đòi hỏi phải có kiến thức, đặc biệt là kinh nghiệm, tay nghề. Vì vậy không phải bất kỳ ai có vốn đều có thể đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được. Mặc dù vậy, đầu tư cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp là một trong những lựa chọn sử dụng vốn của khá nhiều người, một phần nguồn vốn từ khoản tiền bồi thường đã được những người bị thu hồi đất đầu tư vào sản xuất hoặc các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp. Tuy quy mô không lớn nhưng đây cũng là một sự thay đổi cơ cấu trong hoạt động kinh tế của những người được bồi thường do bị thu hồi đất.
Tác động tới mức độ tích lũy tiền tiết kiệm của người dân
Trong khi chưa sử dụng vào các mục đích cụ thể thì gửi tiết kiệm là một lựa chọn tất yếu. Ðây là một cách sử dụng tiền an toàn, ít rủi ro hơn các kênh sản xuất kinh doanh; vừa giữ được tiền vốn ban đầu vừa có lãi, khi cần cho các mục đích khác có thể rút ra một cách dễ dàng. Có một khoản tiền tiết kiệm, người dân có thể an tâm hơn khi đối phó với những rủi ro như bệnh tật, tai nạn, thiên tai; hoặc sẵn sàng sử dụng cho những công việc quan trọng như xây dựng nhà cửa, chi phí các nghi lễ truyền thống. Như vậy, dù lợi tác động kinh tế của việc gửi tiền tiết kiệm không lớn, nhưng việc có tiền tiết kiệm có tác động tích cực tới tâm lý xã hội nông thôn.
Cụ thể về tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án được thể hiện trong bảng 2.14.
Bảng 2.14 Tổng hợp về tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án sau khi thu hồi đất
ST
T Ðịa bàn Số phiếu điều tra
Tình hình kinh tế Rất
tốt
Tỷ lệ
% Tốt Tỷ lệ
%
Bình thường
Tỷ lệ
% Kém Tỷ lệ
%
1
Phường Phú Lương
50 45 90,0 5 10,0 0 0,0 0 0,0
2 Phường
Phú La 50 39 78,0 0 0,0 6 12,0 5 10,0
3
Phường Kiến Hưng
50 42 84,0 5 10,0 0 0,0 3 6,0
Tổng 150 126 84,0 10 6,7 6 4,0 8 5,3
Qua bảng 2.14 trên cho thấy tình hình kinh tế của các hộ gia đình tại dự án sau khi bị thu hồi đất phần lớn có điều kiện tốt hơn, đời sống khá giả và ổn định hơn trước, điều này chứng tỏ việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước ngày một hoàn thiện hơn, tạo điều kiện giúp người có đất bị thu hồi nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận hộ gia đình có tình hình kinh tế bị suy giảm, nguyên nhân chính là do nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình này là sản xuất nông nghiệp, khi bị thu hồi đất sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc làm cũng như thu nhập của họ.
b. Tác động tới lao động, việc làm
Một trong những vấn đề trở thành mối quan tâm hàng đầu của người có đất bị thu hồi là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp bị mất đất.
Đối với những lao động bị thu hồi đất nhưng tuổi đã cao, khó chuyển đổi nghề, thành phố xác định hướng giải quyếtlà tạo việc làm tại chỗ. Để làm được điều này, một mặt, thành phố chú trọng đến công tác quy hoạch, phát triển các làng nghề
truyền thống, các nghề thủ công, tiểu thủ công… Huy động Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… vào cuộc, nhằm định hướng, dạy nghề, tạo việc làm cho những đối tượng phù hợp, có nhu cầu. Mặt khác, một mô hình được dư luận đánh giá có tính “đột phá” đã và đang được thành phố áp dụng rộng rãi. Đó là mô hình “đổi đất lấy dịch vụ”.
Quyết định 1098/2007/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ hoặc đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, đã nêu rõ: các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ được giao đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh được tính bằng 10% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhưng không quá 50 m2/hộ . Đất “dịch vụ” sẽ được nông dân sử dụng để xây nhà cho công nhân thuê, kinh doanh hàng ăn, tạp phẩm… tùy từng gia đình. Đây thực sự là một quyết định đúng đắn, được sự đồng tình, nhất trí cao của đông đảo người dân có đất bị thu hồi.
Đất “dịch vụ” không những giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động mà còn có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng…
Hà Đông là một trong số địa phương thuộc tỉnh Hà Tây (trước đây) thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm bằng hình thức giao đất dịch vụ. Chính sách hỗ trợ này đã tạo được sự đồng thuận cao của người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi. Với đất dịch vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được giao các hộ dân có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh buôn bán hoặc cung cấp dịch vụ với các quy mô khác nhau, từ kinh doanh nhỏ tới kinh doanh quy mô vừa, hoặc liên kết kinh doanh với những người có nguồn vốn. Với đất ở có thể kinh doanh xây nhà cho thuê. Các khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ thu hút rất nhiều lao động từ các vùng khác nhau về làm việc; do phải kiếm sống xa địa bàn cư trú nên đa số những lao động trong các khu công nghiệp đều có nhu cầu thuê nhà ở gần nơi làm việc. Việc hỗ trợ bằng hình thức giao đất dịch vụ tạo cho người bị thu hồi đất một nguồn thu nhập khá cao, ổn định, lâu dài thay thế cho nguồn thu nhập từ lao động nông nghiệp trước khi bị thu hồi đất.