Hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng tại xã phù đổng, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4. Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng

1.4.3. Hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về quản lý chất thải rắn

Việc hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng về quản lý chất thải được thực hiện qua các bước sau đây:

Xác định những phương án hay hoạt động thu hút sự tham gia cộng đồng Việc huy động tham gia cộng đồng vào dự án hay hoạt động cần phải được lựa chọn để có được kết quả theo mục tiêu đã định. Không phải mọi dự án hay hoạt động đều giao cho cộng đồng. Có những dự án, công trình hay hoạt động tư nhân hay doanh nghiệp đảm nhiệm tốt hơn, ví dụ một số dự án tái chế, dự án xây dựng

25

và khai thác lò đốt rác,... Các dự án hay hoạt động thu hút sự tham gia cộng đồng thường là dự án hay hoạt động gắn với công trình công cộng, hoặc dự án có chung lợi ích, trách nhiệm của nhiều bên liên đới trong cộng đồng, hay dự án liên quan đến huy động tài chính của cộng đồng, đến cam kết của cộng đồng,...

Ví dụ, việc thu phí nước thải sinh hoạt có liên quan đến các cộng đồng dân cư. Muốn đảm bảo thu phí được thực hiện hợp lý và suôn sẻ cần thiết phải thu hút sự tham gia của các cộng đồng dân cư từ khâu phổ biến chủ trương để dân hiểu, đến khâu xây dựng nguyên tắc thu phí, cách thức xác định mức phí và hình thức thanh toán. Khi có sự tham gia của người dân vào quy trình này, các quyết định sẽ sát thực tế và được sự ủng hộ của dân chúng. Hay trường hợp thu phí nước thải công nghiệp, cần thu hút cộng đồng doanh nghiệp vào các khâu xây dựng quy trình xác định mức phí, kê khai lượng thải, thành phần chất thải và hình thức thanh toán.

Trên cơ sở ý kiến tham gia của doanh nghiệp, việc đưa ra quy trình xác định cũng như hình thức thanh toán sẽ mang tính khả thi cao.

Xác định các giai đoạn tham gia của cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng được phân thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn lập kế hoạch dự án hay hoạt động: Ở giai đoạn này, sự tham gia của cộng đồng bao gồm việc tham gia đóng góp ý kiến và thông tin khảo sát của chính quyền địa phương hay cơ quan tư vấn để xác định nhu cầu của cộng đồng, năng lực tài chính và vật chất trong việc tiếp nhận dự án hay hoạt động, xác định thiện ý và mức độ tham gia của cộng đồng ở các giai đoạn tiếp theo của dự án.

Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch khả thi của dự án hay hoạt động: Cộng đồng có thể đóng vai trò tích cực trong việc lập kế hoạch và thiết kế dự án thông qua việc đóng góp đầu vào cho các nhà thiết kế kỹ thuật (thiết kế quy trình thu gom, bãi chôn lấp,...) như các thông tin về lượng rác thải của các hộ, xu thế gia tăng hay giảm chất thải trong thôn, xóm, xã, phường, khả năng tài chính của các hộ cho việc chi trả phí thu gom v.v... hay được tham khảo ý kiến liên quan đến phương án giám sát dự án, hoạt động.

Giai đoạn thực hiện dự án hay hoạt động: Vai trò của cộng đồng bao gồm từ việc tham khảo ý kiến đến chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác quản lý dự án, đấu thầu, ký hợp đồng thực hiện, giám sát tiến độ hay ở một số hoạt động nào đó có thể tham gia giám sát kỹ thuật (hoạt động thu gom chất thải, xây dựng hệ thống thoát nước thải,...) hay giám sát tài chính. Cộng đồng cũng có thể tham gia dưới góc độ đóng góp công lao động, đóng góp tài chính, đóng góp vật tư cho dự án hay hoạt động nhất là đối với các công trình công cộng có liên quan đến quản lý chất thải

26

(ví dụ: xây dựng hệ thống thoát nước thải, hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong địa bàn thôn, xóm, xã,...).

Giai đoạn sau khi kết thúc dự án: Vai trò của cộng đồng là duy trì hoạt động hay kết quả của dự án thông qua việc góp kinh phí hoặc vật chất để đảm bảo sự tiếp tục của dự án sau khi nhà đầu tư đã hoàn thành xây dựng hay triển khai những công việc của dự án.

Xác định các nhóm cộng đồng chủ chốt huy động vào dự án chạy hoạt động Trong cuộc sống hằng ngày, hầu hết mọi người dân đều có liên quan trực tiếp đến các mặt khác nhau của chất thải. Tuy nhiên, từng hoạt động đặc thù của quản lý chất thải không phải lúc nào cũng huy động tất cả các cộng đồng. Vai trò, sự tham gia của mỗi cộng đồng có mức độ và ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, để cộng đồng tham gia quản lý chất thải hiệu quả, bên cạnh việc xác định các hoạt động chủ chốt thu hút sự tham gia của cộng đồng, việc quan trọng tiếp theo là xác định cộng đồng chủ chốt trong hoạt động đó. Cộng đồng hay những cộng đồng này là đối tượng trọng tâm để chính quyền địa phương trao quyền cũng như huy động nguồn lực tham gia vào hoạt động quản lý chất thải.

Các nhóm cộng đồng ở địa phương có vai trò chủ chốt trong hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải sản xuất phân compost thường là:

- Hội phụ nữ;

- Thôn, xóm, hợp tác xã;

- Đoàn thanh niên;

- Mặt trận tổ quốc;

- Cộng đồng những người nhặt và bới rác;

- Cộng đồng những người thu gom và mua bán chất thải (ve chai);

- Cộng đồng các hộ tái chế;

- Cộng đồng các doanh nghiệp tái chế;

- Cộng đồng công nhân vệ sinh môi trường.

Xác định các yêu cầu cần thiết cho việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng Để việc tham gia của cộng đồng trở thành hiện thực và thực sự có hiệu quả, cùng với việc xác định các giai đoạn và mức độ tham gia của cộng đồng, cần phải có những điều kiện sau đây:

Cán bộ chính quyền, quan chức, công chức hiểu được và có kinh nghiệm về

27

tham gia cộng đồng và cung cách dân chủ trong lãnh đạo.

Các kênh tham gia của dân chúng phải được thể chế hóa và dân chúng phải được hiểu rõ về chúng.

Có được văn hóa tương đồng của nhóm cộng đồng như thái độ ủng hộ trong việc xây dựng mục tiêu, vai trò tích cực đối với trách nhiệm của cộng đồng, ý thức đối với các quy định về thể chế và chính sách công.

Có các tổ chức dân sự tự chủ, kể cả tổ chức hình thức hay phi hình thức.

Tăng quyền lực cho người nghèo và những người có địa vị thấp trong xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng tại xã phù đổng, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)