CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÙ ÐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lý
3.1.3. Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn tại xã Phù Đổng đến năm 2025
Trong quá trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, yếu tố không thể thiếu đó là dự báo khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt. Qua đó, cơ quan chức năng có thể xây dựng được kế hoạch thu gom, xử lý và tái sử dụng trong tương lai, cũng như đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom, đồng thời đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường. Dự báo khối lượng chất thải phát sinh chỉ mang tính tương đối vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phong tục tập quán của địa phương, tốc độ gia tăng dân số, tốc độ phát triển kinh tế... Để dự báo diễn biến chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng trong tương lai, cần dựa vào các yếu tố sau:
+ Tốc độ gia tăng dân số đến năm 2025.
+ Gia tăng tốc độ thải rác của từng người.
+ Cơ cấu kinh tế.
Hiện nay, ở xã Phù Đổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu do các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân gây nên. Vì vậy, sự gia tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được ước tính theo tốc độ gia tăng dân số. Có thể dự báo dân số theo hàm Euler cải tiến sau:
Nt = N0xer x t Trong đó:
Nt : Tổng dân số cần tính toán N0 : Dân số xã năm hiện tại
r :Tốc độ tăng dân số. Với r = 1.3% (2016 - 2020) và 1,2% (2021 - 2025) t : Khoảng thời gian dự báo
73
Bảng 3.14. Dự báo dân số của xã Phù Đổng đến năm 2025
STT Năm tính toán Dân số (người)
1 2016 14.820
2 2017 15.014
3 2018 15.210
4 2019 15.409
5 2020 15.611
6 2021 16.005
7 2022 16.198
8 2023 16.392
9 2024 16.590
10 2025 16.790
Nguồn: Số liệu điều tra, tính toán, 2016
Hình 3.11. Biểu đồ gia tăng dân số xã Phù Đổng tới năm 2025.
Vậy dự báo dân số xã Phù Đổng đến năm 2025 có khoảng 16.790 người.
Qua kết quả tính toán dự báo về số lượng tăng dân số của xã Phù Đổng đến năm 2025. Đến năm 2016, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý 85-90%
74
và đến năm 2025 được thu gom và đạt xử lý đạt 100% thì dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng được thể hiện như sau:
Áp dụng công thức dự báo:
Mn = Trong đó:
Mn : Khối lượng chất thải rắn năm thứ n (tấn/ ngày)
Nn : Dân số xã năm thứ n
m : Hệ số phát thải (kg/người/ngày)
Áp dụng công thức khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dự báo, ta thu được kết quả theo bảng sau:
Như ta đã biết, hệ số phát thải được xây dựng bằng quá trình thống kê khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của xã, của các hộ gia đình theo ngày, theo năm.
Bảng 3.15. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng đến năm 2025
STT Năm tính toán
Dân số (người)
Hệ số phát thải
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt (tấn/ngày)
1 2013 13.220 0,55 7,3
2 2014 13.408 0,56 7,5
3 2015 13.597 0,58 7,9
4 2016 14.820 0,6 8,9
5 2017 15.014 0,62 9,3
6 2018 15.210 0,64 9,7
7 2019 15.409 0,66 10,2
8 2020 15.611 0,68 10,6
9 2021 16.005 0,70 11,2
10 2022 16.198 0,72 11,7
11 2023 16.392 0,74 12,1
12 2024 16.590 0,76 12,9
13 2025 16.790 0,78 13,6
Kết quả tính toán của luận văn, 2016
75
Hình 3.12. Biểu đồ gia tăng khối lượng CTRSH tại xã Phù Đổng đến năm 2025 Từ bảng trên, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh năm 2015 là 8 tấn/ngày, đến năm 2016 là 8,9 và đến năm 2025 là 13,6 tấn/ngày. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều mà hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý không được cải thiện thì sẽ gây ô nhiễm môi trường rất lớn.
3.1.3.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn chăn nuôi tại xã Phù Đổng đến năm 2025 Theo thống kê và dự kiến phát triển sản xuất của xã Phù Đổng từ năm 2010 đến 2016, bình quân mỗi năm số lượng đàn bò sữa tăng 200 con/năm, trâu tăng 4 con/năm, đàn lợn tăng 100 con/năm như vậy ta sẽ có được bảng số liệu thống kê số lượng trâu, bò từ năm 2016 và dự báo đến năm 2025 và khối lượng chất thải rắn chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn. Số lượng bò sữa (tổng số bò khai thác sữa và bò hậu bị) luôn gấp gần 4 số lượng bê đang trong quá trình phát triển để đảm bảo cho lượng sữa thu hoạch hàng ngày.
Do nhu cầu phát triển kinh tế và định hướng kinh tế tai địa bàn xã Phù Đổng, số lượng trâu, bò, bê tại các thời điểm khác nhau có mức tăng, giảm khác nhau. Nhưng theo định hướng tại địa bàn mỗi năm đạt chỉ tiêu tăng như bảng 3.16 sau.
76
Bảng 3.16: Dự báo khối lượng chất thải rắn chăn nuôi tại xã Phù Đổng đến năm 2025 Năm
Số lượng (con)
Mức phát thải trung bình ( kg/ con/ngày)
Tổng khối lượng chất thải (tấn/ngày)
2016
Bò: 1600 20
43 - 51
Bê: 458 5-10
Trâu: 50 15
Lợn:2687 3 - 5
2017
Bò: 1758 20
47 - 55
Bê: 500 5-10
Trâu: 54 15
Lợn:2787 3 - 5
2018
Bò: 1916 20
51 - 59
Bê: 542 5-10
Trâu: 58 15
Lợn:2887 3 - 5
2019
Bò: 2074 20
54-63
Bê: 584 5-10
Trâu: 62 15
Lợn:2987 3 - 5
2020
Bò: 2232 20
58 - 67
Bê: 626 5-10
Trâu: 68 15
Lợn:3087 3 - 5
2021
Bò: 2390 20
62 - 72
Bê: 668 5-10
Trâu: 70 15
Lợn:3187 3 - 5
Bò: 2548 20
77 2022
Bê: 710 5-10
66 - 76
Trâu: 74 15
Lợn:3287 3 - 5
2023
Bò: 2706 20
69 - 80
Bê: 752 5-10
Trâu: 78 15
Lợn:3387 3 - 5
2024
Bò: 2864 20
73 - 84
Bê: 794 5-10
Trâu: 82 15
Lợn:3487 3 - 5
2025
Bò: 3022 20
77 - 88
Bê: 836 5-10
Trâu: 86 15
Lợn:3587 3 - 5
8.9 9.3 9.7 10.2 10.6 11.2 11.7 12.1 12.9 13.6 46.9 50.9 54.8 58.7 62.7 66.6 70.5 74.5 78.4 82.3
0 20 40 60 80 100 120
năm 2016
năm 2017
năm 2018
năm 2019
năm 2020
năm 2021
năm 2022
năm 2023
năm 2024
măm 2025
CTRCN CTRSH
Tấn
Hình 3.13. Biểu đồ dự báo chất thải rắn từ năm 2016 đến năm 2025
78
Từ biểu đồ trên, tốc độ tăng chất thải rắn tại xã Phù Đổng nhanh. Dự báo trong 10 năm, chất thải rắn tăng trung bình khoảng 40 tấn/ngày. Đặc biệt là chất thải rắn chăn nuôi tăng nhanh từ 46,9 tấn/ngày (năm 2016) đến 82,3 tấn/ngày (năm 2025) tăng khoảng 35,4 tấn/ngày. Đây là lượng chất thải rắn lớn, vì vậy cần phải có biện pháp quản lý và xử lý hợp lý để tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường cục bộ tại xã.