CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG XÃ PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi nghiên cứu 2.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Phù Đổng nằm ở phía bắc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên là 1.165,5 ha,dân số 3.883 hộ gia đình với 13.940 nhân khẩu. Địa giới hành chính của xã được chia làm 6 thôn với 16 xóm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 15km, là một xã nông thôn ngoại thành nằm dọc bên bờ đê tả Đuống. Ranh giới của xã như sau:
- Phía Đông giáp xã Trung Mầu và hai xã Hữu Ngạn sông Đuống là Lệ Chi và Kim Sơn.
- Phía Tây giáp các xã: Đình Xuyên, Dương Hà
- Phía Nam giáp các xã: Đặng Xá, Cổ Bi và phường Phúc Lợi quận Long Biên - Phía Bắc giáp xã Ninh Hiệp và các xã Phù Chẩn, Đại Đồng, Chi Phương tỉnh Bắc Ninh.
Xã Phù Đổng là vùng đất nằm bên bờ sông Đuống có trên 6km đường sông chảy qua, nối liền đường thủy với sông Hồng và nội thành, ngược là Phú Thọ, Yên Bái, xuôi về Hải Dương, Hải Phòng.
2.1.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng chất thải rắn trong phạm vi hành chính toàn xã Phù Đổng huyện Gia Lâm bao gồm 6 thôn: Phù Dực 1, Phù Dực 2, Phù Đổng 1, Phù Dổng 2, Phù Đổng 3, Đổng Viên.
Qua thời gian thực tế khảo sát, điều tra tại địa bàn xã Phù Đổng, luận văn lựa chọn nghiên cứu tập chung vào chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn chăn nuôi do đây là hai loại chất thải rắn đặc trưng, chiếm tỷ lệ lớn.
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn chăn nuôi chiếm gần 90%. Trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm khoảng 17,11%, chất thải rắn chăn nuôi chiếm khoảng 80,4% được thể hiện tại bảng 2.1 dưới đây.
30
Bảng 2.1. Tỷ lệ % chất thải rắn phát sinh trên địa bàn xã Phù Đổng
Loại chất thải rắn %
Sinh hoạt 17.11
Chăn nuôi 80.40
Trồng trọt 0.09
Sản xuất 0.34
Y tế 0.19
dịch vụ 1.03
khác 0.86
Tổng 100
Nguồn: UBND xã Phù Đổng, điều tra thực tế 2016 2.1.2. Địa hình - địa mạo
Xã Phù Đổng - huyện Gia Lâm thuộc vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc theo hướng chung của địa hình và ở độ cao 5-9m so với mực nước biển. Vì vậy, địa hình của xã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng dân dụng và khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu cho phát triển kinh tế xã hội của xã nói riêng và huyện Gia Lâm nói chung.
2.1.3. Khí hậu - thủy văn 2.1.3.1. Đặc điểm khí hậu
Xã Phù Đổng mang đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng:
- Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô hanh keo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và mùa khô hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,50C, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,40C.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
- Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất là 1.150 giờ, cao nhất là 1.970 giờ. Tổng lượng bức xạ cao, trung bình khoảng 4.272Kcal/m2/tháng.
31
32
- Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước từ biển vào. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường gây ra lạnh và khô. Rét đậm trong tháng 12 và tháng 1 và thường gây ra những thiệt hại cho sản xuất.
2.1.3.2. Đặc điểm thủy văn
Xã Phù Đổng chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy văn của các sông:
- Sông Hồng: Lưu lượng trung bình nhiều năm 2710m3/s. Tùy thuộc vào các tháng khác nhau mà lưu lượng nước khác nhau.
- Sông Đuống: Mực nước lớn nhất tại Đổng Viên trên sông Đuống là 13,68m (1971). Tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống khoảng 25%.
Nước mặt: Phù Đổng có con sông lớn chảy qua là Sông Đuống. Đây là con sông có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.
Nước ngầm: Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của xã Phù Đổng, nguồn nước ngầm của xã có 3 tầng: Tầng chứa nước không áp có chiều dày nước thay đổi từ 7,5m-19,5m; trung bình 12,5m. Hàm lượng sắt khá cao từ 5- 10mg/l. Tầng nước không áp hoặc áp yếu, đây là tầng chứa nước nằm giữa lưu vực Sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5-22,5m, thường gặp ở độ sâu 15-20m. Hàm lượng sắt khá cao có nơi đến 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho xã và Hà Nội nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m-84,6m, trung bình 42,2m.