Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng tại xã phù đổng, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG XÃ PHÙ ĐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Hiện trạng môi trường huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

2.3.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đối với môi trường

Rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi trong môi trường bị phân hủy theo thời gian, đặc biệt là rác thải hữu cơ, thời gian phân hủy diễn ra nhanh. Vì vậy, khi rác thải phát sinh cần phải được thu gom ngay để đảm bảo không gây mùi, và mất vệ sinh môi trường.

2.3.4.1. Đối với môi trường không khí

Tại địa bàn xã Phù Đổng rác thải sau khi thu gom được luân chuyển đến các bãi tập kết rác nằm trên địa bàn thôn Đổng Viên, Phù Đổng 2, Phù Dực 2. Tuy nhiên, lượng rác thải chỉ được tập kết ở đây, thành phần rất đa dạng: vỏ chai, lông gà, lông lợn, xác động vật, túi nilon… dễ bị thối rữa mà cơ quan quản lý không có bất cứ một biện pháp xử lý nào, rác thải phân hủy gây ra mùi hôi thối. Ngoài ra, một số hộ dân còn ra đây đốt giấy bóng, túi nilon gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí của người dân và các thôn lân cận.

Một số hộ gia đình chăn nuôi không sử dụng biện pháp thu gom chất thải chăn nuôi, để chất thải chảy theo cống, rãnh gây ra hiện tượng bốc mùi hôi thối, bên cạnh đó một số hộ gia đình còn xả thải trực tiếp ra bờ đê, mương gây ô nhiễm môi trường nước.

Tại khu chợ hoặc những nơi công cộng, đa số rác thải được chất thành đống nhỏ nằm rải rác, hoặc thải bỏ khắp khu chợ. Tuy chất thải rắn được thu gom, quét dọn trong ngày nhưng nước thải rỉ ra gây mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường.

2.3.4.2. Đối với môi trường đất

Môi trường đất xung quanh bãi rác của xã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi nước rác của bãi rác này. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo thành dịch lỏng ngấm vào đất. Đặc biệt, sau mỗi trận mưa, nước mưa chảy tràn không những ảnh hưởng đến nước ngầm ở tại vị trí mà còn lan rộng và ảnh hưởng tới lượng nước ngầm khu vực lân cận.

Chất thải xây dựng như: gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông... Trong đất khó phân hủy, làm đất bị chai cứng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Các loại vỏ bao bì sau khi sử dụng người dân địa phương thường có thói quen vứt ngay xuống bờ mương, ruộng lúa làm hàm lượng thuốc dư thừa ngấm ngay vào đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật đất làm suy thoái môi trường đất.

41

Ngoài ra, khi người dân tự do đốt rác trên bãi rác thải làm nhiệt độ của đất tăng cao, gây chết vi sinh vật có lợi cho đất và làm đất trở nên chai cứng.

Các hộ dân xả trực tiếp chất thải chăn nuôi ra môi trường gây ô nhiễm không khí và môi trường đất.

2.3.4.3. Đối với môi trường nước

Nước thải trên bờ chảy xuống mương cung cấp nước tưới cho cánh đồng lúa liền kề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tưới này, không những vậy nước rác thải còn chảy qua các hệ thống mương.

Ngoài ra, tại một số nơi trong xã, trên mặt mương, bờ kênh, mương, rác thải trôi nổi trên mặt nước hoặc chất thành đống nhỏ trên cạnh bờ. Khi mưa, lượng rác này sẽ bị cuốn trôi hoặc chảy xuống mương nước chảy gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước chính để tưới cho toàn bộ cây trồng của các hộ nông nghiệp tại xã, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mạch nước ngầm.

Bảng 2.8. Mẫu nước mặt khu vực nghiên cứu Tên

mẫu

Địa điểm Vị trí địa lý Vĩ độ (N), Kinh

độ (E)

Thời gian lấy mẫu

Mẫu 1 (N1)

Nước mặt mương dưới đê, gần điểm tập kết chất thải rắn

N: 21°3'9.22"

E: 105°57'20.80"

10h10’

ngày 12/4/2016

9h15’

ngày 22/7/2016

9h45’

ngày 26/10/2016 Mẫu 2

(N2)

Nước mặt mương dưới đê

N: 21°3'30.54"

E: 105°57'54.80"

10h 30’

ngày 12/4/2016

9h 25’

ngày 22/7/2016

10h 07’

ngày 26/10/2016 Mẫu 3

(N3)

Nước mặt sông đuống

N: 21°2'36.96"

E: 105°57'17.82"

11h 07’

ngày 12/4/2016

10h 00’

ngày 22/7/2016

10h 50’

ngày 26/10/2016 Mẫu 4

(N4)

Nước mặt sông đuống

N: 21°2'59.44"

E: 105°58'17.17"

11h54’

ngày 12/4/2016

10h45’

ngày 22/7/2016

11h30’

ngày 26/10/2016

42

43

Bảng 2.9. Kết quả chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu

STT Chỉ tiêu

Ðơn

vị Thời gian

Ký hiệu mẫu QCVN 08: 2008/BTNMT

N1 N2 N3 N4 A1 A2 B1 B2

1

pH

- Tháng 4 7,7 7,6 7.1 7,2

6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Tháng 7 8,3 8,4 7,3 7

3 Tháng 10 8,4 8,6 7,4 7,2

4 Oxy

hòa tan (DO)

mg/l Tháng 4 0,4 0,5 4,5 4,7

≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

5 Tháng 7 0,53 0,57 4,7 4,8

6 Tháng 10 0,51 0,52 4,6 4,5

7

TSS

mg/l Tháng 4 815 801 55 57

20 30 50 100

8 Tháng 7 758 749 54 55

9 Tháng 10 762 769 58 57

10

COD

mg/l Tháng 4 479 483 35 38

10 15 30 50

11 Tháng 7 462 458 33 37

12 Tháng 10 473 469 37 40

13

BOD5

mg/l Tháng 4 265 258 17 16

4 6 15 25

14 Tháng 7 255 251 16 16

15 Tháng 10 259 255 17 18

16

NH4 +

mg/l Tháng 4 9,7 9,3 0,6 0,55

0,1 0,2 0,5 1

17 Tháng 7 9,4 9,1 0,53 0,5

18 Tháng 10 9,5 9,2 0,58 0,59

19

PO4 3-

mg/l Tháng 4 5,5 5,7 0,37 0,38

0,1 0,2 0,3 0,5

20 Tháng 7 5 4,8 0,35 0,37

21 Tháng 10 5,1 5,3 0,39 0,4

22

Sắt (Fe)

mg/l Tháng 4 23,2 23,5 1,4 1,3

0,5 1 1,5 2

23 Tháng 7 22,9 23,1 1,5 1,6

24 Tháng 10 23 23,3 1,55 1,6

25

Colifo rm

MPN/

100 ml

Tháng 4 63.000 68.000 7.950 7.900

2.500 5.000 7.500 10.000

26 Tháng 7 62.500 65.000 7.900 8.500

27 Tháng 10 62.800 65.900 8.000 8.400

Ghi chú

(-): Không quy định.

QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

44

Áp dụng QCVN 08:2008/BTNMT(cột B1) về các quy chuẩn Quốc gia đối với chất lượng nước mặt, so sánh với kết quả của 4 mẫu nước (bảng 2.9), nhận thấy chất lượng nước mặt tại tại 2 điểm N1, N2 bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng lớn bởi lượng nước thải chảy ra từ bãi tập kết, đồng thời các chỉ tiêu hóa học, sinh học cũng vượt cao so với quy chuẩn. Còn 2 mẫu nước N3, N4 tại khu vực sông Đuống cách xa các điểm tập kết chất thải rắn nên ít chịu ảnh hưởng của chất thải rắn. Chất lượng nước tại khu vực tốt, dùng được cho tưới tiêu và phục vụ phát triển nông nghiệp.

- Theo thông số vật lý: Ở 2 mẫu nước N1, N2, chỉ số TSS có hàm lượng cao so với quy chuẩn từ 15 đến 16,3 lần. Hàm lượng chất rắn hòa tan TSS trong nước cao nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cũng như sử dụng cho mục đích tưới tiêu. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn kiệt lượng ô xy hòa tan trong nước nên ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh. Chất rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng. Tại các thời điểm khác nhau thì chỉ số TSS có thay đổi nhưng không nhiều.

- Mẫu nước N1, N2 vượt quá quy chuẩn rất cao về hàm lượng COD, BOD5, NH4+, PO43-, Fe, Coliform: COD gấp 15,4 đến 16,1 lần, BOD5 gấp 16,7 đến 17,7 lần, NH4+ cao hơn 18,2 đến 1,9,4 lần, PO43- cao hơn 16 đến 19 lần, Fe cao gấp 15,3 đến 15,7 lần và Coliform gấp 8,3 đến 9,1 lần.

Oxy có mặt trong nước một mặt được hoà tan từ ô xy trong không khí, một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan ô xy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình. Tại khu vực lấy mẫu, hàm lượng oxy thấp hơn so với quy chuẩn từ 7 đến 10 lần .

Theo đánh giá, chất lượng nước của mương dưới đê ô nhiễm nặng. Nguyên nhân chính do nước ở các khu tập kết chất thải chưa đạt tiêu chuẩn thải ra ngoài, nước rỉ rác ngấm ra và khối lượng lớn chất thải rắn chăn nuôi các hộ gia đình xả thải trực tiếp xuống mương. Mẫu nước N1, N2 có màu, mùi khó chịu. hệ thống kênh mương dưới đê tại khu vực có chức năng cung cấp nước dùng cho tưới tiêu thủy lợi. Những năm trở lại đây, nước thải từ bãi tập kết chất thải ra gây ô nhiễm cho mương nhưng người dân vẫn phải dùng nước này cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có sản

45

xuất nông nghiệp. vì vậy, khu vực mương dưới đê và các ruộng xung quanh bị ô nhiễm diện rộng do sử dụng nước bị ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng tại xã phù đổng, huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)