CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÙ ÐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Hiện trạng chất thải rắn và công tác quản lý
3.1.1. Đánh giá hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn xã Phù Đổng
Xã Phù Đổng với dân số tăng qua các năm cùng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa đã tạo ra lượng rác thải sinh hoạt lớn và tăng dần về khối lượng, thành phần.
3.1.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn xã Phù Đổng
Qua điều tra cho thấy, các nguồn phát sinh rác thải rắn tại địa bàn xã như sau:
- Rác từ các hộ dân: Phát sinh từ các hộ gia đình, khu dân cư... thành phần chủ yếu là thực phẩm, đồ hộp, túi nilon, kim loại, thủy tinh...
- Rác từ chợ: Phát sinh từ các hoạt động mua bán, chuyên chở, bảo quản... thành phần chủ yếu là rác hữu cơ như rau, củ, quả hư hỏng, nilon, vỏ bao bánh kẹo...
- Rác thải từ các nguồn khác: từ các cơ quan, trường học, cơ sở y tế, đình chùa...
- Rác thải từ sản xuất, chăn nuôi: rơm rạ, thức ăn, phân thải, vỏ các loại thuốc, phân bón hóa học, …
Khối lượng chất thải rắn tại địa bàn xã Phù Đổng bao gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn chăn nuôi chiếm khoảng trên 90%.
3.1.1.2. Thành phần chất thải rắn trên địa bàn xã Phù Đổng a. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã chủ yếu là chất thải hữu cơ. Theo số liệu điều tra 2016, tỷ lệ này chiếm khoảng 55% bao gồm: Vỏ rau củ, thức ăn thừa, bã chè… Tỷ lệ chất thải vô cơ là 35% bao gồm chủ yếu túi nilon, các loại vỏ hộp, nhựa, vỏ chai.
47
48
13
10
16
2
11 52
15
8
17
3 5
0 10 20 30 40 50 60
A B C D E F
Tỷ lệ %
Thành Phần Năm 2015
Năm 2016 Trong đó:
A: Đồ ăn thừa, vỏ rau quả B: Nilon, nhựa, cao su C: Giấy, vải, gỗ
D: Gạch, sỏi, sành, sứ, thủy tinh E: Kim loại
F: Mùn đất, rác vụn
Nguồn: Số liệu phòng tài nguyên - môi trường xã Phù Đổng và số liệu điều tra 2016 Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm thành phần chất thải rắn sinh hoạt Qua bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ thành phần hữu cơ trong sinh hoạt năm 2016 biến động tăng so với năm 2015. Năm 2015, tỷ lệ này chỉ chiếm 48%, năm 2016 là 52%
tăng lên 4% sau 1 năm. Nguyên nhân thành phần tăng là do chất lượng cuộc sống tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng. Đồng thời do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉ lệ phi nông nghiệp tăng nên lượng thức ăn thừa, vỏ rau củ quả được tận dụng để chăn nuôi gia súc, gia cầm, vật nuôi ít hơn xưa. Các thành phần rác thải khác như: nilon, nhựa, cao su, gạch sỏi, sành sứ, thủy tinh cũng biến động tăng cùng với xu hướng chuyển dịch kinh tế của xã.
Trên địa bàn xã, có 1 chợ duy nhất là chợ Gióng, hàng ngày chợ này họp từ sáng sớm đến chiều muộn, phát sinh một lượng rác thải tương đối lớn, thành phần chủ yếu là chất thải hữu cơ dễ phân hủy. Ngoài ra còn một số loại rác thải khác như thủy tinh, sành sứ, nilon, giấy vụn, giấy báo bọc hoa quả, thùng giấy, kim loại, nhựa, xốp,…. Qua khảo sát, thành phần rác thải của chợ vào các tháng 3, 4, 6,7, 8 thấy tỷ lệ thành phần rác thải phát sinh ở khu được thể hiện qua biểu đồ sau:
48
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế tháng 3-9 năm 2016 Hình 3.2. Biểu đồ thành phần chất thải rắn tại chợ Gióng
Thành phần rác thải chợ đều do các hộ kinh doanh buôn bán trong chợ phát thải. Qua biểu đồ cho thấy, tỷ lệ nilon, giấy chiếm 12-17%, thủy tinh sành sứ chiếm 5- 8%, kim loại chiếm 1- 4% và chiếm đa số là thành phần rác thải hữu cơ (60-68%) bao gồm lá cây, các vỏ hoa quả, đồ ăn… Nguồn gốc chất thải do các quán ăn, hộ kinh doanh, buôn bán phát thải và một lượng lớn giấy rác, rơm rạ phát sinh bởi quá trình vận chuyển đồ sành sứ, hoa quả. Ngoài ra, do các hộ dân lân cận chợ thiếu ý thức đã đem rơm rạ, lá cây vào chợ phơi để tận dụng chất đốt nhưng không quét dọn sạch.
Xã Phù Đổng là một xã tương đối phát triển, theo thống kê: số cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn xã là 20 cơ quan bao gồm cả 3 trường học. Thành phần rác thải của các đơn vị này chủ yếu là giấy, rác, vỏ bánh kẹo, lá cây khô…
b. Chất thải rắn nông nghiệp
Đối với chất thải rắn nông nghiệp, bao gồm chất thải rắn từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chai lọ bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn xã Phù Đổng phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: thực vật chết, rơm rạ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các chất thải ra từ chăn nuôi gia súc, gia cầm… chất thải rắn nông nghiệp gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các thành phần có thể phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, trấu, chất thải từ chăn nuôi, một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại như bao bì hóa chất bảo vệ thực vật.
49
Tại địa bàn xã, chăn nuôi là ngành sản xuất phổ biến và lượng phát thải từ các chuồng trại chăn nuôi rất lớn. Các chất thải này có khả năng rất cao gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn. Chất thải nói chung và chất thải rắn của vật nuôi từ các chuồng, trại nói riêng nếu không được xử lý thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn đất, nước và gây mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Số lượng chất thải rắn bình quân thải ra trong một ngày của từng loại vật nuôi được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.1. Tải lượng chất thải rắn trung bình cho một số gia súc, gia cầm TT Loài vật nuôi CTR bình quân (kg/ngày/con)
1 Trâu 15
2 Bò 20
3 Bê 5 - 10
4 Lợn 3 -5
Nguồn: UBND xã Phù Đổng và điều tra thực tế, 2016 Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2016, tổng số đàn trâu bò là 2.108 con, tăng 108 con so với cùng kỳ; trong đó có 1.050 con khai thác sữa, 550 con hậu bị, 458 con bê bò thực phẩm, 50 con trâu. Đàn lợn 2.687 con , đàn gia cầm 15.000 con.
Bảng 3.2. Số lượng vật nuôi từng xóm trong địa bàn xã
TT xóm Bò
(con)
Bê (con)
Trâu (con)
Lợn (con)
1 Phù Dực 1 306 96 13 307
2 Phù Dực 2 369 89 0 593
3 Phù Đổng 1 330 59 0 443
4 Phù Đổng 2 193 78 0 396
5 Phù Đổng 3 218 60 20 630
6 Đỏng Viên 186 76 17 318
7 Toàn xã 1600 458 50 2687
Nguồn: UBND xã Phù Đổng và điều tra thực tế, 2016 3.1.1.3. Khối lượng chất thải rắn tại xã Phù Đổng
Gắn liền với tốc độ công nghiệp hóa, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chất lượng cuộc sống ngày càng cao, song song với quá trình đó là gia tăng rác thải sinh hoạt cũng như rác thải chăn nuôi.
50 a. Chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 3.3. Tổng chất thải rắn phát sinh qua các năm Năm Dân số
(người)
Lượng RTSH bình quân (kg/người/ngày)
Tổng lượng rác thải (tấn/ngày)
2013 13.220 0,55 7,3
2014 13.408 0,56 7,5
2015 13.597 0,58 7,9
2016 14.820 0,6 8,9
Nguồn: Số liệu phòng tài nguyên -môi trường xã Phù Đổng, 2016 Theo số liệu thống kê (Bảng 3.3) khối lượng rác thải sinh hoạt bình quân kg/người/ngày luôn tăng qua các năm. Năm 2015, 2016 do sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng khiến chất thải sinh hoạt ngày càng tăng cao. Mỗi năm, lượng chất thải rắn tăng 0.02 kg/người/ngày nên kéo theo tổng khối lượng rác thải sinh hoạt trong ngày của xã cũng tăng dần qua các năm.
Khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các hộ dân
Theo kết quả cân rác (2016) của 60 hộ gia đình trong 14 ngày tại 6 thôn trên địa bàn xã cho thấy lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ở các hộ khác nhau thì khác nhau.
Bảng 3.4. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ dân cư
TT Thôn Dân số
(người)
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Tỷ lệ (kg/người/ngày) (tấn/ngày) (%)
1 Phù Dực 1 2.339 0,65 1,52 7.17
2 Phù Dực 2 3.075 0,63 1,94 21,88
3 Phù Đổng 1 2.368 0,65 1,54 17,38
4 Phù Đổng 2 2.120 0,6 1,27 14,37
5 Phù Đổng 3 1.920 0,53 1,02 11,49
6 Đổng Viên 3.016 0,52 1,7 17,71
Tổng 14.820 0,6 8,85 100
Nguồn: UBND xã Phù Đổng và điều tra thực tế, 2016 Qua bảng số liệu trên cho thấy, chênh lệch lượng rác thải phát sinh giữa các thôn là do chênh lệch dân số và mức độ phát thải của từng thôn là khác nhau. Tùy
51
thuộc vào tình hình kinh tế và nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình trong từng thôn, mức độ phát sinh chất thải cao hay thấp.
Thôn Phù Dực 1 và Phù Đổng 1 có mức phát thải theo đầu người cao nhất 0,65 kg/người/ngày. Nguyên nhân là do đây là nơi tập trung của chợ Gióng (nơi buôn bán sầm uất của xã) và trạm y tế nằm trên địa bàn thôn, đã tạo công ăn việc làm, tạo điều kiện cho các hộ buôn bán, kinh doanh, dịch vụ phát triển. Từ đó, kinh tế phát triển, đời sống sinh hoạt nâng cao kéo theo lượng phát thải lớn. Tuy nhiên, dân số của 2 thôn không lớn nên tổng lượng phát sinh rác của thôn nhỏ. Thôn Phù Dực 2 tuy không phải là thôn có hệ số phát thải cao nhất (0,63kg/ngày/người) nhưng do dân số của thôn lớn so với các thôn khác. Bên cạnh đó, đây là nơi tập trung một số cơ quan, trường học và trung tâm chăm sóc sức khỏe nên lượng rác thải của thôn lớn nhất so với các thôn khác trong xã. Thôn Đổng Viên và Phù Đổng 3 đa số các hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực phi nông nghiệp ít, nên tổng lượng rác thải phát sinh theo ngày của thôn thấp. Dân số của thôn Đổng Viên tương đối cao (3016 người) nên lượng rác thải phát sinh của thôn theo ngày lớn (1,7 tấn/ngày), chỉ sau thôn Phù Dực 2.
Ngoài ra, rác thải sinh hoạt phát sinh từ các trường học, công sở, các khu công cộng cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn. Theo số liệu thống kê của ủy ban nhân dân xã Phù Đổng, lượng rác thải phát sinh từ các nguồn này là 1,76 tấn/ngày (Bảng 3.6). Như vậy, tổng lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã phát sinh khoảng 10,61 tấn/ngày.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần hay những ngày lễ hội, khối lượng rác thải phát sinh tăng lên. Nếu lượng rác này không được thu gom thường xuyên sẽ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan thôn xã và ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Bảng 3.5. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các cơ quan, trường học, trạm y tế, khu buôn bán dịch vụ
Nguồn rác thải sinh hoạt Lượng CTR(tấn/ngày)
Trường học, cơ quan 0,43
Quán ăn, dịch vụ công cộng 0,60
Chợ 0,62
Trạm y tế 0,11
Tổng 1,76
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2016
52 b. Chất thải rắn chăn nuôi
Lượng chất thải rắn rất khác nhau tùy theo loài vật nuôi và phương thức chăn nuôi. Thông thường, lượng phân thải từ các hộ chăn nuôi theo phương thức quảng canh lớn hơn các hộ chăn nuôi theo phương thức thâm canh. Do chăn nuôi quảng canh thì số lượng trâu, bò, lợn lớn kéo theo lượng phân thải ra của gia súc thường lớn. Bên cạnh đó, nuôi có chất đệm lót cũng sẽ tạo ra lượng chất thải lớn hơn nuôi trên sàn.
Bảng 3.6. Khối lượng phát sinh chất thải rắn chăn nuôi giai đoạn 2015-2016 xã Phù Đổng
Vật nuôi
Năm 2015 Năm 2016
Số lượng
Lượng phân (kg/con/ngày)
Tổng lượng phân (tấn/ngày)
Số lượng
Lượng phân (tấn/con/ngày)
Tổng lượng phân
(tấn/ngày)
Bò sữa 1507 20 30,14 1600 20 32
Bê 439 5-10 2,2 - 4,4 458 5-10 2,29-4,58
Trâu 46 15 0,69 50 15 0,75
Lợn 2569 3 - 5 7,71 - 12,85 2687 3 - 5 8,06 - 13,44 Nguồn: UBND xã Phù Đổng, điều tra thực tế,2016 Từ kết quả bảng 3.5, khối lượng chất thải rắn chăn nuôi (chủ yếu là phân thải).
Giai đoạn 2015-2016, lượng phân từ chăn nuôi thải ra môi trường không ngừng tăng nên do số lượng đàn vật nuôi trong xã đang phát triển với tốc độ khá lớn. Năm 2015, mỗi ngày trung bình có khoảng 44 tấn phân thải từ chăn nuôi, tới năm 2016, trung bình mỗi ngày môi trường phải tiếp nhận khoảng 47 tấn chất thải từ chăn nuôi trâu, bò, lợn trên địa bàn xã. Do những năm gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng về sữa tươi ngày càng được nâng cao, chất lượng sữa của xã được nhiêu người tin dùng và thu mua vậy nên số lượng đàn trâu, bò đang phát triển mạnh dẫn tới lượng chất thải phát sinhh ra môi trường ngày càng lớn. Do nguồn lợi kinh tế từ bò sữa đem tới cho người dân là rất lớn nên quy mô chăn nuôi ngày càng được mở rộng và phát triển. Có những giai đoạn số lượng bò, trâu, lợn giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trung bình số lượng bò toàn xã trong năm tăng.
Hiện nay, phát triển chăn nuôi đã có sự quan tâm tới môi trường, người dân đã
53
và đang xây dựng các hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như biogas, ủ phân… Bên cạnh đó một số hộ dân chưa có sự quan tâm tới môi trường, không xây dựng các hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi trước khi xả thải ra môi trường cũng như có các biện pháp xử lý phù hợp với từng loại chất thải chăn nuôi, nên ảnh hưởng từ chăn nuôi tới môi trường là không nhỏ.
Chất thải từ chăn nuôi ra môi trường ngày càng tăng, gây ô nhiễm môi trường càng nhiều. Khối lượng phân thải ra môi trường lớn, vượt quá sức tải của môi trường, vì thế làm cho môi trường trên địa bàn đang bị ô nhiễm. Đa số các ao, mương nhất là các ao tù đều bị ô nhiễm làm các sinh vật như cá, cua đều bị chết. Trên bề mặt bị bao phủ bởi các mảng phân lớn cùng các loại thực vật thân mềm như ngổ và khoai nước phát triển làm ứ đọng dòng chảy, gây bốc mùi hôi thối lên những khu vực xung quanh, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và gây mất mỹ quan khu vực sinh sống của người dân.
Các vật nuôi khác nhau thì lượng phân bình quân thải ra mỗi ngày sẽ khác nhau. Theo bảng 3.5, trung bình hàng ngày 1 con bò sữa sẽ thải ra 20kg phân, với bê từ 5-10kg và trâu từ 10-15kg. Sở dĩ có sự khác nhau này là do đặc điểm từng đối tượng chăn nuôi và tùy theo khối lượng thức ăn mà người dân cho gia súc ăn hàng ngày.
Nguồn: UBND xã Phù Đổng, điều tra thực tế,2016 Hình 3.3. Biểu đồ khối lượng trung bình chất thải rắn chăn nuôi xã Phù Đổng
Các thôn khác nhau với số lượng vật nuôi khác nhau và cũng do mức phát thải trung bình khác nhau nên khối lượng phân thải ra hàng ngày cũng rất khác nhau. Với mức phát thải trung bình như vậy có thể thấy mỗi ngày đã có khoảng 43 đến 51 tấn phân/ngày thải ra môi trường. Với số lượng lớn chất thải rắn như vậy nếu không được
54
xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường. Thành phần chủ yếu của chất thải rắn chăn nuôi tại xã là phân trâu, bò, lợn và thức ăn dư thừa của trâu bò lợn. Do áp dụng khoa học kỹ thuật sử dụng máy để băm nhỏ cỏ voi nên lượng thức ăn dư thừa cũng giảm bớt, phân thải từ chăn nuôi bò sữa đang là vấn đề nóng tại địa bàn xã.
Bảng 3.7. Bảng đánh giá mức độ ô nhiễm khu vực nghiên cứu
Khu vực Diện
tích (ha)
Tổng khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt (tấn/ngày)
Khối lượng chất thải rắn chăn nuôi (tấn/ngày) A- Khu vực ô nhiễm môi trường 44,15 > 5 > 12 B- Khu vực có nguy cơ ô nhiễm
môi trường
243,5 2-5 4 -12
C- Khu vực không ô nhiễm môi trường
877,85 < 1 < 4
55
56
57
3.1.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn xã Phù Đổng
3.1.2.1. Hiện trạng công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Phù Đổng
Hiện nay, phương thức quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã là theo thôn, xóm và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân xã. Trên địa bàn xã, có 6 thôn, mỗi thôn có 4 nhân viên được thôn phân đi thu gom.
Ngoài ra, có thêm 1 nhân viên thu gom riêng rác thải phát sinh từ khu chợ Gióng.
a. Thu gom
+ Thiết bị và phương tiện thu gom
Thiết bị và phương tiện thu gom được ủy ban nhân dân xã cấp cho toàn bộ các thôn và nhân viên thu gom hàng ngày đến địa điểm cất giữ dụng cụ thu gom và tiến hành thu gom.
Bảng 3.8. Thiết bị và phương tiện thu gom
Thiết bị và phương tiện Số lượng
Công nhân thu gom 25 ( công nhân)
Xe đẩy rác 25 xe/ 6 thôn
Quần áo bảo hộ lao động 1 bộ/công nhân/năm
Găng tay 1 đôi/người/tháng
Khẩu trang 2 đôi/người
Xẻng 1 chiếc/người
Chổi 2 chiếc/người
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2016 Qua bảng số liệu cho thấy, thiết bị và phương tiện thu gom của công nhân còn quá hạn chế. Dụng cụ vệ sinh được cấp cho công nhân thu gom không đầy đủ như:
không có ủng, mũ bảo hộ lao động,… Dụng cụ thu gom bị hỏng theo thời gian nhưng thời gian để được cấp thì quá lâu, quần áo bảo hộ chỉ được cấp 1 bộ/năm. Ngoài ra, qua khảo sát thực tế thấy, các xe đẩy tay và dụng cụ thu gom rất cũ và hư hỏng nhiều.
+ Hình thức, thời gian, tần suất thu gom
Qua quá trình khảo sát, hình thức thu gom rác thải của xã theo hình thức thủ công và theo một quy trình sau: