CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHÙ ÐỔNG, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng xã Phù Đổng
3.2.2. Giải pháp mô hình quản lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng
Trước đây, xã Phù Đổng cũng giống như nhiều xã ngoại thành khác, người dân
84
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Khi kinh tế chưa phát triển, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ còn thấp do đó lượng rác thải ra hàng ngày không nhiều. Chính vì vậy, họ thường tự xử lý bằng một số cách truyền thống như đốt, một số loại rác hữu cơ được ủ làm phân bón ruộng,... còn những người thiếu ý thức thì đổ rác ra mương, máng hoặc các bãi đất trống...
Khi kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng gia tăng, kéo theo đó lượng rác thải ra ngày càng nhiều mà chưa có một hình thức quản lý thống nhất, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong xã. Điều này đòi hỏi cần phải có cách quản lý rác thải sao cho có hiệu quả, không gây tổn hại đến sức khỏe người dân và môi trường.
Xuất phát từ thực tế đó, cùng với tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong xã, trên cơ sở tự phát những hoạt động hiện có gắn với bảo vệ môi trường tại địa phương, ủy ban nhân dân xã Phù Đổng đã họp bàn với đại diện nhân dân tổ chức thực hiện mô hình quản lý rác thải với sự tham gia của người dân.
Để thực hiện mô hình này, ủy ban nhân dân xã Phù Đổng đứng ra triệu tập các trưởng thôn, xóm để bàn bạc, nhất quán thông qua những việc cần làm.
Cả xã có 6 thôn được chia làm 16 xóm, mô hình này sẽ được thực hiện trên tất cả các thôn, xóm. Ủy ban nhân dân xã đã quyết định giao việc phụ trách và thu phí vệ sinh môi trường đến từng thôn xóm. Các xóm sẽ họp bàn rồi quyết định thành lập các tổ thu gom. Mỗi xóm có 1 tổ thu gom, mỗi tổ gồm 2 người. Theo nguyện vọng của người dân, xóm sẽ ưu tiên những gia đinh có hoàn cảnh khó khăn, muốn kiểm thêm thu nhập. Người dân được tham khảo ý kiến về lượng rác thải ra, giờ thu gom chất thải rắn, mức phí nộp, đóng góp ý kiến để hoàn thiện cách quản lý chất thải thông qua cảc buổi họp xóm. Người dân có trách nhiệm không thải đổ rác ra nơi công cộng; thực hiện phân loại rác, rác chứa trong thùng, sọt và để nơi thuận lợi; giao rác cho người thu gom đúng thời gian, đúng phương thức; đóng tiền hàng tháng; phát hiện và tố giác hành vi thải đổ rác không đúng nơi quy định.
Ban đầu xã sẽ bỏ vốn đầu tư trang thiết bị, bảo hộ lao động, các gia đình đầu tư xô, sọt đựng rác. Các xóm có trách nhiệm thu phí vệ sinh môi trường và duy trì hoạt động của tổ thu gom rác thải. Trong quá trình hoạt động, xóm nào có gặp khó khăn về kinh phí sửa chữa các trang thiết bị thì làm đơn lên ủy ban nhân dân xã, xã sẽ xem xét và hỗ trợ.
85
Chất thải thu gom sẽ được vận chuyển và đổ vào bãi rác do xã quy định, mỗi thôn có một hố xả chất thải chăn nuôi và xã có 3 ddiiemr tập kết chất thải rắn sinh hoạt. 2 ngày xe ép chất thải rắn đến chuyển rác về điểm chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Sự tham gia cửa UBND xã:
Ủy ban nhân dân xã tham gia vào mô hình thông qua việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã Phù Đổng, trong đó có việc quy định địa điểm các bãi rác của thôn, xóm, mục tiêu phát triển kinh tể - xã hội - môi trường.
Ủy ban nhân dân xã quản lý, giám sát hoạt động của mô hỉnh thông qua các trưởng thôn, trưởng xóm. Kịp thòi nhắc nhở người dân, những người thu gom nếu họ vi phạm các quy định.
Đầu tư kinh phí mua các trang thiết bị lao động, bảo hộ lao động ban đầu cho mô hình hoạt động, hỗ trợ các xóm gặp khó khăn về kinh phí sửa chữa cá trang thiết bị hỏng hóc trong quá trình hoạt động.
Thông qua các buổi họp thôn, xóm tuyên truyền, nhắc nhỏ người dân cách phân loại rác và các kinh nghiệm ở những nơi đã thực hiện thành công mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng.
Sự tham gia của người dân địa phương:
Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi ích từ việc thực hiện mô hình này.
Chính vì vậy, họ sẽ tích cực hơn trong việc phân loại rác tại nguồn cũng như giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Họ có thể tham gia vào việc quản lý, giám sát bằng cách nhắc nhở, tố giác những người thiếu ý thức, đổ rác không đúng nơi quy định. Giám sát những người thu gom rác, nếu có vi phạm xảy ra họ kịp thời báo cho trưởng xóm biết để kịp thời nhắc nhở.
Người dân còn được tạo thêm thu nhập từ việc thực hiện mô hình khi tham gia vào vị trí người thu gom. Hàng tháng họ sẽ được trả một khoản thu nhập. Mặt khác, họ cũng có thêm khoản thu khác từ việc phân loại rác và bán lại những loại rác có thể tái chế, tái sử dụng.
Người dân được tham gia sinh hoạt để được học hỏi kiến thức về phân loại rác tại nguồn, Tham gia đóng góp ý kiến về khối lượng rác và thời gian thu gom để mô
86 hình hoạt động phù hợp với từng thôn, xóm.
3.2.4.1. Mục tiêu của mô hình
Mô hình này nhằm mục tiêu trước tiên và quan trọng nhất là tạo ra môi trường sống trong lành cho người dân xã Phù Đổng.
Tạo thu nhập cho một số người dân trong xã.
Làm đẹp mỹ quan đường làng, ngõ xóm.
Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nói chung và giữ gìn vệ sinh đường làng ngõ xóm nói riêng.
3.2.4.2. Các hoạt động được tiến hành để thực hiện mô hình
Để thực hiện mô hình này, ủy ban nhân dân xã Phù Đổng đã đứng ra triệu tập các trưởng thôn, xóm để bàn bạc, nhất quán thông qua những việc cần làm.
a. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn chỉ đạt 75-85%. Vẫn còn khối lượng lớn chất thải rắn chưa được thu gom xử lý triệt để, vẫn còn vứt bừa bãi xuống kênh mương, ao hồ; chôn lấp trong vườn nhà hoặc đốt. Nguyên nhân là do thói quen và ý thức của người dân chưa cao. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn xã Phù Đổng thì biện pháp cần quan tâm đó là nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là thói quen phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Phải tiến hành tuyên truyền, phổ biến để người dân làm quen với cách phân loại chất thải rắn để đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn triệt để trong tương lai.
Chất thải rắn được phân loại và thu gom theo 3 loại: chất thải rắn hữu cơ,chất thải rắn tái chế và chất thải rắn vô cơ. Trong đó:
- Phần hữu cơ: chất thải từ chăn nuôi, trồng chọt, vỏ rau củ quả … tại các hộ gia đình sẽ được tách phần chất thải lỏng sau đó đổ vào các hầm biogas, bán chất thải rắn chăn nuôi cho cơ sở nuôi giun quế, ba ba tại xã.
- Phần chất thải rắn tái chế: giấy, bao bì carton, kim loại, nhựa… sẽ được tập trung lại và bán cho các cơ sở tái chế, tăng them thu nhập cho gia đình. Riêng mùn cưa, mẫu gỗ nhỏ được tận dụng để đun nấu hoặc bán cho các cơ sở nuôi trồng nấm…
87
- Phần chất thải rắn vô cơ: sẽ được thu gom, vận chuyển đến các điểm tập kết, sau đó được chuyển đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh huyện.
Người dân là người trực tiếp được hưởng lợi ích từ việc thực hiện mô hình này.
Chính vì vậy, họ sẽ tích cực hơn trong việc phân loại rác tại nguồn cũng như giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Người dân tham gia vào việc quản lý, giám sát bằng cách nhắc nhở, vận động, tố giác những người thiếu ý thức, đổ rác không đúng nơi quy định. Giám sát những người thu gom rác, nếu có vi phạm xảy ra họ kịp thời báo cho trưởng xóm biết để kịp thời nhắc nhở.
Người dân còn được tạo thêm thu nhập từ việc thực hiện mô hình khi tham gia vào vị trí người thu gom. Hàng tháng họ sẽ được trả một khoản thu nhập. Họ cũng có thêm khoản thu khác từ việc phân loại rác và bán lại những loại rác có thể tái chế, tái sử dụng. Mặt khác, họ cũng giảm được chi phí khi sử dụng khí đốt bằng hầm biogas, tăng thêm thu nhập khi bán phân chuồng cho các cơ sở nuôi giun quế, cơ sở ủ đất dinh dưỡng.
Người dân được tham gia sinh hoạt để được học hỏi kiến thức về phân loại rác tại nguồn. Tham gia đóng góp ý kiến về khối lượng rác và thời gian thu gom để mô hình hoạt động phù hợp với từng thôn, xóm.
b. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn
Giải pháp quy hoạch các điểm tập kết chất thải rắn
Phương thức thu gom, vận chuyển vận chuyển chủ đạo trên địa bàn xã Phù Đổng bao gồm các loại hình như sau:
Các thôn tự tổ chức thu gom vận chuyển đến các điểm tập kết rác của xã:
Phương tiện thu gom cỡ nhỏ thu gom chất thải rắn tại các bãi tập kết rác tạm sau đó vận chuyển đến bãi rác của xã. Tại các bãi tập kết này đều quá tải, gây mất vệ sinh, làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông. Vì vậy, cần đề xuất thêm các điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt tại các xã này. Trung bình mỗi xóm cần quy hoạch 1 điểm tập kết rác. Các tiêu chí đối với các điểm tập kết rác:
- Gần các nguồn phát sinh chất thải rắn;
88
- Gần đường giao thông chính đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan khu vực.
- Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh tới các khu vực lân cận, tốt nhất là cuối hướng gió chủ đạo. Khoảng cách ly vệ sinh của điểm tập kết phải trên 20m.
- Diện tích đất đai đủ rộng để đủ tập kết rác, từ 20 - 50 m2.
- Khu vực dự kiến xây dựng điểm tập kết có mực nước ngầm thấp, khả năng chịu tải của đất tốt, xa các nguồn nước mặt, và có lớp đất sét cách nước.
Đầu tư trang thiết bị
- Cần phải tăng cường, đầu tư thêm phương tiện, trang thiết bị… để phục vụ tốt cho công tác thu gom nhằm đáp ứng về việc gia tăng dân số từ nay đến năm 2025. Cụ thể:
+ Cần cải tiến phương tiện thu gom theo hướng cơ giới hóa, thay đổi tất cả các xe đẩy bị hỏng của lực lượng thu gom chất thải rắn.
+ Với khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn ngày càng lớn, số lượng công nhân hiện nay là không đủ, cần tăng cường số lượng công nhân và vệ sinh viên đảm bảo việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn hoàn thành tốt
- Việc thu gom rác là một công việc nặng và độc hại cần phải đảm bảo đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân và có một chính sách hợp lý cho công nhân trong việc bảo vệ sức khỏe trong lao động. Cụ thể như sau: dụng cụ làm việc của công nhân cần được trang bị đầy đủ, bao gồm quần áo bảo hộ, găng tay, cuốc, xẻng, chổi, xe gom rác, thùng chứa rác...
c. Giải pháp xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn không phân hủy: Hướng dẫn nhân dân không được vứt ra nơi công cộng, thu gom tập trung lại một chỗ. Tổ thu gom rác sẽ đến từng hộ gia đình, cơ sở để thu gom tập kết về các điểm tập kết để xe chuyên dụng của các đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quy hoạch chi tiết xây dựng khu chôn lấp chất thải rắn tại thôn Phù Đổng 2 (giáp tỉnh Bắc Ninh). Dự kiến năm 2020 sẽ đi vào hoạt động, góp phần giảm áp lực của chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện nói chung và xã nói riêng.
89
Tận dụng lại hoặc bán phế liệu những loại có thể tái chế, tái sử dụng như: kim loại, giấy, cao su, nhựa,..
Chất thải rắn dễ phân hủy: Ủy ban nhân dân hỗ trợ các hộ dân xử lý rác thải chăn nuôi như cho vay vốn xây hầm biogas, xây bể chứa phân hợp vệ sinh… Cần lưu ý thu gom phân vào một đống trước khi rửa chuồng đối với chăn nuôi tại các hộ gia đình trong khu dân cư. Việc này sẽ làm giảm lượng phân ra cống rãnh, giảm cản trở dòng chảy.
Bên cạnh đó, mô hình phát triển kinh tế tại địa phương như nuôi giun quế, ba ba cần được mở rộng. Cán bộ xã vận động các hộ gia đình nuôi gia súc kết hợp nuôi giun quế, ba ba bằng cách tuyên truyền, hướng dẫn, truyền đạt cho người dân các kỹ thuật xây dựng mô hình, bên cạnh đó cũng thực hiện các biện pháp pháp chế bắt buộc người dân phải tham gia mô hình xử lý chất thải rắn.
Chi phí thực hiện mô hình thấp, dễ thực hiên phù hợp với các hộ gia đình. Cán bộ tại địa phương hướng dẫn cho gia đình có điều kiện thì phát triển theo hộ, gia đình không có điều kiện thì phát triển mô hình theo nhóm vừa và nhỏ phù hợp từng vùng.
Mô hình ủ phân biogas, nuôi giun quế đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân.
Người dân ủ biogas lấy khí đốt sinh hoạt, giảm được chi phí khí đốt hang ngày, bã phân biogas dùng để nuôi giun quế, bón cho cây trồng. Hàng ngày, 1m2 giun quế tiêu thụ 15kg phân/ngày. Đây là 1 lượng phân lớn được tận dụng trong phát triển kinh tế, mang lại lợi nhuận cho người dân và giảm sức ép cho môi trường. Các hộ gia đình chăn nuôi gia súc khác có thể bán lượng chất thải chăn nuôi cho hợp tác xã nhằm tăng thu nhập, giảm lượng xả thải trực tiếp, bảo vệ môi trường.
Chính quyền địa phương tìm hiểu và liên hệ tới các trung tâm tiêu thụ sản phảm mà người dân đã làm ra như giun quế, đất dinh dưỡng, phân bón… giúp cho người dân yên tâm phát triển mô hình kinh tế từ chất thải rắn. Giải quyết vấn đề chất thải rắn ngày càng tăng tại địa phương.
Đây là mô hình có tính duy trì, bền vững, lâu dài, phát triển kinh tế cho người dân từ chất thải. Mô hình này cần được mở rộng nhằm phát triển kinh tế cho người dân và bảo vệ môi trường.