Giới thiệu chung về chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 21 - 24)

Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại...

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa, xương động vật, tre gỗ, rơm rạ, giấy, nilon…

1.2.2. Tác động của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng a. Ô nhiễm môi trường nước

Các loại CTRSH, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là

13

chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng nhƣ CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian này đều gây mùi thối và là độc chất. Bên cạnh đó, đây còn là môi trường phát triển cho vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.

Nếu CTRSH có chƣa nhiều thành phần kim loại thì nó gây nên hiện tƣợng ăn mòn trong môi trường nước. Sau đó quá trình oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước. Những chất thải độc như Hg, Pb, hoặc các chất thải phóng xạ còn nguy hiểm hơn.

Ngoài ra, CTRSH có thể bị cuốn trôi theo dòng nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh, rạch… sẽ làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt. Mặt khác, lâu dần CTR tích tụ sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nước... Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái trong các ao hồ bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thương hàn… ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. [14]

b. Ô nhiễm môi trường đất

Các chất thải hữu cơ phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện yếm khí và háo khí khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra H2O, CO2. Nếu là yếm khí, thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2, gây độc cho môi trường. Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất khiến rác thải không trở thành ô nhiễm. Nhưng với lượng rác thải quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chạy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm. Khi nước ngầm bị ô nhiễm thì khó có thể khôi phục lại đƣợc.

Đặc biệt hiện nay, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong

14

đất, hạn chế mạnh đến quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút [25].

c. Ô nhiễm môi trường không khí

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2. Các CTRSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (tốt nhất là 35oC và độ ẩm 70 = 80 %), sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí. Các bãi rác, nhất là các loại rác thải thực phẩm, nông phẩm, nếu không đƣợc xử lý kịp thời và đúng kỹ thuật, sẽ bốc mùi hôi thối [25].

d. CTRSH gây hại cho sức khỏe cộng động

Trong thành phần CTRSH thông thường, hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và giảm mỹ quan môi trường sống.

Những người tiếp xúc thường xuyên với rác thải như những người làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác rất dễ mắc các bệnh nhƣ viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng và ngoài da, phụ khoa. Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua những trung gian truyền bệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật, có thể trở thành dịch. Ví dụ điển hình nhất là dịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàng nghìn người vào những năm 30 – 40 của thế kỷ X. Người ta đã tổng kết rác thải gây ra 22 loại bệnh cho con người. Điển hình là rác plastic (nilon) là nguyên nhân gây ra ung thƣ cho súc vật ăn cỏ. Hơn thế nữa khi đốt plastic ở 1.200oC nó sẽ biến đổi thành dioxin gây quái thai ở người.

Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật khi bị thối rữa phát tán hơi có

15

chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập mạnh gây ảnh hưởng xấu tới những người mắc bệnh tim mạch. [16]

Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại một cách hợp lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)