Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

34

2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

Đây là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp, cụ thể là nghiên cứu các Luật định, quy định của địa phương, thống kê, thu thập số liệu, làm cơ sở để đối chiếu với tình hình thực tế tại địa phương. Bao gồm các tài liệu, báo cáo về đặc điểm tự nhiên - xã hội, đất đai, lao động, việc làm tại các cơ quan cấp huyện:

Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nội vụ..., đặc biệt tìm hiểu chi tiết đối với các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện thu gom, xử lý rác thải hàng năm.

Ngoài ra tác giả còn tham khảo một số luận án, luận văn nghiên cứu, các tài liệu, bài báo trên Internet đánh giá hiện trạng, tiềm năng; nghiên cứu công nghệ; thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; quản lý dịch vụ công... để thấy đƣợc các quan điểm, từ đó hệ thống cơ sở lý thuyết và tham khảo, xây dựng luận văn đảm bảo logic và khả thi.

2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

Phương pháp này nhằm kiểm tra lại các thông tin đã thu thập được từ các tài liệu thứ cấp. Phỏng vấn người dân về tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn và tình hình sử dụng năng lƣợng tại hộ gia đình.

Điều tra bằng bảng hỏi:

Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên quy mô huyện nên khó có thể điều tra đƣợc tất cả các hộ, do vậy chọn mẫu đại diện gồm 120 hộ đƣợc lựa chọn tại 3 xã, thị trấn trong tổng số 18 xã, thị trấn của huyện. Việc lựa chọn xã điều tra dựa theo mức sống để phân chia gồm có:

Nhóm 1: Khu vực có mức sống cao (thị trấn Quế, Nhật Tân, Ngọc Sơn, Thanh Sơn, Thi Sơn, Ba Sao)

Nhóm 2: Khu vực có mức sống trung bình (Tƣợng Lĩnh, Lê Hồ, Đồng Hóa, Tân Sơn, Văn Xá, Nhật Tựu, Nguyễn Úy, Đại Cương)

Nhóm 3: Khu vực có mức sống thấp ( Hoàng Tây, Khả Phong, Liên Sơn, Thụy Lôi).

35

Tại mỗi nhóm, tiến hành phỏng vấn 40 hộ gia đình dựa trên mức sống, nghề nghiệp và thu nhập chính của hộ gia đình theo kết quả điều tra mức sống của các hộ gia đình tại các xã. Việc lựa chọn mẫu đảm bảo trong một xã có đủ các nhóm nghề nghiệp bao gồm nhóm công chức, viên chức, nhóm kinh doanh, buôn bán, nhóm sản xuất tiểu thủ công, nhóm nông nghiệp.

Sử dụng bảng câu hỏi với mục đích điều tra nhằm điều tra, đánh giá về nhận thức chung của người dân về vấn đề phát sinh, xử lý rác thải và ảnh hưởng của rác thải đến môi trường đồng thời xác định nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân.

Phỏng vấn sâu:

Phỏng vấn sâu được thực hiện với cán bộ quản lý môi trường và một số người dân để thu thập thêm thông tin ngoài bảng hỏi.

Đối với cán bộ quản lý môi trường, phỏng vấn về tổng lượng phát sinh CTRSH, tình hình thu gom và xử lý trên địa bàn; phương pháp thu gom, hình thức vận chuyển rác thải sinh hoạt, biến động CTRSH qua các năm.

2.4.3. Phương pháp đếm tải

Sử dụng để tính toán khối lƣợng và mức phát thải bình quân CTRSH huyện Kim Bảng. Trong phương pháp này số lượng xe thu gom, đặc điểm và tính chất của chất thải tương ứng (loại chất thải, khối lượng riêng…) được ghi nhận trong một thời gian nhất định. Cụ thể, thực hiện 03 đợt thực nghiệm vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 năm 2016; mỗi đợt theo dõi trong 1 tuần. Kết quả thu đƣợc trong 03 đợt lấy giá trị trung bình. Lựa chọn ra 03 xã đại diện cho 03 nhóm xã, thị trấn có mức sống khác nhau để nghiên cứu.

Nhóm 1- mức sống cao: Địa điểm lựa chọn nghiên cứu là thị trấn Quế.

Nhóm 2- mức sống trung bình: Địa điểm lựa chọn nghiên cứu là xã Văn Xá.

Nhóm 3- mức sống thấp: Địa điểm lựa chọn nghiên cứu là xã Thụy Lôi.

2.2.4. Phương pháp xác định thành phần CTRSH

- Lấy mẫu rác thải trên địa bàn huyện để xác định thành phần của chất thải rắn phát sinh, cụ thể nhƣ sau:

+ Lấy 100 kg rác từ xe thu gom, rải đều cho bớt nước,

36 + Trộn đều CTR, đánh đống theo hình nón

+ Chia hình nón thành 4 phần bằng nhau, lấy 2 phần đối diện và tiếp tục tiến hành nhƣ vậy để giảm khối lƣợng rác.

+ Tiến hành phân loại thủ công và bỏ từng phần vào khay riêng, sau đó cân khay, ghi số lƣợng và ƣớc tính tỷ lệ phần trăm các thành phần. Mỗi nhóm lấy 2 mẫu sau đó lấy giá trị trung bình.

Nhóm 1- mức sống cao: Lấy mẫu tại khu vực Tổ 4 thị trấn Quế và xóm 6 xã Thi Sơn.

Nhóm 2- mức sống trung bình: Lấy mẫu tại thôn Siêu Nghệ xã Nhật Tựu và thôn Quang Thừa xã Tƣợng Lĩnh.

Nhóm 3- mức sống thấp: Lấy mẫu tại thôn Do Lễ xã Liên Sơn và xóm 6 xã Khả Phong.

2.2.5 Phương pháp xác định khối lượng riêng CTRSH Lấy mẫu, xỏo đều mẫu bằng “kĩ thuật ẳ”.

+ Đổ nhẹ mẫu CTRSH vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất là thùng có thể tích 100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng.

+ Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30cm và thả rơi tự do xuống 4 lần.

+ Đổ nhẹ mẫu CTRSH vào thùng thí nghiệm để bù vào phần chất thải đã nén xuống.

+ Cân và ghi khối lƣợng của cả vỏ thùng thí nghiệm và CTRSH.

+ Trừ khối lƣợng cân đƣợc ở trên cho khối lƣợng của vỏ thùng thí nghiệm ta đƣợc khối lƣợng của CTRSH thí nghiệm.

+ Chia khối lƣợng CTRSH cho thể tích của thùng thí nghiệm ta đƣợc khối lƣợng riêng của CTRSH.

+ Lập lại thí nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị trung bình.

2.2.6 Phương pháp xác định tiềm năng nhiệt trị CTRSH

Nhiệt trị là giá trị đo lường của nhiệt tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị trọng lƣợng nhiên liệu (Q). Nhiệt trị tạo ra khi đốt CTR phụ thuộc vào:

- Độ ẩm của rác

37

- Thành phần cháy đƣợc và không cháy đƣợc.

Có thể xác định nhiệt trị của rác theo công thức Dulông:

Q = 2,326 [ 145C + 610 ( H2 – 1/8 O2) +40S +10N ] (KJ/Kg)

Trong đó: C - lƣợng cácbon tính theo %; H - lƣợng hydro tính theo %;

O - lƣợng oxy tính theo %; S - lƣợng sunfua tính theo %; N - lƣợng nitơ tính theo

%.

Do thời gian và kinh phí cho nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn tham khảo giá trị nhiệt trị các thành phần của CTRSH tính với độ ẩm trung bình từ nguồn Nguyễn Văn Phước 2008, Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, NXB Xây dựng, Hà Nội. Từ đó tiềm năng nhiệt lƣợng của CTRSH bằng khối lƣợng của từng thành phần cháy sinh năng lượng nhân với nhiệt trị tương ứng của từng thành phần.

2.2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Căn cứ kết quả điều tra và thực trạng phát sinh CTR sinh hoạt của huyện Kim Bảng, sử dụng các phần mềm phổ biến nhƣ Excel để phân tích, tính toán khối lượng CTRSH phát sinh; các thông số công nghệ chính ảnh hưởng đến quá trình thu hồi sản phẩm; tiềm năng nhiệt trị…

2.2.8. Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của từng đô thị đƣợc dựa trên các yếu tố sau:

Dân số và tốc độ tăng dân số;

Các điều kiện kinh tế - xã hội, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại từng vùng kinh tế;

Phong tục tập quán trong việc sử dụng hàng hoá.

38 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)