Bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 50 - 54)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH huyện Kim Bảng

3.1.2. Bộ máy quản lý

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định, đƣợc giao, bộ máy quản lý nhà nước đối với dịch vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt huyện Kim Bảng được bố trí nhƣ sau:

Hộ gia đình, cá nhân

Nhà máy xử lý Bể trung chuyển Rác thải sinh hoạt, rác thải thông thường

Cơ sở sản xuất kinh doanh, chợ…

Cơ quan, công sở, trường học…

Vận chuyển Xả thải

Bốc xúc

Thu gom

42

Hình 3.2. Mô hình quản lý dịch vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt huyện Kim Bảng

Công tác quản lý nhà nước.

Trên cơ sở sự phân cấp quản lý, các quy định của pháp luật, cơ chế, chính sách của tỉnh, UBND huyện Kim Bảng là một cấp quản lý nhà nước, được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý nhà nước các lĩnh vực trên địa bàn, trong đó có dịch vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, đƣợc UBND tỉnh phân bổ ngân sách để thực hiện hàng năm.

43

Tại huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn được UBND huyện giao nhiệm vụ chủ trì, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dịch vụ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt và đƣợc cấp kinh phí từ ngân sách do tỉnh phân bổ. Công tác quản lý thể hiện cụ thể ở việc ký hợp đồng, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán với doanh nghiệp thực hiện dịch vụ đƣợc tỉnh chỉ định (khâu bốc xúc, vận chuyển và xử lý); thường xuyên báo cáo, kịp thời tham mưu giúp UBND huyện định hướng, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề phát sinh. Công tác giám sát được thực hiện có sự phối hợp của chính quyền địa phương bằng việc kiểm soát khối lƣợng, tần suất bốc xúc, vận chuyển và xử lý của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở để lập hồ sơ thanh quyết toán cho doanh nghiệp hàng quý và cả năm đảm bảo chính xác, đúng quy định của pháp luật.

Tại cấp xã, UBND là nơi thực thi các chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của cấp trên, trọng tâm là UBND huyện. Cá nhân quản lý trực tiếp gồm: Lãnh đạo UBND xã, công chức tài chính - ngân sách, công chức tài nguyên môi trường.

Nhiệm vụ chính của cán bộ chuyên môn là phối hợp quản lý, giám sát khối lƣợng rác thải đƣợc bốc xúc, vận chuyển, xử lý; hoạt động thu gom rác thải của đội vệ sinh và tham mưu, đôn đốc thu phí vệ sinh, hướng dẫn quản lý, sử dụng nguồn thu theo quy định.

Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và tổ chức thành viên.

Với chức năng, nhiệm vụ đƣợc quy định, Mặt trận Tổ quốc huyện Kim Bảng đã giám sát việc thực hiện của cơ quan nhà nước cùng cấp, của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ xử lý rác thải; xem xét, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân, đề xuất với Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Bên cạnh đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc là cầu nối thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức chấp hành chủ trương chính sách, quy định của nhà nước, đồng thời xây dựng nếp sống văn minh, ý thức cộng đồng, trách nhiệm của từng người dân trong bảo vệ môi trường sống xung quanh.

44

Người dân tham gia quản lý, giám sát dịch vụ.

Dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt huyện Kim Bảng đƣợc nhân dân quản lý, giám sát từ khâu phân loại rác tại nguồn, thu gom của đội vệ sinh và hoạt động bốc xúc, vận chuyển của doanh nghiệp. Đối với việc xử lý tại các nhà máy, người dân ủy quyền cho Hội đồng nhân dân các cấp theo dõi, báo cáo định kỳ. Những ý kiến đóng góp đƣợc nhân dân phản ánh tại các kỳ tiếp xúc cử tri, họp Hội đồng nhân dân để cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp thu, giải trình, sửa đổi từ cơ chế, chính sách, phương pháp quản lý, cách thức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng và sự phát triển của dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt.

Sự quản lý của bản thân tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.

Đội vệ sinh của xã, thị trấn là tập hợp những lao động trên địa bàn từng đơn vị thôn, xóm, tổ dân phố có nhu cầu thực hiện nhiệm vụ thu gom rác thải sinh hoạt từ khu dân cư đến bể trung chuyển; phụ cấp được hưởng dựa trên sự thỏa thuận với cộng đồng dân cư (đại diện là trưởng thôn, xóm hoặc tổ trưởng dân phố) phù hợp với lƣợng kinh phí thu phí vệ sinh. Chất lƣợng, tần suất thu gom là yếu tố quan trọng để đánh giá công tác vệ sinh môi trường nông thôn, đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả thu phí vệ sinh của tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn. Việc thu gom kịp thời, đảm bảo sạch sẽ giúp việc thu phí vệ sinh thuận lợi, dễ dàng; cùng với đó người dân giao nộp đầy đủ phí vệ sinh là đảm bảo thu nhập của người lao động đƣợc ổn định, từ đó tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân đƣợc nâng cao. Để đạt được kết quả đó, mỗi người lao động trước hết phải đề ra mục tiêu, phương thức nhằm thực hiện tốt công việc của mình, đồng thời cùng cộng đồng dân cƣ tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác phân loại rác thải.

Đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ: Thực hiện chức năng quản lý theo cấp lãnh đạo quản trị của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu về kinh tế (lợi nhuận) và mục tiêu xã hội, là điều kiện tiên quyết, quan trọng để phát triển dịch vụ cả chiều rộng và chiều sâu. Doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ không chỉ trên địa bàn huyện Kim Bảng mà còn thực hiện trên các huyện, thành phố khác của tỉnh Hà Nam. Với dịch vụ xử lý rác thải sinh hoạt ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, các

45

doanh nghiệp hiện đang cung ứng dịch vụ là doanh nghiệp tƣ nhân vừa và nhỏ, đang trong quá trình tiếp cận, từng bước thay đổi về quản lý để thích nghi, phấn đấu là những đơn vị hoạt động chuyên nghiệp, bài bản, gắn bó và thực hiện lâu dài trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)