Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trong phạm vi huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam.

* Giới thiệu tổng quát phạm vi nghiên cứu.

Hình 2.1. Bản đồ vị trí huyện Kim Bảng trong tỉnh Hà Nam

Huyện Kim Bảng nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 60 Km. Diện tích tự nhiên là 17.540 ha chiếm 20,38 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam. Vị trí địa lý:

Phía bắc giáp huyện Ứng Hoà, Thành phố Hà Nội.

Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.

Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

30

Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Toàn huyện có 16 xã và 02 thị trấn. Thị trấn Quế là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của huyện, cách thành phố Phủ Lý khoảng 6 Km về phía Đông Nam.

Huyện Kim Bảng nằm gần Quốc lộ 1A, có các tuyến Quốc lộ 21A, 21B, 38 chạy qua. Đây là một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Kim Bảng là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam.

Địa hình.

Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây nên có địa hình đa dạng. Phía Bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía Tây Nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét.

- Vùng tả ngạn sông Đáy: Tổng diện tích 8.266,97 ha (chiếm 44,29 % diện tích đất tự nhiên của huyện) gồm địa bàn 13 xã, thị trấn. Đây là vùng đồng bằng lớn nhƣng địa hình thấp, nhiều ô trũng, độ cao trung bình +2m nơi thấp nhất +1,5m đến +1,7m.

- Vùng hữu ngạn sông Đáy: Diện tích 10.395,65 ha (chiếm 55,71 % tổng diện tích tự nhiên) bao gồm 6 xã và một thị trấn. Đây là vùng bán sơn địa có những cánh đồng lớn nhỏ khác nhau nằm ven sông Đáy và xen kẽ thung lũng đá vôi nhƣng diện tích nhỏ. Do đặc điểm riêng, dải đồi núi kéo dài suốt phía Tây của huyện có nguồn gốc caxtơ nên đã tạo ra nhiều hang động, hồ đầm độc đáo có giá trị để phát triển du lịch.

Tình hình đất đai, khí hậu, thủy văn.

- Đất đai: Tổng diện tích toàn huyện là 17.540 ha. Trong những năm gần đây, cơ cấu đất đai của huyện Kim Bảng có sự biến động theo xu hướng: diện tích đất nông nghiệp, đất chƣa sử dụng giảm dần do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển của các ngành kinh tế. Đất nông nghiệp giảm từ 65,45 % năm 2011 xuống còn 64,5 % năm 2015, bình quân giảm 0,24 %/năm; đất chƣa sử dụng giảm từ 4,8 % năm 2011 xuống còn 4,2 % năm

31

2015, bình quân 0,15 %/năm. Đất phi nông nghiệp tăng từ 29,75 % năm 2011 lên 31,3 % năm 2015, bình quân tăng 0,39 %/năm.

- Khí hậu: Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng:

nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 24,350C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 15,50C và cao nhất vào tháng 6 là 30,20C. Lƣợng mƣa trung bình trong năm là 1.641 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 81,5 %.

- Thuỷ văn: Huyện Kim Bảng có 02 con sông lớn chảy qua là sông Đáy và sông Nhuệ với mạng lưới kênh mương tương đối dày đặc.

+ Sông Đáy có lượng nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước chính cho các xã thuộc huyện qua các trạm bơm, cống ven sông. Chiều dài sông chạy qua huyện 22,3 km.

+ Sông Nhuệ là sông đào nối sông Hồng tại Hà Nội và hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý, đoạn qua huyện Kim Bảng dài 4,8 km. Sông có tác dụng tiêu nước nội vùng đổ ra sông Đáy vào mùa mưa và tiếp nước cho sản xuất vào mùa khô.

Ngoài 2 sông chính, huyện còn có mạng lưới các sông ngòi kênh mương nhỏ với các ao, hồ, đầm là nguồn bổ sung và dự trữ rất quan trọng khi mực nước các sông chính xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô hạn.

Nhìn chung mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, dộ dốc các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây gập úng cục bộ cho vùng ven núi và vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

Đặc điểm kinh tế.

Kinh tế ngành nông nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm đi nhanh chóng thay vào đó là phát triển nhanh ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Tính đến năm 2014, ngành công nghiệp - xây dựng (công nghiệp vật liệu xây

32

dựng, chế biến nông sản, thai thác khoáng sản,...) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của huyện 65,6 %, tiếp đến là ngành dịch vụ (20,9 %).

CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

17,1 16,9

14,9 13,7

65,1 65,3 65,6 65,4

17,8 20,2 19,3 20,9

0 10 20 30 40 50 60 70

2011 2012 2013 2014

Nông - lâm - thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ

Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế huyện Kim Bảng giai đoạn 2011 - 2014 Hiện nay, có 06 xã đƣợc công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới; phấn đấu đến hết năm 2016, huyện Kim Bảng đạt chuẩn Nông thôn mới (trên 75 % số xã đƣợc công nhận). Kim Bảng cũng đã quy hoạch khu vực chế biến vật liệu xây dựng với 05 nhà máy xi măng, khoảng 60 doanh nghiệp khai thác khoáng sản và xây dựng cơ sở hạ tầng 03 cụm công nghiệp (Cụm Biên Hòa, Thi Sơn, Nhật Tân với 51 doanh nghiệp) góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng đang từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (như giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch...), hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, du lịch tâm linh nhƣ khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao, chùa Bà Đanh - Núi Ngọc, Ngũ động Thi Sơn, đền Bà Lê Chân... nhằm phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn.

GDP bình quân đầu người của huyện là 12,11 triệu đồng năm 2010, tăng lên 16,2 triệu đồng năm 2012 và năm 2014 là 20,8 triệu đồng [7].

Đặc điểm xã hội.

Tính đến năm 2015, dân số của huyện Kim Bảng là 119.368 người, trong đó thành thị là 10.862 người chiếm là 9,1 %, nông thôn là 108.506 người chiếm 90,9%.

33

Tỷ lệ dân số nam và nữ của huyện không thay đổi nhiều so với các năm. Tính trung bình tỷ trọng nam, nữ chênh nhau khoảng 3,4 % nhưng tỷ trọng nữ có xu hướng giảm dần, năm 2015 dân số nữ chiếm 51,7 % dân số toàn huyện.

Trong những năm gần đây, tình hình lao động huyện Kim Bảng có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ lao động nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm, cụ thể: nếu như năm 2011 tổng số lao động nhóm ngành này là 16.981 người (chiếm 30,1 % trong cơ cấu lao động toàn huyện) thì sang năm 2015 con số này là 15.455 người (chiếm 27,2 %). Sự giảm tương đối cơ cấu lao động trong nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản kéo theo đó là tỷ lệ lao động khối ngành công nghiệp, xây dựng và khối ngành thương mại, dịch vụ tăng lên. Đối với ngành công nghiệp, xây dựng tỷ lệ lao động đã tăng từ 45,19 % năm 2011 lên 45,5 % năm 2015.

Các con số tương ứng đối với khối ngành thương mại, dịch vụ là 24,71 % năm 2011 và 26,6 % năm 2015.

Tỷ lệ hộ nghèo cũng có xu hướng giảm đáng kể từ 11,3 % năm 2011 đã giảm xuống 3,17 năm 2015 [7].

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống đƣợc đề cao và phát huy, đời sống văn hóa có bước khởi sắc. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiếp tục đƣợc nhân rộng, đi vào chiều sâu, có 90 % gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Tính đến nay, toàn huyện có 172/179 làng văn hóa.

Công tác xã hội hóa đầu tư cho giáo dục như: xây dựng trường, lớp học, trang thiết bị dạy và học được quan tâm. Toàn huyện có 43/59 trường chuẩn quốc gia, đạt 73 %. Tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,5 %, bậc trung học cơ sở đạt 94 %, trung học phổ thông 68,5 %. Đội ngũ giáo viên từng bước bổ sung về số lƣợng và nâng dần về chất lƣợng. Huyện có 01 Trung tâm Dạy nghề, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 04 Trường trung học phổ thông.

2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu

Chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình cá nhân; hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư; các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp; chợ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)