Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Khối lƣợng phát sinh và phân loại thành phần CTRSH huyện Kim Bảng

3.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

Hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của các ngành tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng, kéo theo CTR sinh hoạt cũng ngày một nhiều hơn.

CTR sinh hoạt thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng nhƣ tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đó lƣợng rác thải chiếm khối lƣợng lớn nằm chủ yếu ở các khu dân cư; chợ; các cơ quan, trường học; doanh nghiệp; bệnh viện; khu công cộng.

Hình 3.3. Nguồn phát sinh CRTSH 3.2.2. Khối lƣợng CTRSH trên địa bàn huyện Kim Bảng

Trong những năm gần đây lƣợng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Bảng ngày càng gia tăng và là một trong những vấn đề bức thiết mà huyện cũng nhƣ tỉnh Hà Nam đang phải đối mặt và cần có những biện pháp giải quyết nhanh chóng.

3.2.2.1. Mức phát thải trung bình/người/ngày

Từ các thông tin điều tra, phỏng vấn sâu về tình hình thu gom và xử lý trên địa bàn; phương pháp thu gom, hình thức vận chuyển rác thải sinh hoạt, tác giả có thể nắm bắt đƣợc đặc điểm của các đơn vị xã. Từ đó tiến hành khảo sát và tính toán tính toán khối lƣợng phát thải trung bình của các xã. Kết quả nghiên cứu tính toán đối với 3 đơn vị xã đại diện cho 3 nhóm xã có mức sống cao, mức sống trung bình và mức sống thấp nhƣ sau:

CTR Sinh Hoạt Khu dân cƣ

Công viên, khu công cộng

Bệnh viện

Trường học Cơ quan Chợ,

bến xe

Doanh nghiệp

48 Nhóm 1- mức sống cao ( thị trấn Quế)

Thị trấn Quế gồm 07 tổ dân phố với 07 điểm tập kết rác thải. Tần suất thu gom:

+ 2 lần/ tuần đối với tổ 1,2,3 với tổng số xe thu gom từ 7-9 xe/lần.

+ 3 lần/ tuần đối với tổ 4,5,6,7 với tổng số xe thu gom từ 18-20 xe/lần (bao gồm cả xe thu gom khu vực chợ Quế).

Kết quả tính toán xác định khối lƣợng CTRSH trung bình của khu vực có mức sống cao thể hiện trọng bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm xác định khối lượng CTRSH trung bình của khu vực có mức sống cao năm 2016

STT

Thời điểm khảo sát

Số xe thu gom/tuần

(1)

Thể tích trung bình/xe

(m3) (2)

Khối lƣợng trung bình/m3

CTRSH ( Kg)

(3)

Khối lƣợng trung bình/xe

(Kg) (4)

Mức phát thải trung bình/ tuần

(Kg) (5)

1 Tháng 3 73 0,82 289 236,98 17.299,54

2 Tháng 6 69 0,83 295 244,85 16.894,65

3 Tháng 9 71 0,75 292 219 15.549

Trung bình 16.581

Với (4) = (2) x (3) (5) = (1) x (4)

Nhƣ vậy trung bình 1 tuần thị trấn Quế phát sinh khoảng 16.581 Kg CTRSH Với số dân là 5.288 người

 Khối lượng phát thải bình quân là 0,453 Kg/người/ngày Nhóm 2- mức sống trung bình (xã Văn Xá)

Xã Văn Xá gồm 09 xóm. Tần suất thu gom 2 lần/tuần với tổng số xe thu gom 25-28 xe/lần (bao gồm cả xe thu gom khu vực Chợ Chanh, Chợ Điền, Chợ Đặng).

49

Kết quả tính toán xác định khối lƣợng CTRSH trung bình của khu vực có mức sống trung bình thể hiện trọng bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm xác định khối lượng CTRSH trung bình của khu vực có mức sống trung bình năm 2016

STT

Thời điểm khảo sát

Số xe thu gom/tuần

Thể tích trung bình/xe

(m3)

Khối lƣợng trung bình/m3

CTRSH ( Kg)

Khối lƣợng trung bình/xe

(Kg)

Mức phát thải trung bình/ tuần

(Kg)

1 Tháng 3 52 0,84 290 243,6 12.667,2

2 Tháng 6 55 0,74 292 216,08 11.884,4

3 Tháng 9 51 0,82 288 236,16 12.044,16

Trung bình 12.198,58

Nhƣ vậy trung bình 1 tuần xã Văn Xá phát sinh khoảng 12.198,58 Kg CTRSH. Với số dân là 7.262 người.

 Khối lượng phát thải bình quân là 0,24 Kg/người/ngày Nhóm 3- mức sống thấp (xã Thụy Lôi)

Xã Thụy Lôi gồm 09 xóm. Tần suất thu gom 2 lần/tuần với tổng số xe thu gom từ 11-13 xe/lần. Kết quả tính toán xác định khối lƣợng CTRSH trung bình của khu vực có mức sống thấp thể hiện trọng bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm xác định khối lượng CTRSH trung bình của khu vực có mức sống thấp năm 2016

STT

Thời điểm khảo sát

Số xe thu gom/tuần

Thể tích trung bình/xe

(m3)

Khối lƣợng trung bình/m3

CTRSH ( Kg)

Khối lƣợng trung bình/xe

(Kg)

Mức phát thải trung bình/ tuần

(Kg)

1 Tháng 3 21 0,8 282 225,6 4.737,6

2 Tháng 6 24 0,78 277 216,06 5.185,44

50

3 Tháng 9 23 0,82 274 224,68 5.167,64

Trung bình 5.030,23

Nhƣ vậy trung bình 1 tuần xã Thụy Lôi phát sinh khoảng 5.030,23 Kg CTRSH.

Với dân số là 4.462 người

 định mức phát thải bình quân là: 0,161 kg/người/ngày.

3.2.2.2. Khối lƣợng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Kim Bảng Từ mức phát thải trung bình của các nhóm xã, thị trấn, cùng với dân số của từng đơn vị xã, tổng khối lƣợng CTRSH của huyện Kim Bảng đƣợc tính toán trong bảng 3.5 nhƣ sau:

Bảng 3.5. Kết quả tính toán xác định khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Kim Bảng năm 2016.

STT Đơn vị

Phát thải trung bình (Kg/người/ngày)

Số dân (người)

Khối lƣợng rác (Kg/ngày)

1 Thụy Lôi

0,161

4.462 718,382

2 Hoàng Tây 5.518 888,398

3 Khả Phong 5.974 961,814

4 Liên Sơn 3.891 626,451

5 Tƣợng Lĩnh

0,24

6.751 1.620,24

6 Nguyễn Úy 6.461 1.550,64

7 Đại Cương 7.286 1.748,64

8 Lê Hồ 8.602 2.064,48

9 Tân Sơn 9.540 2.289,6

51

10 Đồng Hóa 9.375 2.250

11 Nhật Tựu 4.516 1.083,84

12 Văn Xá 7.262 1.742,88

13 Ngọc Sơn

0,453

5.484 2.484,252

14 Nhật Tân 9.922 4.494,666

15 Thị trấn Quế 5.288 2.395,464

16 Thị trấn Ba Sao 5.584 2.529,552

17 Thi Sơn 8.487 3.844,611

18 Thanh Sơn 6.023 2.728,419

Tổng 120.426 36.022,33

Nhƣ vậy, từ kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy, CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Kim Bảng trung bình là 36.022,33 Kg/ngày. Lƣợng CTRSH phát sinh tập trung nhiều ở nhóm 1 với khối lƣợng 18.477 Kg/ngày, chiếm 51,3 %;

Nhóm 2 phát sinh 14.350 Kg/ngày chiếm 39,83 % và nhóm 3 phát sinh 3.195 Kg/ngày chiếm 8,87 %.

Hình 3.4. Tỷ lệ % khối lượng CTRSH các nhóm xã theo mức sống

39,83 51,3 8,87

Nhóm 3

Nhóm 1 Nhóm 2

52

Kết quả tính toán cho thấy có sự chênh lệch về định mức phát thải bình quân giữa các nhóm xã. Đặc biệt là chênh lệch lớn giữa nhóm 1 và nhóm 3. Nguyên nhân là do các xã có mức sống cao có lƣợng tiêu thụ hàng ngày cao hơn. Mặt khác tỷ lệ thu gom CTRSH ở các xã có mức sống thấp thấp hơn so với các xã nhóm 1. Vấn đề xử lý CTRSH nông thôn vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa đƣợc xử lý triệt để.

Theo báo cáo số 169/BC-UBND của UBND huyện Kim Bảng ngày 09 tháng 6 năm 2016 - báo cáo kết quả thực hiện công tác thu gom, bốc xúc, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt huyện Kim Bảng, khối lƣợng CTRSH của huyện Kim Bảng năm 2015 đƣợc thu gom và xử lý tại các nhà máy xử lý là 8.220,052 tấn; khối lƣợng CTRSH được thu gom và mang chôn lấp là 4.782,36 tấn. Tương đương với lượng phát thải CTRSH huyện Kim Bảng khoảng 35.623 Kg/ngày. Nhƣ vậy có thể nói kết quả thực nghiệm xác định khối lƣợng rác thải sinh hoạt năm 2016 khá hợp lý. Từ kết quả trên có thể tính toán đƣợc mức phát thải bình quân của huyện Kim Bảng năm 2016 là 0,3 Kg/người/ngày.

Bảng 3.6. Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007

STT Loại đô thị Lượng CTRSH bình quân/người

(kg/người/ngày)

1 Đặc biệt 0,84

2 Loại 1 0,96

3 Loại 2 0,72

4 Loại 3 0,73

5 Loại 4 0,65

Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008 So sánh với kết quả nghiên cứu tính toán về mức phát sinh CTRSH bình quân tại các đô thị Việt Nam đầu năm 2007 thì mức phát thải bình quân của huyện Kim Bảng năm 2016 ở mức thấp. Nguyên nhân do mức độ đô thị hóa cao kéo theo lượng chất thải theo đầu người tăng lên, trong khi đó Kim Bảng vẫn là một huyện

53

có mức đô thị hóa thấp; mới quy hoạch được 2 thị trấn; du lịch đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

3.2.3. Thành phần % chất thải rắn sinh hoạt huyện Kim Bảng

Mục tiêu của luận văn là đánh giá tiềm năng năng lƣợng từ chất thải rắn sinh hoạt nên khi phân tích thành phần của CTRSH huyện Kim Bảng, tác giả chỉ thể hiện những thành phần CTRSH có tiềm năng nhiệt trị cao phục vụ mục tiêu tính toán. Để có đánh giá khách quan, mỗi nhóm xã chọn 2 khu vực để lấy mẫu. Qua quá trình khảo sát và tiến hành phân loại CTRSH thực tế tại huyện Kim Bảng, thành phần phần trăm khối lƣợng CTRSH của các nhóm xã đƣợc thể hiện trong các bảng kết quả sau:

Bảng 3.7. Kết quả xác định thành phần % khối lượng CTRSH nhóm 1

STT Thành phần Tổ 4 TT.Quế Xóm 6 Thi Sơn Trung bình

1 Chất thải thực phẩm 58,46 54,17 56,31

2 Chất thải vườn 9,68 11,23 10,45

3 Giấy, bìa 7,67 5,27 6,47

4 Nhựa 2,34 3,12 2,73

5 Vải vụn 1,4 2,75 2,07

6 Cao su 0,91 1,44 1,18

7 Da 0,5 0,3 0,40

8 Gỗ 1,82 3,31 2,57

9 Chất thải khác 17,22 18,41 17,82

Tổng 100 100 100

54

Bảng 3.8. Kết quả xác định thành phần % khối lượng CTRSH nhóm 2

STT Thành phần Siêu Nghệ Nhật Tựu

Quang Thừa

Tƣợng Lĩnh Trung bình

1 Chất thải thực phẩm 47,11 43,14 45,12

2 Chất thải vườn 24,68 19,23 21,95

3 Giấy, bìa 3,67 3,27 3,47

4 Nhựa 5,34 2,12 3,73

5 Vải vụn 2,42 2,15 2,29

6 Cao su 0,78 2,44 1,61

7 Da 0 0,4 0,20

8 Gỗ 3,52 6,71 5,12

9 Chất thải khác 12,48 20,54 16,51

Tổng 100 100 100

Bảng 3.9. Kết quả xác định thành phần % khối lượng CTRSH nhóm 3

STT Thành phần Do Lễ

Liên Sơn

Xóm 6

Khả Phong Trung bình

1 Chất thải thực phẩm 40,3 39,74 40,02

2 Chất thải vườn 21,68 28,65 25,16

3 Giấy, bìa 2,87 4,27 3,57

4 Nhựa 3,34 2,58 2,96

5 Vải vụn 2,42 7,15 4,78

6 Cao su 0,7 1,71 1,21

55

7 Da 0,6 1 0,80

8 Gỗ 4,52 4,71 4,62

9 Chất thải khác 23,57 10,19 16,88

Tổng 100 100 100

Tổng hợp kết quả thành phần CTRSH của các nhóm xã từ bảng 3.7, 3.8, 3.9 thì thành phần phần trăm các thành phần của CTRSH huyện Kim Bảng nhƣ sau:

Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả xác định thành phần thành phần CTRSH huyện Kim Bảng

STT Thành phần Nhóm 1

(1)

Nhóm 2 (2)

Nhóm 3 (3)

% khối lƣợng (4) 1 Chất thải thực phẩm 56,31 45,12 40,02 50,41

2 Chất thải vườn 10,45 21,95 25,16 16,34

3 Giấy, bìa 6,47 3,47 3,57 5,02

4 Nhựa 2,73 3,73 2,96 3,15

5 Vải vụn 2,07 2,29 4,78 2,40

6 Cao su 1,18 1,61 1,21 1,35

7 Da 0,40 0,20 0,80 0,36

8 Gỗ 2,57 5,12 4,62 3,77

9 Chất thải khác 17,82 16,51 16,88 17,21

Tổng 100 100 100 100

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)