Quá trình hình thành, phát triển dịch vụ thu gom, xử lý rác thải

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá thực trạng công tác quản lý CTRSH huyện Kim Bảng

3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển dịch vụ thu gom, xử lý rác thải

Dịch vụ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện đƣợc triển khai trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể:

Trong giai đoạn 2011-2012, việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt thực hiện tự phát. Người dân chủ động trong các khâu: thu gom rác thải của hộ gia đình, xử lý bằng hình thức chôn lấp hoặc tự vận chuyển rác đến bãi tập kết chung của xã, thị trấn. Đối với rác thải tại nơi công cộng, các tuyến đường, chợ, cơ quan, công sở, trường học..., việc vệ sinh môi trường, thu gom rác thải được giao cho hội đoàn thể, học sinh thực hiện định kỳ hàng tuần, xử lý bằng hình thức đốt tại chỗ hoặc vận chuyển đến vị trí tập kết. Chính quyền địa phương thực hiện việc chôn lấp theo định kỳ 06 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần.

Có thể thấy rằng, với hình thức, phương pháp thực hiện như trên gây nên sự lãng phí đất đai, ảnh hưởng lớn đến môi trường đất, môi trường nước (nước mặt, nước ngầm), ô nhiễm không khí, là nơi dễ phát sinh dịch bệnh và mất mỹ quan đối với khu vực nông thôn. Nắm bắt đƣợc thực trạng đó, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2013 quy định công tác tổ chức quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Đây là bước ngoặt quan trọng cho sự hình thành, phát triển dịch vụ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung, huyện Kim Bảng nói riêng.

Trên cơ sở đó, UBND huyện Kim Bảng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền các xã, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ, Cụ thể là:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị vật chất.

- Rà soát quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 lấy đó làm cơ sở định hướng vị trí xây dựng bể trung chuyển

39

rác thải của xã, thị trấn; mỗi địa phương không quá 03 điểm, đảm bảo các điều kiện:

thuận lợi về giao thông, khoảng cách an toàn đến khu dân cƣ và chân công trình khác. Diện tích đất để xây dựng mỗi bể trung chuyển từ 100 m2 đến 300 m2 do nhân dân đóng góp trong quá trình dồn đổi ruộng đất nông nghiệp từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn hoặc lấy tự quỹ đất công ích do UBND cấp xã quản lý. Kết quả, trên địa bàn 17 xã, thị trấn của huyện Kim Bảng đã quy hoạch vị trí xây dựng 56 bể trung chuyển rác thải (riêng xã Thanh Sơn chuyển rác trực tiếp từ xe đẩy lên xe chuyên dụng nên không thực hiện). Chính quyền địa phương phối hợp với doanh nghiệp đƣợc giao nhiệm vụ bốc xúc, vận chuyển và xử lý rác thải (Công ty Cổ phần môi trường Ba an) phân khai hạng mục, chi phí đầu tư xây dựng bể trung chuyển, trong đó: cấp xã thực hiện việc giải phóng mặt bằng, san lấp nền và đường giao thông kết nối; doanh nghiệp xây dựng bể theo thiết kế mẫu thống nhất do Sở Xây dựng ban hành. Đến nay, 28 bể trung chuyển đã hoàn thiện, đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả theo thiết kế.

- Về cung cấp dụng cụ, trang thiết bị: UBND huyện Kim Bảng bố trí ngân sách, cấp kinh phí giao phòng Tài nguyên và Môi trường mua sắm xe chở rác thủ công cấp cho các địa phương theo 02 đợt (năm 2013 và 2015), đảm bảo mỗi thôn, xóm, tổ dân phố có từ 01 đến 03 chiếc. Đến nay huyện đã trang bị 225 xe (loại xe cải tiến) phục vụ công tác thu gom rác thải.

Tổ chức thực hiện dịch vụ; quy trình thu gom, bốc xúc và xử lý rác thải sinh hoạt huyện Kim Bảng.

- Thực hiện quy định về công tác tổ chức quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Nam, UBND huyện Kim Bảng đã chỉ đạo chính quyền các địa phương thành lập tổ, đội vệ sinh chuyên trên cơ sở xem xét, lựa chọn đối tƣợng lao động, số lƣợng tổ, số lƣợng lao động đảm bảo thực hiện công việc đối với địa bàn đảm nhiệm. Đến nay, trên địa bàn 18 xã, thị trấn hình thành 149 đội vệ sinh với 303 lao động. Nhiệm vụ của đội vệ sinh là thu gom rác thải sinh hoạt, rác thải thông thường từ hộ gia đình, cơ quan, công sở, doanh nghiệp, chợ...

40

đến bể trung chuyển rác thải. Tần suất thu gom từ 1 đến 3 lần/tuần, tùy thuộc vào lƣợng rác phát thải của từng địa bàn.

- Đối với khâu bốc xúc, vận chuyển và xử lý rác thải của huyện Kim Bảng đƣợc UBND tỉnh Hà Nam giao cho các doanh nghiệp thực hiện, gồm:

Công ty Cổ phần Môi trường Ba An; địa chỉ: Thung Đám Gai, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; (thực hiện bước bốc xúc, vận chuyển và xử lý bằng hình thức đốt); công suất thiết kế: 130 tấn/ngày.

Công ty Cổ phần đầu tƣ - phát triển Tâm Sinh Nghĩa; địa chỉ: xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (chỉ thực hiện bước xử lý rác thải bằng hình thức đốt); công suất thiết kế: 100 tấn/ngày.

Công ty Cổ phần môi trường đô thị Hà Nam; địa chỉ: số 150, đường Trường Chinh, phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (chỉ thực hiện việc bốc xúc, vận chuyển rác thải của xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng).

Bảng 3.1. Phân vùng bốc xúc, vận chuyển và xử lý rác thải

STT Địa phương Đơn vị bốc xúc, vận

chuyển Đơn vị xử lý 1 Nguyễn Úy

Công ty Ba An Công ty Tâm Sinh Nghĩa 2 Tƣợng Lĩnh

3 Lê Hồ

4 Tân Sơn 5 Thụy Lôi 6 Ngọc Sơn 7 Đại Cương 8 Đồng Hóa 9 Nhật Tân 10 Nhật Tựu 11 Văn Xá 12 Hoàng Tây

41 13 Thị trấn Quế

Công ty Ba An 14 Thị trấn Ba Sao

15 Khả Phong 16 Liên Sơn 17 Thi Sơn

18 Thanh Sơn Công ty MTĐT

Nguồn: UBND tỉnh Hà Nam, 2013 - Quy trình thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Kim Bảng hiện nay:

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng năng lượng tái tạo từ chất thải rắn sinh hoạt huyện kim bảng, hà nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)