CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Tính toán tiềm năng năng lƣợng từ CTR trên địa bàn huyện Kim Bảng
3.3.1. Tính toán tiềm năng nhiệt lƣợng CTRSH sinh hoạt
Khối lƣợng các thành phần CTR sinh hoạt khi cháy sinh năng lƣợng tại huyện Kim Bảng trong 1 ngày đƣợc trình bày trong bảng 3.11 nhƣ sau:
57
Bảng 3.11. Kết quả tính toán khối lượng CTRSH khi cháy sinh ra năng luợng tại huyện Kim Bảng
STT Thành phần % khối lƣợng Khối lƣợng
(kg/ngày)
1 Chất thải thực phẩm 50,41 18.158,01
2 Chất thải vườn 16,34 5.884,28
3 Giấy, bìa 5,02 1.807,54
4 Nhựa 3,15 1.134,23
5 Vải vụn 2,40 863,81
6 Cao su 1,35 487,71
7 Da 0,36 128,17
8 Gỗ 3,77 1.357,13
Tổng 82,79 29.821
Nhƣ vậy, trong 36.022 Kg CTRSH phát sinh của huyện Kim Bảng trong 1 ngày thì có khoảng 82,79 % các loại rác cháy sinh năng lượng, tương ứng với khối lƣợng là 29.821 Kg. So sánh với kết quả nghiên cứu về thành phần CTRSH tại huyện Thanh Oai
Bảng 3.12. Thành phần CTRSH huyện Thanh Oai
STT Thành phần Khối lƣợng
(tấn/ngày) % khối lƣợng
1 Chất thải thực phẩm 9,92 14,31
2 Giấy carton 2,36 3,41
3 Nhựa nilon 7,15 10,32
4 Vải vụn 2,83 4,08
58
5 Lá cây cỏ 1,29 1,86
6 Gỗ, mùn cƣa 2,30 3,32
7 Cao su 0,90 1,30
8 Khác 20,56 29,67
9 Thành phần không cháy 21,99 31,73
Tổng 69,30 100
(Bùi Thị Thanh May, 2012) Thành phần CTRSH cháy sinh sinh năng lƣợng trong CTRSH tại huyện Thanh Oai chiếm tỷ lệ (68,27 %), còn tại huyện Kim Bảng là (82,79%). Nhƣ vậy, CTRSH phát sinh tại huyện Kim Bảng và huyện Thanh Oai ít có nét tương đồng.
Bảng 3.13. Kết quả tính toán nhiệt lượng của CTRSH huyện Kim Bảng
STT Thành phần cháy
Nhiệt trị (KJ/Kg)
Khối lƣợng (Kg)
Nhiệt lƣợng (KJ/ngày) 1 Chất thải thực phẩm 4.652 18.158,01 84.471.062,52 2 Chất thải vườn 6.512,8 5.884,28 38.323.138,78
3 Giấy, bìa 16.282 1.807,54 29.430.366,28
4 Nhựa 32.564 1.134,23 36.935.065,72
5 Vải vụn 17.445 863,81 15.069.165,45
6 Cao su 23.260 487,71 11.344.134,6
7 Da 17.445 128,17 2.235.925,65
8 Gỗ 18.068 1.357,13 24.520.624,84
Tổng 242.329.483,8
59
Từ kết quả tính toán tại bảng 3.13 cho thấy, tổng giá trị năng lƣợng sinh ra khi đốt cháy lƣợng rác thải sinh hoạt trong một ngày tại huyện Kim Bảng là khoảng 242,33 x 106KJ/ngày. Tương ứng với nhiệt trị của CTRSH huyện Kim Bảng đạt khoảng 6.727,26 KJ/Kg.
3.3.2. Dự báo khối lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và tiềm năng năng lƣợng từ chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Kim Bảng.
Song song với việc gia tăng dân số thì việc gia tăng khối lƣợng CTRSH là điều tất nhiên. Do đó, trong quá trình quản lý CTRSH và đánh giá tiềm năng năng lƣợng cần một yếu tố không thể thiếu đó là dự báo diễn biến khối lƣợng của CTRSH. Việc dự báo khối lượng CTRSH phát sinh chỉ mang tính tương đối vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chủ yếu phải dựa vào:
+ Tốc độ tăng dân số;
+ Cơ cấu kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ;
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế;
+ Định hướng quy hoạch trong tương lai.
Dân số là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến lượng CTRSH hàng ngày. Do vậy, khi dự báo khối lƣợng CTRSH phát sinh từ nay đến năm 2025 cần phải quan tâm chú ý tới yếu tố dân số. Kết quả dự báo tốc độ dân số từ nay đến năm 2025 của huyện Kim Bảng sẽ là:
Nn = No (1 + K) n Trong đó: Nn: Số dân dự báo ở năm thứ n;
No: Số dân hiện trạng;
K: Tỷ lệ tăng dân số bình quân;
n: Thời hạn (số năm).
Theo Niên giám thống kê huyện Kim Bảng, tính đến năm 2015, dân số của huyện là 119.368 người, trong đó thành thị là 10.862 người chiếm là 9,1 %, nông thôn là 108.506 người chiếm 90,9 %. Mục tiêu phát triển dân số của huyện trong thời gian tới là phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số trung bình xuống. Tiếp tục duy trì
60
tốc độ gia tăng 0,887 % vào giai đoạn 2015 – 2020 và giảm xuống 0,816 % vào giai đoạn 2020 – 2025.
Theo kết quả tính toán thực nghiệm, lượng rác thải bình quân của một người tại huyện Kim Bảng năm 2016 là 0,3 kg/người/ngày. Dựa vào quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Kim Bảng đến năm 2025, quy hoạch nông thôn mới của các xã, quy hoạch mở rộng thị trấn, xây dựng và mở rộng các cụm công nghiệp… lƣợng CTR sinh hoạt tại huyện Kim Bảng dự ƣớc trung bình mỗi năm tăng 6% và áp dụng tỷ lệ này để dự báo tốc độ phát sinh CTRSH bình quân đầu người trong một ngày của huyện Kim Bảng. Từ đó khối lƣợng CTRSH phát sinh trong một ngày bằng:
Khối lƣợng CTRSH phát sinh (tấn/ngày) = [định mức phát thải (kg/người/ngày) x dân số trong năm] /1000
Căn cứ vào tốc độ tăng dân số, tốc độ phát sinh CTRSH xả thải hàng ngày bình quân theo đầu người, việc dự báo dân số và dự báo khối lượng CTRSH của huyện Kim Bảng đến năm 2025 đƣợc trình bày trong bảng 3.14.
Bảng 3.14. Kết quả tính toán dự báo dân số và lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Kim Bảng đến năm 2025
Năm Tỷ lệ gia tăng dân số (%)
Dân số (người)
Tốc độ phát sinh CTRSH (kg/người/ngày)
Khối lƣợng CTR SH phát sinh
(tấn/ngày)
2015 0,887 119.368
2016 0,887 120.426 0,3 36
2017 0,887 121.495 0,318 39
2018 0,887 122.573 0,337 41
2019 0,887 123.660 0,357 44
2020 0,887 124.757 0,379 47
2021 0,816 125.775 0,401 50
61
2022 0,816 126.801 0,426 54
2023 0,816 127.836 0,451 58
2024 0,816 128.879 0,478 62
2025 0,816 129.931 0,507 66
Như vậy, đến năm 2025 thì dân số huyện Kim Bảng là 129.931 người, tăng thêm 7,9 % so với dân số năm 2016. Mức dân số tăng, dẫn đến lƣợng CTRSH của huyện Kim Bảng phát sinh tăng. Đến năm 2025, lƣợng CTRSH phát sinh khoảng 66 tấn/ngày, tăng 83,3 % so với năm 2016. Việc áp dụng công thức tính lƣợng thải trong tương lai chỉ là phép tính gần đúng. Nhưng số liệu trên cho thấy tình hình phát sinh CTRSH huyện Kim Bảng đang tăng một cách nhanh chóng.
Giả sử đến năm 2025 thành phần của CTRSH thay đổi không nhiều thì tiềm năng năng lƣợng trong một ngày của huyện Kim Bảng qua các năm nhƣ sau:
Bảng 3.15. Kết quả tính toán tiềm năng năng lượng từ CTRSH huyện Kim Bảng đến năm 2025.
Năm Khối lƣợng CTR SH phát sinh (tấn/ngày)
Nhiệt lƣợng (KJ/Kg)
2017 39 262 x 106
2018 41 275,8 x 106
2019 44 296 x 106
2020 47 316 x 106
2021 50 336,4 x 106
2022 54 363,3 x 106
2023 58 390 x 106
2024 62 417 x 106
2025 66 444 x 106
62
Từ kết quả tính toán tại bảng 3.15 cho thấy, tiềm năng năng lƣợng sinh ra khi đốt cháy lƣợng rác thải sinh hoạt trong một ngày tại huyện Kim Bảng đến năm 2025 là khoảng 444x106KJ/ngày. Nếu tận dụng đƣợc lƣợng chất thải rắn để tạo ra năng lượng thì tiềm năng về năng lượng từ CTRSH của huyện Kim Bảng là tương đối lớn.
* Ước tính khả năng cung cấp điện:
Nếu áp dụng công nghệ đốt trực tiếp CTRSH thu hồi nhiệt để phát điện thì hiệu suất chuyển đổi từ nhiệt sang điện đƣợc ƣớc tính nhƣ sau:
- Hiệu suất của dây truyền đốt: η1 = 0,8 - Hiệu suất của lò đốt: η2 = 0,8
- Hiệu suất của nồi hơi: η3 = 0,8
- Hiệu suất của tuabin: η4 = 0,75 ÷ 0,85 - Hiệu suất thiết bị trao đổi nhiệt: η5 = 0,3 - Hiệu suất máy phát điện: η6 = 0,9 ÷ 0,95
=> Hiệu suất toàn phần từ đầu dây chuyền đốt CTRSH đến công đoạn cuối của đồng phát nhiệt - điện là:
η = 0,8 x 0,8 x 0,8 x 0,8 x 0,3 x 0,92 = 0,11
Với hiệu suất chuyển đổi từ nhiệt sang điện của rác thải là 11%, 1KWh = 3600 KJ ta có lƣợng điện sinh ra trong 1 ngày khi đốt 66 tấn CTRSH là khoảng 13.567 KWh/ngày. Từ kết quả phiếu điều tra, ƣớc tính trung bình 1 hộ dân dùng hết 100 KWh điện/tháng; hiệu suất hao phí trên đường dây khi truyền tải điện năng là 25% thì lƣợng điện sinh ra trong 1 ngày có thể cung cấp điện cho khoảng gần 1.018 hộ gia đình, tương đương với cung cấp cho 67% hộ dân thị trấn Ba Sao năm 2025.
Theo đơn giá, định mức cho các công đoạn bốc xúc, vận chuyển, và xử lý rác thải sinh hoạt huyện Kim Bảng 2015 thì kinh phí chi trả cho doanh nghiệp thực
63
hiện dịch vụ môi trường trên địa bàn huyện Kim Bảng năm 2015 là khoảng 722.260 đồng/tấn, đƣợc trình bày cụ thể trong bảng 3.16.
Bảng 3.16: Đơn giá, định mức bốc xúc, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt huyện Kim Bảng 2015
STT Công việc Đơn giá (đồng/tấn)
1 Bốc xúc rác thải 267.260
2
Vận chuyển rác thải - Cự ly <=5km - Cự ly <=10km - Cự ly <=15km - Cự ly <=20km - Cự ly <=25km - Cự ly <=30km - Cự ly <=35km - Cự ly <=40km
192.231 213.075 224.655 231.603 257.080 282.556 301.084 319.613
3 Xử lý rác thải 275.000
Nhƣ vậy đến năm 2025, với tổng khối lƣợng CTRSH trong 10 năm là khoảng 181.405 tấn thì tổng kinh phí phải thanh toán cho bốc xúc, vận chuyển và xử lý CTRSH huyện Kim Bảng là khoảng 131 tỷ đồng. Nếu sử dụng số tiền này để đầu tƣ nhà máy điện rác thì có thể vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH của huyện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra, vừa mang lại ý nghĩa về mặt kinh tế nhƣ thu hồi nhiệt điện, tiết kiệm tài nguyên và giảm bớt được gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
64
3.4. Phương án sử dụng năng lượng từ chất thải rắn sinh hoạt huyện Kim Bảng.
3.4.1. Giới thiệu công nghệ đốt rác thải sinh hoạt thu hồi điện năng Khi tiến hành lựa chọn công nghệ tận thu năng lƣợng từ CTRSH cần chú ý đến việc lựa chọn công nghệ đơn giản nhƣng không lạc hậu. Bảo đảm xử lý có hiệu quả, an toàn và không gây ô nhiễm môi trường. Giá thành có thể chấp nhận được trong điều kiện của địa phương. Do đó, luận văn đề xuất công nghệ nhiệt hóa thực hiện đốt CTRSH đồng phát nhiệt điện.
Kiểu lò đốt gián đoạn tiêu biểu là lò đốt 2 buồng (2 giai đoạn):
Tại buồng đốt sơ cấp: CTRSH đƣợc đƣợc đƣa vào thủ công trên hệ thống ghi lò làm bằng thép và đốt giai đoạn đầu trong điều kiện ít không khí để tạo ra các khí dễ bay hơi. Ngọn lửa của vòi đốt được bố trí dưới ghi, ngay trên chỗ chứa tro. Việc này nhằm mục đích đốt hết rác thải, kể cả lƣợng rác thải chƣa cháy trên ghi rơi xuống buồng chứa tro.
Tại buồng đốt thứ cấp: Các khí dễ bay hơi từ buồng đốt sơ cấp đƣợc đƣa vào đốt tiếp với lƣợng không khí cấp tăng lên để đảm bảo quá trình cháy hoàn toàn.
Nhiệt độ đốt trong buồng đốt thứ cấp đƣợc điều chỉnh bằng lƣợng không khí đƣợc đƣa vào hoặc cung cấp thêm nhiên liệu khác. Khí lò đốt ở nhiệt độ cao sẽ đƣợc đƣa qua nồi hơi để tạo ra hơi nước chạy máy phát điện. Khí sau khi trao đổi nhiệt được kiểm soát sao cho đạt tiêu chuẩn khí thải yêu cầu mới cho phép thải ra ngoài khí quyển.
Phần tro sẽ đƣợc đóng rắn để chôn lấp hoặc sử dụng vào các mục đích khác nhƣ san lấp.
* Ưu điểm:
- Hệ thống lò đốt gián đoạn thường gồm các lò được chế tạo và lắp ráp sẵn tại nhà máy, chỉ vận chuyển tới nơi xây dựng để hạn chế tối thiểu thời gian và chi phí lắp đặt tại hiện trường.
65
- Có thể gia tăng công suất bằng cách lắp đặt nhiều lò. Số lƣợng lò đốt cần lắp đặt tùy thuộc vào sự biến động của lƣợng rác cần xử lý và chu kỳ bảo trì dự kiến của mỗi lò.
- Thích hợp với qui mô nhỏ.
* Hạn chế:
Do đặc điểm của hệ thống này, tỷ lệ giữa năng lƣợng sinh ra trên nhiệt lƣợng hao phí cho quá trình đốt là nhỏ so với các công nghệ đốt khác.
Hình 3.5.: Sơ đồ công nghệ tổng quát lò đốt chất thải kết hợp thu hồi năng lượng 1. Buồng sơ cấp 4. Máy phát điện 7. Quạt
2. Buồng thứ cấp 5. Lọc tay áo 8. Ống khói
3. Lò hơi 6. Rửa khí 9. Tro chôn lấp
3.4.2. Ƣớc tính hiệu quả tài chính thu hồi điện năng từ CTRSH
Theo số liệu từ báo cáo tóm tắt Nghiên cứu Hỗ trợ Cơ chế Phát triển điện năng lượng sinh học nối lưới ở Việt Nam do dự án hợp tác Việt – Đức về “Hỗ trợ Phát
1 2
1 1 1 1
3
1 1 1 1
4
1 1 1 1
5
1 1 1 1
6
1 1 1 1
7
1 1 1 1
8
1 1 1 1
9
1 1 1 1
Nguyên liệu
66
triển năng lƣợng tái tạo tại Việt Nam” năm 2014, kết quả tính toán giá bình quân quy dẫn và một số chỉ số tài chính cho điện từ chất thải rắn nhƣ sau:
Bảng 3.17. Các số liệu chính của nhà máy điện từ chất thải rắn Suất đầu tƣ
(USD/kW)
Chi phí vận hành duy tu hàng năm (% chi phí đầu tƣ)
Chi phí nhiêu liệu (USD/tấn)
Số giờ chạy hết công suất (giờ/năm)
4.408 8,58 0 6.500
Nguồn: Bộ Công thương,2014 Với số liệu tính toán khối lƣợng phát thải ở bảng 3.14, tác giả đề xuất xây dựng lò đốt với công suất xử lý CTRSH là 70 tấn/ngày. Tương ứng với nhiệt lượng sinh ra là 471 x 106 KJ /ngày. Với hiệu suất chuyển đổi từ nhiệt sang điện của rác thải là 11%, 1KWh = 3600 KJ ta có lƣợng điện sinh ra trong 1 ngày khi đốt 70 tấn CTRSH là khoảng 14.389 KWh/ngày.
Số giờ chạy hết công suất là 6.500 giờ/năm tương đương số giờ chạy hết công suất trong ngày là khoảng 18h/ngày thì nhà máy đốt CTRSH có công suất phát điện là: 14.389 / 18 = 800 KW.
Nhƣ vậy chi phí đầu tƣ cho nhà máy bằng:
Công suất x suất đầu tƣ = 4.408 x 800 = 3.523.672 (USD) Chi phí vận hành và duy tu hàng năm = 8,58% chi phí đầu tƣ
= 3.523.672 x 8,58/100 = 302.331 USD/năm Doanh thu:
- Bốc xúc, vận chuyển, xử lý: Nếu đặt nhà máy tại Thung Ổi – Tổ 7 - thị trấn Ba Sao huyện Kim Bảng, căn cứ vào đơn giá bốc xúc, vận chuyển ở bảng 20 thì chi phí bốc xúc, vận chuyển và xử lý CTRSH huyện Kim Bảng là khoảng 600.000 đồng/tấn.
67
- Bán điện: Giá bán điện tại thời điểm giao nhận chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng cho dự án phát điện đốt CTR trực tiếp là 2.114 VNĐ/kWh. (Quyết định số 31/2014/QĐ-TTg).
Giá trị quy đổi 1USD = 22.000 vnđ thì doanh thu của nhà máy qua các năm thể hiện trong bảng 3.18 nhƣ sau:
Bảng 3.18. Kết quả tính toán doanh thu qua các năm của dự án
Năm
Bốc xúc, vận chuyển, xử lý
(USD)
Bán điện (USD)
Tổng doanh thu (USD)
2017 388.227,3 259.700,3 647.927,60
2018 408.136,4 280.780,3 688.916,70
2019 438.000 295.569,5 733.569,50
2020 467.863,6 317.217,4 785.081,00
2021 497.727,3 338.651,1 836.378,40
2022 537.545,5 360.513,3 898.058,80
2023 577.363,6 389.341,5 966.705,10
2024 617.181,8 417.955,4 1.035.137,20
2025 657.000 446.890,8 1.103.890,80
Trên cơ sở các kết quả tính toán về chi phí và doanh thu của dự án xây dựng nhà máy điện rác, dòng tài chính của dự án đƣợc thể hiện trong bảng 3.19 nhƣ sau:
Bảng 3.19. Kết quả tính toán dòng tài chính của dự án
Năm Chi phí ban đầu (USD)
Chi phí hàng năm (USD)
Doanh thu (USD/năm)
Lợi nhuận (USD/năm) 2017 3.523.672 302.331 647.927,60 -3.178.075,40
2018 302.331 688.916,70 -2.791.489,70
68
2019 302.331 733.569,50 -2.360.251,20
2020 302.331 785.081,00 -1.877.501,20
2021 302.331 836.378,40 -1.343.453,80
2022 302.331 898.058,80 -747.726,00
2023 302.331 966.705,10 -83.351,90
2024 302.331 1.035.137,20 649.454,30
2025 302.331 1.103.890,80 1.451.014,10
Nhƣ vậy, nếu nhƣ nhà máy xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2017 thì đến năm 2024 bắt đầu có lãi, tức là có lãi sau khoảng 7 năm hoạt động. Tuy nhiên, luận văn chƣa tính đến một số chi phí khác nhƣ lãi xuất ngân hàng, chi phí đầu tƣ thiết bị thu gom, phụ cấp độc hại cho công nhân...nên thời gian dự án thu hòa vốn có thể kéo dài thêm. Những qua tính toán vẫn cho thấy tính khả thi của dự án này.
* Đánh giá hiệu quả
Lò đốt rác phát điện là một công nghệ đã tồn tại ở các nước phát triển nhưng lại còn khá mới ở Việt Nam. Dự án lò đốt CTRSH trên địa bàn huyện Kim Bảng sử dụng ít diện tích hơn so với chôn lấp CTRSH, giúp giải quyết các vấn đề ô nhiễm, giảm phát thải khí nhà kính so với các phương pháp chôn lấp và các dự án sản xuất điện khác tương đương, đồng thời giảm các tác động xấu của CTR đến sức khỏe, đời sống con người..
Dự án có thể đem lại hiệu quả về mặt năng lượng, môi trường cũng như kinh tế - xã hội. Vì vậy, cũng như các nước phát triển và đang phát triển khác, hướng xây dựng các nhà máy đốt rác để góp phần giải quyết vấn đề môi trường, cũng như tận dụng nguồn nhiệt để phát hơi hoặc điện năng đang là hướng giải quyết khả thi cho hiện trạng rác thải tại Việt Nam nói chung và huyện Kim Bảng nói riêng. Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ là một trong rất nhiều phương pháp xử lý hiệu quả. Để
69
thành công trong việc tái chế rác thải, bảo vệ môi trường, chúng ta cần nhiều yếu tố:
kinh tế, xã hội, công nghệ… Cần kết hợp nhiều phương pháp nhằm đảm bảo tận thu các nguồn tài nguyên có khả năng tái chế.
70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu về CTRSH trên địa bàn huyện Kim Bảng, có thể rút ra một số kết luận sau:
Kim Bảng là một huyện nhỏ, đang trong quá trình đô thị hóa, lƣợng CTRSH phát sinh năm 2016 trên địa bàn huyện trung bình khoảng 36 tấn/ngày. Lƣợng CTRSH phát sinh tập trung nhiều ở nhóm xã có mức sống cao, chiếm 51,3%. Phần trăm khối lƣợng các thành phần cháy sinh năng lƣợng trong CTRSH huyện Kim Bảng là 82,79 %. Tiềm năng năng lƣợng từ CTRSH trên địa bàn huyện Kim Bảng có thể cung cấp 242,33 x 106 KJ/ngày nếu sử dụng phương pháp nhiệt trực tiếp.
Kết quả tính toán dự báo đến năm 2025 cho thấy CTRSH là 66 tấn/ngày. Theo đó thì tiềm năng nhiệt lƣợng khoảng 444 x 106KJ/ngày, tăng thêm khoảng 83,3% so với năm 2016.
Xử lý CTRSH bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Phương pháp sử dụng lò đốt rác thu hồi năng lượng không chỉ góp phần xử lý tốt CTRSH, giải quyết các vấn đề môi trường liên quan mà còn mang hiệu quả về mặt kinh tế nhƣ thu hồi nhiệt điện và tiết kiệm tài nguyên.
Kiến nghị:
Tiếp tục mở rộng hướng nghiên cứu của luận văn, tính toán chi tiết dòng tài chính đảm bảo tính khả thi khi triển khai công nghệ.
Kiến nghị các cơ quan quản lý chức năng ủng hộ, hỗ trợ việc tổ chức triển khai 01 mô hình thử nghiệm xử lý CTRSH thu hồi năng lƣợng nhằm đánh giá hiệu quả và đúc rút các kinh nghiệm thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Công Nghiệp (2005), Quyết định số 3457/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 - Phê duyê ̣t quy hoạch thủy điê ̣n nhỏ toàn quốc.
2. Bộ công nghiệp và thương mại Việt Nam (2007), Chính sách phát triển năng lượng Việt Nam, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và môi trường (2008), xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải cho khu đô thị mới.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2014 - Môi trường nông thôn.
5. Bộ Xây dựng (2007), Báo cáo quy hoạch vùng về khu xử lý chất thải rắn cho ba vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Miền Trung và Miền Nam.
6. Bộ Tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011 – Chất thải rắn.
7. Chi cục thống kê (2015), Niên giám thống kê 2014.
8. Bùi Thị Thanh May (2012), Nghiên cứu tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo từ rác ở huyện Thanh Oai, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
9. Đặng Đình Thống (2012), “Tổng quan thị trường năng lượng tái tạo trên thế giới”, https://diennangluongmattroi.wordpress.com/2012/05/28/tong-quan-thi- truong-nang-luong-tai-tao-tren-the-gioi/
10. Đặng Đình Thống (2015), “Thủy điện Việt Nam: Tiềm năng và thách thức”, http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/thuy- dien-viet-nam-tiem-nang-va-thach-thuc.html
11. Đặng Hùng (2012), “Khí hóa rác thải bằng công nghệ Plasma”, Không gian công nghệ, số 5-2012.
12. Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Phúc Thanh (2011), “Quản lý tổng hợp chất thải rắn – cách tiếp cận mới cho công