CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ
1.6. Kinh nghiệm từ hợp tác KH&CN giữa LB Nga và Trung Quốc
1.6.2. Hợp tác KH&CN và chuyển giao công nghệ giữa Trung Quốc và LB Nga
Hình thành quỹ nghiên cứu khoa học chung, thực hiện dự án nghiên cứu chung trong nhiều lĩnh vực giữa hai nước
Trung Quốc và LB Nga tiến hành nhiều dự án hợp tác nghiên cứu khoa học chung dựa vào sự hợp tác hiệu quả đem lại hỗ trợ tích cực của Quỹ nghiên cứu cơ bản Nga và Quỹ quốc gia khoa học tự nhiên Trung Quốc. Dự án chung được hình thành trong các lĩnh vực được ưu tiên như công nghệ tiết kiệm năng lượng, hệ thống nano, công nghệ vật liệu thân thiên với môi trường, sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông.
Thành lập khu công nghệ cao Nga – Trung
Nhiều khu công nghệ cao, công viên công nghệ được thành lập tại Trung Quốc, cũng như tại Nga với mục đích thúc đẩy chuyển giao công nghệ giữa hai nước, đồng thời giúp tháo gỡ mọi rào cản và tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - thương mại.
Ngày 13/10/2014, Quỹ đầu tư trực tiếp nước ngoài LB Nga, Quỹ đầu tư Nga- Trung và lãnh đạo tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã nhất trí thành lập một mạng lưới khu công nghệ cao Nga- Trung mang tên “Con đường tơ lụa”. Theo Biên bản ghi nhớ được kí kết trước đó, một khu công nghệ cao với diện tích 4 km2 sẽ được xây dựng tại tỉnh Thiểm Tây, một khu công nghệ cao sẽ được quy hoặch tại khu công nghệ cao Skolkovo của Nga với diện tích 200000 m2. Hai dự án này theo kế hoặch
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
sẽ hoàn thiện vào năm 2018. Theo dự kiến, trong năm 2016 Trung Quốc sẽ xây dựng thêm 2 công viên công nghệ nữa tại trung tâm Moscow: Z-park và Yan Tan.
Trước đó, năm 2006, tại tỉnh Trường Xuân (tỉnh lỵ thuộc tỉnh Cát Lâm), Khu công nghê cao Nga- Trung đã được thành lập với diện tích hơn 70000 m2 và đi vào hoạt động dựa trên biên bản ghi nhớ giữa Viện Hàn lâm Trung Quốc và Viện Hàn lâm khoa học Nga tại Xibiri năm 2004. Khu công nghệ cao Nga –Trung đem lại cho Trung Quốc những lợi thế sau:
- Trưng bày, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật của LB Nga với mục đích ứng dụng, cải biến phù hợp với nhu cầu của thị trường Trung Quốc;
- Thiết lập và tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các tổ chức và nhà khoa học Nga để nhận được sự trao đổi, chuyển giao công nghệ mà Trung Quốc quan tâm, dựa vào nguồn đầu tư quốc gia;
- Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang thị trường LB Nga;
- Nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao đạt tiêu chuẩn của Nga dựa trên công nghệ và một số linh kiện, thành phần kỹ thuật của Nga với mục đích cung ứng cho thị trường Trung Quốc và xuất khẩu sang nước thứ ba
- Tổ chức sản xuất sản phẩm theo công nghệ tiêu chuẩn Chấu Âu hoặc Trung Quốc, lấy nhãn hiệu xuất xứ từ Nga hoặc của cả hai quốc gia Nga- Trung để xuất sang thị trường hai nước và nước thứ ba.
- Sản xuất các sản phẩm và dịch vụ bằng công nghệ của Nga, lấy nhãn xuất xứ từ Trung Quốc để cung ứng cho thị trường nội địa Trung Quốc thông qua việc mua li-xăng hoặc liên hệ, hợp tác trực tiếp với chuyên gia Nga, sau đó Trung Quốc sẽ tiến hành nghiên cứu công nghệ để tự tạo ra sản phẩm tương tự hoặc sao chép công nghệ
- Nhập khẩu sản phẩm của Nga cần thiết cho nền kinh tế Trung Quốc, trong đó cần kể đến những sản phẩm hàng hóa theo đặt hàng của chính phủ, như:
xăng dầu, gỗ, kim loại đen và kim loại màu, laze trong công nghiệp và y học, chế phẩm sinh học, v.v…
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực là lợi thế so sánh của mỗi nước
Quân sự là thế mạnh của LB Nga. Chính vì vậy Trung Quốc luôn mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự.
Trong năm 2005, cung cấp vũ khí của Nga sang Trung Quốc đạt mức cao nhất (65,4% tổng trị giá xuất khẩu vũ khí trang bị của Nga). Tuy nhiên từ năm 2006 trở đi, thị phần của Trung Quốc trong tổng cán cân xuất khẩu quân sự của Nga đã giảm dần. Lý do là trong thời gian gần đây Trung Quốc đã tự sản xuất vũ khí nhờ sao chép thành công nhiều mẫu vũ khí của Nga. Hầu hết xuất khẩu quy mô lớn vũ khí và thiết bị quân sự của Nga cho Trung Quốc thuộc lĩnh vực hàng không, thiết bị hải quân và phòng không.
Trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga V.Putin đến Trung Quốc tháng 5/2014, hai nước đã thảo luận và ký kết khởi động hai dự án lớn. Theo đó, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác nghiên cứu sản xuất máy bay thân rộng, có khả năng bay đường dài và đây có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của Airbus của Châu Âu và Boeing của Mỹ. Dự án thứ hai: Nga sẽ tiến hành sản xuất máy bay trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26 tại Trung Quốc. Thông qua các dự án này, Trung Quốc sẽ có được công nghệ sản xuất máy bay.
Trước đó, những năm 1990 Trung Quốc đã mua của Nga một số lượng lớn các máy bay Su-27/Su-30. Từ năm 2007, dựa trên nghiên cứu cấu tạo của máy bay Su -27, Trung Quốc đã tạo ra phiên bản riêng của máy bay J-11V.
Bên cạnh ngành hàng không, Trung Quốc còn hợp tác sâu rộng với LB Nga trong ngành công nghiệp vũ trụ. Trong những năm qua Trung Quốc là nước cung cấp và cũng là nước tiêu thụ mạnh nhất trong lĩnh vực hệ thống thông tin không gian địa lý. Ngày 20/5/2014 Tổng thống Nga V.Putin và Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã ký kết Thỏa thuận chung giữa hai nước về giai đoạn mới trong phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện về nâng cao hiệu quả các chương trình hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản liên quan đến công nghệ vũ trụ, công nghệ viễn thám, thiết bị định vị vệ tinh, khám phá không gian vũ trụ và tàu vũ trụ có người lái. Kể từ năm 1992, giữa Nga và Trung Quốc đã có 92 thỏa thuận hợp tác về công nghệ vũ trụ được ký kết. Mới đây là chương trình hợp tác giai đoạn 2013- 2017.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Văn phòng đại diện tại nước ngoài duy nhất của Cơ quan Vũ trụ LB Nga được đặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Nga và Trung Quốc triển khai rất nhiều dự án chung, như: dự án nghiên cứu mặt trăng “Luna-Globe” và dự án nghiên cứu sao Hỏa “Phobos – Soil”. Theo báo Interfax của Nga, ngày 31/10/2005, phó giám đốc Cơ quan không gian LB Nga Yury Noshenko cho biết Nga và Trung Quốc sẽ thực hiện dự án ché tạo nên máy thăm dò tự hành trên mặt trăng. Nga sẽ chuyển giao các kinh nghiệm quý báu của mình cho Trung Quốc trong dự án hợp tác đầy hấp dẫn này. Về dự án nghiên cứu sao Hỏa, Trung Quốc sẽ phóng vệ tinh của minh lên sao Hỏa trên một tên lửa Phobos Explorer của Nga. Sau khi vào quỹ đạo sao Hỏa, vệ tinh này sẽ được tách ra khỏi tàu của Nga và tiến hành thăm dò môi trường không gian, còn tàu Phobos Explorer sẽ hạ cánh xuống một mặt trăng của sao Hỏa và trở về Trái Đất với các mẫu đất đá. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng mong muốn hợp tác với Nga trong dự án chế tạo đài quan sát vũ trụ “Tia hồng ngoại” và “Radiostron”.
Đồng thời hai nước đang tiến hành triển khai dự án hợp tác giữa hệ thông định vị GLONASS của Nga và Beidou của Trung Quốc nhằm hướng tới một tiêu chuẩn chung thống nhất.
Bên cạnh đó, hai bên thường xuyên tổ chứccác buổi hội thảo khoa học, hội nghị, diễn đàn, cuộc gặp gỡ nhằm tăng cường trao đổi kiến thức, giao lưu giữa các nhà khoa học hai nước.
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
Tăng cường trao đổi, đào tạo nguồn nhân lực tại LB Nga
Bảng 1.3: Tổng số du học sinh tại các trường đại học LB Nga phân theo quốc gia Quốc gia Năm học 2007-2008 Năm học 2008-2009 Tỷ lệ (%)
1. Belarus 13 838 26 315 15,8
2. Kazakhstan 23 331 26 014 15,6
3. Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan)
16 489 17 794 10,7
4. Ucraina 10 274 9 958 6,0
5. Uzbekistan 9 977 9 604 5,8
6. Ấn Độ 5 552 5 138 3,1
7. Azerbaidzan 4 176 4 802 2,9
8. Việt Nam 4 681 3 930 2,4
9. Moldova 3 307 3 794 2,3
10. Tadzikistan 2 943 3 730 2,2
11. Acmenia 3 132 3 068 1,8
12. Malaysia 3 000 3 059 1,8
13. Myanma 2 275 2 891 1,7
14. Tucmenia 2 277 2 747 1,7
15. Mông Cổ 2 201 2 604 1,6
Tổng sổ 147 681 166 255 100,0
Nguồn: Bộ Giáo dục và khoa học Nga Theo bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy số lượng du học sinh Trung Quốc đông nhất trong số các nước Châu Á có du học sinh đang học tập, nghiên cứu tại LB Nga, gấp 4 lần số lượng du học sinh Việt Nam.