Thực trạng phát triển khoa học công nghệ của Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH MỚI (Trang 44 - 54)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ

2.1. Sự cần thiết của hợp tác KH&CN với Liên Bang Nga trong bối cảnh mới

2.1.3. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ của Liên Bang Nga

Theo IMF, Liên Bang Nga là nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới với GDP năm 2015 đạt 2099 tỷ USD.

Về khoa học công nghệ, theo báo cáo của RAND Corporation, LB Nga là quốc gia được xếp hạng SAC (Scientifically Advanced Countries) – các nước khoa học tiên tiến và đứng thứ 19 trong 22 quốc gia có năng lực KH&CN cao hơn mức trung bình quốc tế.

Theo một đánh giá về quá trình đổi mới sáng tạo của Bloomberg – BII dựa trên các tiêu chí: R&D, sản xuất, số các công ty công nghệ cao, giáo dục đại học và sau đại học, số cán bộ nghiên cứu và sáng chế, thì năm 2013 Nga đứng thứ 14 trên tổng số các nước xếp hạng trên thế giới.

 Chi phí cho NC&PT

Theo báo cáo GII, nếu như chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Singapore đã giảm nguồn ngân sách đầu tư cho hoạt động R&D do khủng hoảng kinh tế 2009, thì LB Nga vẫn không hề cắt giảm nguồn tài chính hỗ trợ cho nghiên cứu và triển khai.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Cơ quan Thống kê quốc gia LB Nga (Rosstat) cũng cho biết, trong thời gian gần đây từ năm 2001-2014, LB Nga liên tục tăng chi ngân sách cho NC&PT. Tuy có năm 2015, do tình hình kinh tế gặp khó khăn nên nguồn chi ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển bắt buộc phải giảm 18,3%.

Biểu đồ 2.1: Chi phí cho NC&PT từ ngân sách Liên Bang Nga Đơn vị tính: triệu rub

Nguồn: Rosstat

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ chi cho NC&PT so với GDP Liên bang Nga Đơn vị tính: %

Nguồn: Rosstat Từ năm 2004, chính phủ Nga đã chuyển hướng quan tâm tới khoa học ứng dụng, hướng đến mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa khoa học và kinh tế.

Năm 2015, 67,9% ngân sách Liên bang được chi cho nghiên cứu ứng dụng, còn lại là nghiên cứu cơ bản. Trong đó phần lớn ngân sách được chi cho các nghiên cứu ứng dụng với mục đích kích thích phát triển nền kinh tế, cải cách giáo dục và cải thiện dịch vụ chăm sóc y tế.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu chi ngân sách LB Nga cho theo lĩnh vực khoa học Đơn vị tính: %

Nguồn: Rosstat

 Cơ sở NC&PT

Năm 2014, theo số liệu của cơ quan thống kê LB Nga (Rosstat), có tất cả 3604 cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trong đó chiếm đại đa số là các tổ chức nghiên cứu và các trường đại học.

Bảng 2.3: Số lƣợng các cơ sở nghiên cứu khoa học và sáng tạo tại LB Nga

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổ chức nghiên cứu khoa học 1878 1840 1782 1744 1719 1689

Văn phòng thiết kế 377 362 364 338 331 317

Tổ chức dự án và tìm kiếm dự án 38 36 38 33 33 32

Nhà máy thử nghiệm 57 47 49 60 53 53

Trường đại học 506 517 581 562 673 700

Doanh nghiệp có trung tâm R&D 228 238 280 274 266 275

Các tổ chức khác 454 452 588 655 530 538

Tổng số 3536 3492 3682 3566 3605 3604

Nguồn: Rosstat Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng

Lĩnh vực cấp bách Kinh tế

Môi trường Giáo dục

Văn hóa Y tế

Xã hội nhân văn Thể thao Truyền hình

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu các tổ chức khoa học công nghệ theo hình thức thành lập Đơn vị tính: %

Năm 2015, theo cơ quan Thống kê Quốc gia Rosstat, tại LB Nga 47,6% tổ chức có hoạt động NC&PT là các học viện và trường đại học. Xếp thứ 2 là các công ty cổ phần (23,8%) và thứ 3 là các tổ chức không thành lập pháp nhân.

LB Nga hiện nay vẫn chưa thu hút được đầu tư tư nhân vào hoạt động R&D.

Chủ yếu dòng vốn đầu tư vào hoạt động NC&PT vẫn từ chính phủ Nga. Trong khí đó, tại các nước thuộc tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tỷ lệ đầu tư công – tư là 1:3 hoặc 1:4, thì tại LB Nga ngược lại, tỷ lệ đó là 2,5:1.

 Nguồn nhân lực

Theo số liệu của Rostat, năm 2014 LB Nga có tất cả 109598 nhà khoa học có học vị cao, trong đó 81629 Phó tiến sĩ và 27969 Tiến sĩ khoa học. Phần lớn là các nhà khoa học ngành tự nhiên, kỹ thuật và y khoa.

Pháp nhân thương mại- 33,1 Pháp nhân phi thương mại-50,3% Thể nhân Công ty TNHH

Công ty cổ phần Công ty hợp danh

Tổ chức xã hội Quỹ

Viện nghiên cứu, trường đại học Các tổ chức khác

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Bảng 2.4: Nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ tại LB Nga giai đoạn 2000-2014

Nguồn: Rosstat

 Cơ sở hạ tầng NC&PT

LB Nga trong thời gian gần đây luôn chú trọng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ. Một trong những chỉ số minh chứng cho nhận định trên được thể hiện trên giá trị của các công cụ chính, các thiết bị và máy móc được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng. Theo số liệu Rosstat, năm 2014 máy móc và trang thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ứng dụng khoa học là 541,6 tỷ rub, tăng 16% so với năm 2013. Trong đó, phần lớn giá trị trang thiết bị tập trung vào hoạt động NC&PT, giáo dục đại học và công nghiệp chế biến.

Năm 2010 Chính phủ Nga đã thành lập Thành phố Đổi mới sáng tạo Skolkovo (được coi như Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ) trong đó cung cấp ưu đãi cho việc thành lập chi nhánh tại nước ngoài. Để đầu tư cho Skolkovo đến năm 2020, Chính phủ Nga sẽ chi 125,2 tỷ rub từ ngân sách nhà nước. Thành phố ĐMST Skolkovo có tổng diện tích 25.000m2. Tại đây tập trung các công ty thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất trong lĩnh vực: IT, vũ trụ, công nghệ năng lượng, công nghệ hạt nhân, công nghệ sinh học và thiết kế mô hình thử nghiệm.

Năm 2000 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số người

(nghìn người)

887,7 813,2 801,1 761,3 742,4 736,5 735,5 726,3 727,0 732,3

Tỷ lệ nhà nghiên cứu/1000 việc làm

6,6 5,9 5,8 5,5 5,5 5,5 5,5 5,5 5,4 5,5

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

 Chính sách phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo

Chính phủ LB Nga luôn chú trọng phát triển KH&CN. Tại cuộc họp Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Thủ tướng Nga tuyên bố chính phủ Nga sẽ chi 315 tỷ rub đầu tư vào hoạt động NC&PT.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển KH&CN và ĐMST đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, năm 2011 Nga đã xây dựng “Chiến lược phát triển ĐMST quốc gia đến năm 2020” và “Chương trình phát triển khoa học và công nghệ quốc gia giai đoạn 2013- 2020”. Đây là những văn bản quan trọng điều tiết hoạt động ĐMST của Nga trong giai đoạn phát triển mới. Mục tiêu của các chương trình trên là nhằm mục đích hình thành lĩnh vực R&D có sức cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả và giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế Nga. Toàn bộ ngân sách chi tiêu cho “Chương trình phát triển khoa học giai đoạn 2013 -2020” là 1.603 tỉ rub và ngân sách bổ sung dự phòng là 603 tỉ rub.

Sắc lệnh của Tổng thống Nga số 899 ngày 7/7/2011 đã xác định ưu tiên phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật của LB Nga và đưa ra danh mục các lĩnh vực cần đặc biệt ưu tiên. Các lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm trong chính sách phát triển của LB Nga gồm 6 lĩnh vực sau:

- công nghệ thông tin và truyền thông - công nghệ nano

- sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khai thác khoáng sản hợp lý - công nghệ năng lượng

- công nghệ giao thông vận tải và vũ trụ - công nghệ phục vụ đời sống xã hội.

Huy động nguồn lực tư nhân đầu tư vào hoạt động R&D cũng là một trong những trọng tâm chính sách của LB Nga. Với lý do đó, đầu năm 2012 dự án IPOboard – sàn giao dịch công nghệ đã ra đời nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo tại đây. Tính đến nay, trên sàn giao dịch đã có 279 nhà đầu tư, bao gồm các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư tư nhân và 208 các công ty đổi mới sáng tạo. IPOboard cũng hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu của chính phủ Nga như: công ty cổ phần “RVK”, quỹ

“Skolkovo” hay công ty cổ phần “Rosnano”.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lĩnh vực đầu tƣ trên sàn IPOboard

Đơn vị tính: %

Nguồn: IPOboard

 Hiệu quả của các nghiên cứu KH&CN

Năm 2014, có 40181 công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nga được công bố trên các tạp chí thế giới, đứng thứ 15 trên thế giới về số lượng và thứ 19 về tần suất trích dẫn nguồn.

Từ năm 2000 đến năm 2014, số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế cho phát minh ở Nga tăng 40,5% (từ 28688 đến 40308).

Theo Scopus, đầu năm 2009 Viện Hàn lâm khoa học Nga (RAN) đứng thứ 3 trên thế giới về số lượng các ấn phẩm khoa học trong số 2080 tổ chức NC&PT tốt nhất trên thế giới.

Năm 2014, LB Nga xuất khẩu công nghệ 1279,2 triệu USD, nhập khẩu 2455,8 triệu USD. Như vậy, LB Nga đang nhập siêu về công nghệ. Tuy nhiên so với năm 2013, tình hình đã được cải thiện, khi xuất khẩu công nghệ tăng và nhập khẩu đã có chiều hướng giảm.

Công nghệ Internet CNTT và truyền thông Dự án xây dựng và khai khoáng

Công nghệ sinh học và y học Công nghệ vật liệu và công nghệ môi trường Công nghệ năng lượng An ninh và chống khủng bố Công nghệ hàng không – vũ trụ Công nghệ nano

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu xuất nhập khẩu công nghệ theo các nhóm nước Đơn vị tính: %

Nguồn: Rosstat

 Một số phát minh của các nhà khoa học LB Nga trong thời gian gần đây:

 Tháng 3/2016, Samsung đã mua lại 3 sáng chế của các nhà khoa học Nga về các cảm biến laze có tác dụng đo lường và kiểm tra các chỉ số sức khỏe con người như: đo nhịp tim, huyết áp, độ lưu thông máu, đo và phân tích trạng thái của da và đưa ra các cách thức điều trị phù hợp hoặc cảnh báo khi sắp có nguy cơ tai biến, đột quỵ. Thiết bị cảm biến này sẽ được cài đặt trên đồng hồ thông minh hoặc điện thoại Samsung.

Công nghệ thông tin: Theo thông tin từ nhà mạng lớn nhất tại Nga và các nước SNG – Megafon, năm 2018 nhân dịp World cup được tổ chức tại Nga, sẽ tiến hành triển khai, thử nghiệm và cung cấp dịch vụ công nghệ 5G. Để đảm bảo công việc triển khai theo đúng kế hoặch, Megafon đã ký kết biên bản ghi nhớ cùng hợp tác xây dựng hệ thống 5G thử nghiệm với hãng di động Huawei của Trung Quốc. Một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Hàn Quốc cũng đang tiến hành nghiên cứu công nghệ 5G. Nước Nga ngày này cũng không đứng ngoài cuộc đua này.

Xuất khẩu công nghệ Nhập khẩu công nghệ

Các nước SNG Các nước OECD Các nước khác

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Công nghệ nano: Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu lý sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga vừa công bố thiết bị lọc bụi thế hệ mới được cấu tạo từ các sợi chỉ nylon nano, có khả năng lọc được 98% bụi không khí, chắn hạt bụi với kích thước nhỏ hơn 1 micromet.

Y học: các chuyên gia nghiên cứu thuộc trường đại học quốc gia Tomsk đã phát minh một loại tia laser độc đáo dùng để cắt mô xương mà không làm cacbon hóa các mô sống xung quanh vị trí phẫu thuật. Mô sẽ không bị nóng quá 45 độ C. Trong khi các mô bị cacbon hóa và chết ở nhiệt độ 100 độ C.

Các nhà khoa học cần tìm ra kích thước bước sóng laser phù hợp nhất trong thao tác với các "vật liệu sống". Tại Hoa Kỳ, người ta cũng chế tạo hệ thống laser với tia hồng ngoại nhưng bất tiện sử dụng do khá cồng kềnh. Các chuyên gia TGU đã xử lý được vấn đề này bằng cách phát triển thiết bị laser trên muối stronti, giảm hàng trăm lần kích thước thiết bị so với của Mỹ, thậm chí có thể đặt trên bàn. Tia laser Tomsk sẽ tìm thấy ứng dụng trong các lĩnh vực phẫu thuật cấy ghép, phẫu thuật thần kinh và điều trị ung thư.

Gần đây, các nhà khoa học Nga đã phát minh ra thuốc điều trị viêm gan C hiệu quả Narlaprevir. Loại thuốc do Nga chế tạo thu được hiệu quả mới trong điều trị viêm gan C. Nếu như các loại thuốc cũ chỉ cho hiệu quả điều trị 50 – 70% và có tác dụng phụ, thì hiệu quả của loại thuốc mới này lên đến 85% và không có tác dụng phụ. Cho đến nay chưa có liệu pháp kết hợp nào thu được kết quả cao như vậy. Theo các chuyên gia từ châu Âu, Nga và Hoa Kỳ, tại một số nước, narlaprevir chiếm vị trí quan trọng trong các sản phẩm trực tiếp điều trị bệnh viêm gan C.

Thuốc sẽ được tung ra thị trường vào năm 2017.

Giao thông vận tải: Tháng 10/2015 các nhà phát triển Nga đã thử nghiệm thành công mẫu xe tải “Kamaz” không người lái. Đây là một dự án nghiên cứu hợp tác giữa công ty cổ phần Nhà máy ô tô “Kamaz”, Công ty “Cognitive Technologies” và trường đại học tổng hợp Công nghệ và Nghiên cứu Quốc gia Misis. Chiếc xe tải này có thể dừng lại khi gặp chướng ngại vật, ngoặt đột ngột và tránh va chạm vào người đi đường. Khác với các mẫu xe tự lái tương tự trên thế giới, chiếc xe này có thể di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù hay

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

tuyết rơi. Hiện tại, xe tải Kamaz không người lái có thể đạt tốc độ 60km/h, dự kiến xe tải kiểu mới có thể đạt tốc độ 80-90km/h.

Công nghệ vật liệu: Các nhà khoa học Nga đã tìm ra phương pháp để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. Đó là một loại sơn dựa trên dung môi thủy tinh lỏng biến hình – lớp phủ natri silicat hoặc kali mà khi khô cứng sẽ trở nên giống như thủy tinh. Ngoài ra còn có bột kẽm, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ kim loại khỏi ăn mòn. Ý tưởng áp dụng thủy tinh lỏng không phải là mới và đã được sử dụng để bảo vệ sắt không rỉ, nhưng công nghệ đó có nhiều bất cập. Tổng giám đốc của công ty "InnTehPro" Alexander Mikhailov cho biết:"Tất cả các loại sơn có trên thị trường bây giờ đều sử dụng dung môi hữu cơ và điều này không áp dụng được ở những nơi liên quan đến cháy, dầu mỏ, nước biển. Bí quyết của chúng tôi là làm thế nào để đưa kẽm vào kim loại mà không sử dụng dung môi hữu cơ... Đó là thủy tinh lỏng hòa tan trong nước". Loại sơn thủy tinh mới so với các vật liệu cũ thông thường có ưu điểm là không độc hại. Nó không tích lũy tĩnh điện, không phát tia lửa và có thể sử dụng trong ngành công nghiệp nhiên liệu. Hóa ra, công nghệ sản xuất của nó cũng khá đơn giản. Vấn đề ở đây là liều lượng chính xác của các thành phần và chất lượng của bột kẽm. Sau khi sơn, mặt kim loại cần bảo vệ được bao phủ bằng một màng mỏng bao gồm hạt thủy tinh cứng xen kẽ với các hạt kẽm. Ưu điểm của công nghệ này là ngay cả khi lớp bảo vệ bị phá hủy đáng kể thì gỉ vẫn không thể ăn mòn được kim loại. Nhờ phản ứng điện hóa giữa sắt và kẽm, kẽm hút phân tử oxy và ức chế quá trình oxy hóa của sắt. Một điều cũng quan trọng là lớp bảo vệ rất bền.

Như đã trình bày, độ dày lớp sơn mới từ 100 đến 200 micron có thể chống ăn mòn cho ít nhất là 20 năm, tối đa lên đến 50 năm. Công nghệ sản xuất sơn chống ăn mòn thân thiện với môi trường của Nga đã được các nhà sản xuất sơn hàng đầu như Hà Lan quan tâm.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH MỚI (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)