Thành tựu đạt được trong hoạt động hợp tác khoa học – công nghệ Việt Nam và Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH MỚI (Trang 61 - 72)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ

2.3.1. Thành tựu đạt được trong hoạt động hợp tác khoa học – công nghệ Việt Nam và Liên Bang Nga

Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam – Liên Bang Nga đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam. Thông qua nghiên cứu và tìm hiểu, tác giả nhận thấy những nét thành tựu nổi bật trong quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ giữa hai nước như sau:

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

2.3.1.1. Mở rộng về chủ thể tham gia hợp tác

Hợp tác KH&CN giữa hai nước ngày càng mở rộng trong thế kỷ XXI không chỉ ở cấp nhà nước, cấp Bộ mà còn giữa các địa phương, viện hàn lâm khoa học, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học của hai nước.

Năm 2000, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Sverdlov, LB Nga về kinh tế thương mại, khoa học công nghệ. Trên cơ sở đó, năm 2011 đoàn đại biểu tỉnh Sverdlov gồm 40 người đứng đầu các nhà máy, công ty thuộc nhiều lĩnh vực đã có chuyển thăm và làm việc tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Hai bên đã có trao đổi về triển vọng hợp tác tại các dựán khai thác titan và vonfram, cung cấp các thiết bị tiết kiệm năng lượng của Nga sang Việt Nam và đầu tư vào các ngành công nghệ cao.

Bên cạnh các Hiệp định về hợp tác cấp Nhà nước, cần phải kể đến các dự án hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu và các nhà khoa học của hai nước. Có thể kể đến sự hợp tác ngày càng chặt chẽ và đi vào chiều sâu giữa Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Khoa học LB Nga. Vào tháng 5/2012 tại Moscow đã diễn ra lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác 5 năm giai đoạn 2012-2017.

Bên cạnh đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu cấp viện, trường đại học được công bố, trong số đó là các đề tài như: “Phân tích hệ thống mô hình xã hội tại Việt Nam và LB Nga” năm 2011-2012 là công trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga và viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam;

đề tài “Kinh tế vùng Viễn Đông Nga và lao động nhập cư từ Trung Quốc và Việt Nam” năm 2010-2011; “So sánh điểm tương đồng và khác biệt của quá trình đổi mới tại LB Nga, Trung Quốc và Việt Nam” năm 2009-2010. Những đề tài trên đều đã đưa ra được các phân tích chi tiết và nêu bật được tình hình kinh tế- xã hội còn tồn tại ở hai nước, cũng như tình hình hợp tác, phát triển giữa Việt Nam và LB Nga.

Kể từ năm 2010, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga sẽ tổ chức hội thảo thường niên

“Việt Nam học. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” tại Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) cũng triển khai nhiều chương trình tăng cường hợp tác với Quỹ nghiên cứu cơ bản LB Nga (RFBR). Ngày 20/10/2015 Chủ tịch VAST đã có chuyến thăm và làm việc tại

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

RFBR. Đánh giá về kết quả hợp tác giữa VAST và RFBR trong 10 năm, từ năm 2007 đến năm 2015 đã có 376 đề xuất nhiệm vụ hợp tác với hơn 600 nhà khoa học Nga và gần 700 nhà khoa học Việt Nam tham gia, trong đó 93 đề xuất đã được hai bên thống nhất đưa vào cấp kinh phí thực hiện (chiếm 24,7% tổng số nhiệm vụ đề xuất). Số đề xuất tập trung vào các lĩnh vực toán học, vật lý, khoa học vật liệu, công nghệ thông tin, hóa học, công nghệ sinh học, địa chất, địa lý, vật lý địa cầu, khoa học công nghệ biển, công nghệ môi trường, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…

Thông qua chương trình hợp tác, VAST đã cử hơn 100 đoàn cán bộ sang học tập, trao đổi kinh nghiệm và làm quen với các thiết bị nghiên cứu tiên tiến của Liên bang Nga và đã đón hơn 70 đoàn các nhà khoa học Nga sang trao đổi, phối hợp thực hiện các nội dung nghiên cứu.Nhiều kết quả nghiên cứu đã được các nhà khoa học của VAST và RFBR công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín.Để tăng cường hợp tác và tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt Nam ngoài VAST cùng tham gia chương trình, hai bên đã thống nhất ký bản ghi nhớ mới vào năm 2016. Trong đó VAST sẽ là đầu mối kêu gọi và tài trợ cho các dự án phía Việt Nam, đồng thời cùng nhau tổ chức hội thảo khoa học quốc tế tại Việt Nam vào tháng 2 năm 2016 nhân dịp kỷ niệm 10 năm hợp tác khoa học giữa VAST và RFBR. Đoàn VAST và RFBR cũng đã thảo luận về việc mở rộng hợp tác đa phương và thống nhất cùng nhau trao đổi với Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác 3 bên. Phía RFBR cũng thông báo cho VAST về chương trình tài trợ ngắn hạn (6 tháng) của FRBR cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam (dưới 35 tuổi) sang làm việc tại các phòng thí nghiệm của Liên bang Nga. Chiều ngày 23/10/2014, hai bên đã ký Biên bản ghi nhớ về những công việc đã thảo luận, phê duyệt và đồng tài trợ cho 10 nhiệm vụ hợp tác song phương đưa vào thực hiện giai đoạn 2016-2017.

Hiện nay, KH&CN không chỉ là là lĩnh vực hợp tác giữa các viện nghiên cứu hay nhà khoa học mà còn thu hút sự quan tâm của giới doanh nghiệp hai nước.

Tháng 9 năm 2015, đoàn doanh nghiệp LB Nga hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cao đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm tăng cường hợp tác kinh doanh. Trong số các công ty tham dự chuyến công tác này, có thể kể đến những công ty như: Công ty Minskmetroproekt (chuyên thiết kế và xây dựng

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

tàu điện ngầm), công ty Uvicom (nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm y học như giấy lau cacbon, chất impalntat để thay thế dây chằng và gân), Dalstroimecanhizatsia (xây dựng cảng biển), công ty Nanoserv (cung cấp thiết bị công nghệ sinh học sử dụng vi khuẩn biến đổi gen để bảo dưỡng thiết bị điện). Theo bà Strozhaeva Lubov Victorovna, chủ nhiệm dự án hợp tác kinh tế “Nga – Việt Nam. Nền kinh tế mới”, các doanh nghiệp hàng đầu của Nga trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cao sẵn sàng chia sẽ với doanh nghiệp Việt Nam tất cả những thành tựu trong ngành công nghệ cao của Nga, đồng thời thành lập các xí nghiệp liên doanh tại Việt Nam để áp dụng và tiến hành chuyển giao công nghệ. Tiếp đó tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Nga: Hợp tác kinh tế trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu và Triển lãm Nga-Việt (Expo-Russia Vietnam) 2015 diễn ra 14/12/2015 đã ghi nhận sự tham gia của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cao. Cụ thể, các công ty về công nghệ vật liệu mới và công nghệ sinh học: Công ty Innovative Technologies (sản xuất vật liệu công nghệ cao trong bảo tồn nhiệt năng, chống thấm nước, chống ăn mòn kim loại và chống cháy), công ty NPK Medioparm (sản xuất các hợp chất hoạt tính ban đầu cho dược phẩm, thực phẩm và ngành công nghiệp mỹ phẩm).

2.3.1.2. Mở rộng về lĩnh vực hợp tác

Hợp tác KH&CN giữa hai nước ngày càng mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như công nghệ năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, khai thác dầu khí), công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải hay khoa học kỹ thuật quân sự. Nội dung hợp tác đa dạng, thiết thực hơn với nhu cầu phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội của hai nước.

Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến, trong đó cần phải kể đến ngành công nghiệp quốc phòng, thăm dò khai thác dầu khí,…Sau đây là những kết quả khả quan của một số ngành:

Công nghiệp quốc phòng: Điển hình là việc chuyển giao công nghệ và tài liệu kỹ thuật để Việt Nam tiến hành đóng tàu tại nhà máy Ba Son – CNQP 6 tàu tên lửa “Tia chớp” với sự hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên gia từ nhà máy Vympel của LB Nga. Tàu tên lửa “Tia chớp” là một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Do làm chủ được công nghệ và có nhiều hoạt

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

động đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất và thi công, nhà máy Ba Son đã tiết kiệm được cho nhà nước 300 tỷ đồng, trong đó đơn vị đã làm chủ được công nghệ đóng tàu nên đã giảm chi phí thuê chuyên gia gần 10 triệu USD.

Lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí: Quan hệ hợp tác trng lĩnh vực này thể hiện rõ nhất thông qua dự án liên doanh dầu khí Việt –Nga (Vietsopetro), liên doanh công ty Rusvietpetro. Với các liên doanh này, Liên Bang Nga đã giúp Việt Nam đào tạo trên 8000 cán bộ khoa học kỹ thuật (trong đó có hơn 500 người Nga) để phục vụ cho ngành dầu khí Việt Nam.

Trong số các lĩnh vực KH&CN có nhiều triển vọng phát triển phát triển và Nga sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam có thể kể đến:

Công nghệ sản xuất, lắp ráp ôtô:

Người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trước đã quá quen thuộc với những thương hiệu xe Nga như Lada, Dziguli, Volga, Moskvich, UAZ…Chất lượng của những loại xe này đã được kiểm chứng qua thời gian. Gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập Liên minh Kinh tế Á- Âu, nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn của LB Nga đã nhận định Việt Nam là một thị trường tiềm năng và có kế hoặch sẽ triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng LB Nga Medvedev vào tháng 4/2015, dự án lắp ráp ô tô tại Việt Nam đã được chính phủ hai nước thảo luận và khẳng định đó sẽ là một trong 17 dự án đầu tư ưu tiên giữa Nga và Việt Nam thời gian tới.

Hãng sản xuất xe tải lớn nhất LB Nga và thứ 11 trên thế giới KAMAZ đã có mặt tại thị trường Việt Nam. KAMAZ bắt đầu hợp tác với Việt Nam từ năm 1978, chỉ sau 2 năm kể từ khi thành lập. Sau năm 1990, do những thay đổi về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội tại Liên Xô nên việc hợp tác đã bị gián đoạn. Tuy nhiên, từ năm 2006 KAMAZ đã hợp tác cùng với Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) xây dựng nhà máy lắp ráp xe tải tại Việt Nam cũng như trung tâm sửa chữa và bảo dưỡng. Tổng số xe lắp ráp đến nay đã đạt hơn 2000 chiếc. Nhu cầu đối với loại xe tải này trên thị trường Việt Nam tất nhiên, không lớn bằng nhu cầu đối xe con hay xe du lịch, tuy nhiên doanh số bán ra trên thị trường

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

vẫn tăng trưởng ổn định. Hiện nay, KAMAZ và VINACOMIN đang thực hiện chương trình phát triển chế tạo ô tô tại Việt Nam cho đến năm 2020.

Việt Nam và LB Nga đã hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định hợp tác sản xuất tại Việt Nam. Nội dung cơ bản của Hiệp định bao gồm việc cac doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nga (UAZ, GAZ…) sẽ thành lập liên doanh sản xuất với đối tác Việt Nam để thực hiện sản xuất, lắp ráp ô tô tải, xe từ 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng khác tại Việt Nam. Theo dự kiến, liên doanh với Nga sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa là 25% vào năm 2020 đối với xe chuyên dụng, 30% đối với xe tải và xe địa hình, 35% đối với xe từ 10 chỗ trở lên; vào năm 2025 tỷ lệ nội địa hóa lần lượt sẽ là 40%, 45%, 45%.

Theo bài nghiên cứu “Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và LB Nga trong ngành công nghiệp ô tô” của trường đại học Viễn Đông Nga, các hãng sản xuất ô tô của Nhật Bản đang có ý định rời khỏi thị trường Việt Nam. Thay vào việc lắp ráp tại Việt Nam, họ sẽ nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan để giảm chi phí. Điều đó được giải thích bởi theo điều khoản của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) mà Việt Nam là thành viên, vào năm 2018, mức thuế 50% đánh vào xe nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống 0%. Có thể các đối tác liên doanh nước ngoài của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước sẽ ra đi. Cụ thể công ty liên doanh sản xuất ô tô Ngôi sao (Vinastar – Mitsubishi) đã giảm sản lượng xe lắp ráp xuống còn 100 xe/tháng, trong khi công suất có thể sản xuất được 400 xe/tháng.

Theo nhận định của các nhà nghiên cứu Nga, đây chính là thời điểm thích hợp để các hãng sản xuất xe hơi của Nga, trong đó có tập đoàn sản xuất ô tô “GAZ” hay

“AvtoVAZ” muốn gia nhập thị trường Việt Nam tìm kiếm đối tác để hợp tác sản xuất.

Theo ông Bùi Danh Liên, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, Việt Nam và LB Nga là bạn hàng truyền thống của nhau. “Liên Xô trước đây và Nga sau này đã giúp Việt Nam chế tạo vũ khí thì hẳn họ cũng ngại gì mà chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ cho Việt Nam. Có được công nghệ sản xuất động cơ là gần như giải quyết được vấn đề cơ bản của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”.

Công nghệ thông tin

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Công nghệ thông tin và truyền thông ra đời từ những năm 80, 90, phát triển như vũ bão những năm cuối thế kỷ XX và đã trở thành một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Kể từ năm 2008, LB Nga chính thức gia nhập thị trường mạng lưới viễn thông tại Việt Nam. Ngày 8/7/2008 công ty cổ phần Viễn Thông Di động Toàn cầu (Gtel Mobile) đã chính thức được thành lập dưới hính thức một công ty liên doanh giữa hai cổ đông là Tổng công ty viễn thông Toàn cầu (Gtel Corp) và Tập đoàn VimpelCom của LB Nga.

Vào tháng 11/2010 nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga Medvedev tới Việt Nam, Tập đoàn VNPT và Tập đoàn Alltech Telecom của LB Nga đã ký kết thỏa thuận hợp tác và thành lập liên doanh RusViet Telecom. Công ty RusViet Telecom hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, trong đó vốn của VNPT chiếm khoảng 51% với số vốn pháp định lên đến 1600 tỷ đồng. Tập đoàn Alltech sẽ tham gia đóng góp về mặt tài chính, kinh nghiệm quả lý, kinh doanh và công nghệ.

Công ty cung cấp các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là dịch vụ Internet băng rộng dựa trên công nghệ LTE. Trước khi thành lập liên doanh, Tập đoàn Alltech của LB Nga đã là đối tác của VNPT trong kế hoặch phát triển Dự án thử nghiệm hệ thống và dịch vụ 4G/LTE tại Việt Nam. Trạm BTS LTE đầu tiên đã được khánh thành tại Hà Nội vào 10/10/2010 với tốc độ truy cập Internet lên đến 60 Mbps.

Công nghiệp đóng tàu

Việt Nam và LB Nga có rất nhiều triển vọng hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực đóng tàu, bao gồm cả tàu dân sự và quân sự.

Theo TTXVN, tại triển lãm Hải quân quốc tế lần thứ 7 (IMDS 2015) diễn ra tại thành phố St.Peterburg của Nga, ông Vladimir Pepeljaev, Trưởng bộ phận đóng tàu quân sự của Trung tâm khoa học nhà nước mang tên viện sĩ Krylov, cho biết Nga và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực đóng tàu. Bời vậy, phía Nga sẵn sàng hỗ trợ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam nếu cần.

Triển lãm Vietship 2016, diễn ra tại Hà Nội từ ngày 24 -26/2 đã nhận được sự quan tâm rõ rệt từ phía các tập đoàn, công ty hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu của LB Nga. Theo Bộ Công thương LB Nga, tại triển lãm Vietship 2016, với sự

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

chứng kiến của Đại sứ Nga tại Việt Nam đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Cục Thiết kế Trung ương Nga mang tên Alekseev và công ty đóng tàu của Việt Nam. Theo đó, phía Nga sẽ chế tạo cho Việt Nam đội tàu cao tốc cánh ngầm dùng để chở khách trong 5 năm sắp tới.

Cũng nhân triển lãm Vietship 2016 đã diễn ra phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban hợp tác Liên chính phủ Nga – Việt về kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật.

Theo ông Maxim Kochetkov, Vụ trưởng Vụ công nghiệp đóng tàu và Kỹ thuật biển thuộc Bộ Công thương LB Nga, đồng chủ tịch Phân ban công tác về triển vọng hợp tác Nga – Việt trong lĩnh vực đóng tàu, trong những năm gần đây đã xuất hiện những điều kiện khách quan cho phép mở rộng đáng kể đối tượng hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực đóng tàu dân sự. Cụ thể, trong cuộc họp phân ban lần thứ 3 trước, diễn ra ngày 23/5/2014 đã thông qua biên bản về việc mở rộng khuôn khổ hợp tác giữa Cục Thiết kế Trung ương mang tên R.E.Alekseyev với Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) trong lĩnh vực chế tạo tàu khách cao tốc, nội địa hóa việc chế tạo tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu khoa học mang tên Krylov cùng Trung tâm công nghệ đóng và sửa chữa tàu đã tiến hành công việc sơ bộ để thực hiện các yêu cầu của phía Việt Nam về công nghệ tàu biển với mục tiêu đưa chúng đạt chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Ủy ban hợp tác còn tiến hành triển khai dự án thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học có bể thử tại Việt Nam.

Công nghệ môi trường

Biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trên toàn thế giới. Việc hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực công nghệ môi trường nhằm tìm ra các biện pháp chống biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam và LB Nga đã có những chương trình triển khai các dự án hợp tác trong lĩnh vực này.

Việt Nam luôn chú trọng phát triển quan hệ hợp tác với LB Nga. Điều đó được minh chứng bằng việc thành lập hợp tác khoa học Việt – Nga. Đây là một trung tâm riêng biệt thuộc Viện Công nghệ Môi trường chuyên hỗ trợ chuyển giao công nghệ của LB Nga vào Việt Nam. Theo báo cáo thành tựu nổi bật, Trung tâm đã thực hiện hỗ trợ chuyển giao thành công công nghệ tiên tiến của Viện Nghiên cứu Vật liệu Dệt Moscow cho Viện Công nghệ môi trường, chế tạo băng gạc bằng vật liệu

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH MỚI (Trang 61 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)